Kiến nghị đối với các cơ quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam 001 (Trang 75 - 76)

2.3.3 .2Chính sách dự phòng rủi ro

3 CHƯƠNG : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG

3.2 KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG

3.2.1 Kiến nghị đối với các cơ quản lý nhà nước

3.2.1.1Quốc hội và Chính Phủ cần ban hành và hoàn thiện khung pháp lý, chính sách về hoạt động xếp hạng tín nhiệm

Ngành xếp hạng tín nhiệm là một lĩnh vực hoạt động đặc thù và tương đối mới tại Việt Nam. Hiện nay, các quy định pháp lý ở Việt Nam chưa đủ để tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển. Cụ thể hành lang pháp lý hiện nay nếu chỉ để thành lập các tổ chức đánh giá xếp hạng tín nhiệm thì vẫn đảm bảo được theo các quy định như việc thành lập một doanh nghiệp thơng thường ( tùy theo loại hình thành lập) nhưng để hoạt động tốt thì có nhiều vấn đề cần quy định cụ thể hơn vì lĩnh vực này là tương đối nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến uy tín, quyền lợi, cũng như đến các vấn đề về bảo mật thông tin của các chủ thể tham gia.

Do đó, để ngành định mức tín nhiệm có thể phát triển bền vững và hoạt động của xếp hạng tín nhiệm của các Ngân hàng được chuyên nghiệp hơn thì nhất thiết cần phải có một khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của lĩnh vực này.

Điển hình như các luật điều chỉnh hiện đang áp dụng cho ngành xếp hạng tín nhiệm tại một số nước như sau :

- Tại Nhật Bản tuân theo sắc lệnh của Chính phủ về cung cấp thông tin;

- Tại Hàn Quốc theo Luật sử dụng và bảo vệ thơng tin tín dụng; Quy định về giám sát hoạt động kinh doanh thơng tin tín dụng;

- Tại Malaysia theo hướng dẫn về chào bán chứng khoán nợ tư nhân.

Và như vậy, chúng ta thấy các ngành xếp hạng tín nhiệm của các nước đều phải có một hay một số luật điều chỉnh liên quan đến cung cấp thơng tin, chứng khốn, tín dụng ... nhằm hỗ trợ cho ngành xếp hạng tín nhiệm của các quốc gia này.

Việc xây dựng khung pháp lý có tính khả thi đối với hoạt động của ngành xếp hạng tín nhiệm nhất thiết phải dựa trên những nguyên tắc sau :

- Phải có một cơ quan nhà nước giữ vai trò quyết định trong việc quản lý, giám sát và thanh tra hoạt động của các Cơng ty xếp hạng tín nhiệm ( CRA ) cũng như Ngân hàng.

- Khung pháp lý được xây dựng phải đảm bảo được tính hiệu quả, quản lý tập trung thống nhất tạo điều kiện cho ngành xếp hạng tín nhiệm phát triển lành mạnh, đảm bảo quyền lợi của các chủ thể tham gia nhưng cũng phải đảm bảo tính độc lập khách quan trong công tác xếp hạng tín nhiệm của các Cơng ty xếp hạng tín nhiệm ( CRA ) và các Ngân hàng.

- Khung pháp lý về tổ chức và hoạt động của xếp hạng tín nhiệm ở Việt Nam phải có những điều khoản tạo sự thuận lợi để các doanh nghiệp, các tổ chức cũng như các chủ thể tham gia thấy được những ưu điểm, tác dụng khi sử dụng các dịch vụ xếp hạng tín nhiệm.

- Tham khảo và vận dụng những kinh nghiệm về lý thuyết và thực tiễn xếp hạng tín nhiệm của thế giới một cách linh hoạt phù hợp điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam 001 (Trang 75 - 76)