2.3.3 .2Chính sách dự phòng rủi ro
3 CHƯƠNG : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
3.2 KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
3.2.2.4 Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá suy giảm khả năng trả nợ đối với khách
hàng khơng đủ điều kiện xếp hạng
• Mục đích: việc bổ sung bộ chỉ tiêu đánh giá khả năng suy giảm đối với doanh
nghiệp mới hoạt động :
- Đánh giá rủi ro trong vận hành của doanh nghiệp mới hoạt động để nhận định xu hướng suy giảm
- Kết quả của việc đánh giá sẽ được sử dụng để hỗ trợ việc xếp hạng các doanh nghiệp mới hoạt động và chưa có báo cáo tài chính
• Đối tượng áp dụng:
- Khách hàng khơng có đủ Báo cáo tài chính 02 năm liên tục
- Khách hàng không thuộc một trong các loại sau: âm vốn chủ sở hữu và lỗ trong năm tài chính gần nhất; có nợ q hạn trên 360 ngày; khách hàng chỉ có các khoản vay bằng nguồn vốn uỷ thác.
• Phương pháp chấm điểm :
- Để xác định kết quả phân loại của các khách hàng, căn cứ vào:
Phân loại nợ khách hàng theo: Tuổi nợ, tình hình cơ cấu nợ tại thời điểm đánh giá ( Điều 6 – Quyết định 493 và Điều 6 – Quyết định 18)
Xác định mức điểm suy giảm của doanh nghiệp
Mức điểm suy
giảm = Tổng điểm hoạt động kinh doanh x Hệ số rủi ro 1 x Hệ số rủi ro 2
- Đánh giá trên nguyên tắc suy giảm qua đánh giá các yếu tố rủi ro trong hoạt động kinh doanh
- Tổng điểm về hoạt động kinh doanh của DN được đánh giá từ 4 nhóm chỉ tiêu: Đánh giá cách vận hành doanh nghiệp
Đánh giá phương án kinh doanh
Đánh giá rủi ro từ yếu tố thị trường Đánh giá rủi ro từ yếu tố tài chính
- Hệ số rủi ro 1 được đánh giá trên lý lịch tư pháp của người đứng đầu Doanh
Chỉ tiêu Hệ số Diễn giải
100% Lý lịch tư pháp tốt, hiện khơng có tiền án tiền sự
40% Đang là đối tượng nghi vấn pháp luật Lý lịch tư pháp của người
đứng đầu Doanh nghiệp
20% Đang bị pháp luật truy tố
- Hệ số rủi ro 2 được đánh giá trên các sự kiện bất thường có ảnh hưởng đến tính khả thi của phương án (ví dụ: tai nạn lao động, cháy, nổ, lụt, v.v.)
Chỉ tiêu Hệ số Diễn giải
100%
Tính khả thi của phương án chưa bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất thường nào hoặc chưa có sự kiện bất thường nào
60% Tính khả thi của phương án đang bị ảnh hưởng bợi sự kiện bất thường Các sự kiện bất thường có
ảnh hưởng đến tính khả thi của phương án (ví dụ: tai nạn lao đông, tai nạn cơng trình, cháy, nổ, lụt, v.v.)
20%
Phương án kinh doanh hoàn toàn khơng cịn khả thi do ảnh hưởng của sự kiện bất thường
• Các chỉ tiêu đánh giá :
Nhóm chỉ tiêu đánh giá cách vận hành của doanh nghiệp ( 6 chỉ tiêu).
+ Tính hiệu quả trong tổ chức thực hiện và giám sát dự án
- Đánh giá tính hiệu quả trong tổ chức, quản lý và điều hành các dự án đối với doanh nghiệp vay trung, dài hạn và tính hiệu quả trong quản lý và dự phóng nguồn thu và nguồn chi
- Đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:
Doanh nghiệp đã có các bộ phận chuyên trách quản lý chi phí, lịch trình thực hiện và chất lượng thực hiện của dự án chưa?
Hiệu quả hoạt động của bộ phận quản lý dự án?
Doanh nghiệp có lập báo cáo dự phóng các nguồn thu/ chi và quản lý luồng tiền hiệu quả khơng?
Cán bộ tín dụng có thể xem xét đến báo cáo phân tích tuổi nợ của các khoản phải thu để đánh giá tính hiệu quả trong quản lý nguồn thu.
+ Mức độ bảo hiểm tài sản
- Khả năng duy trì hoạt động nếu có rủi ro xảy ra với doanh nghiệp, mức độ tổn thất có thể xảy ra ảnh hưởng đến tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Đánh giá trên: Tổng số tiền bảo hiểm từ các Hợp đồng bảo hiểm/ Tổng giá trị tài sản chịu rủi ro của doanh nghiệp (%). ( Tổng số tiền bảo hiểm : tổng số tiền tối đa sẽ được bồi thường từ các Hợp đồng bảo hiểm ).
- Tổng giá trị tài sản chịu rủi ro của doanh nghiệp: Được xác định bằng tổng giá trị của tài sản cố định (giá trị cịn lại, khơng bao gồm giá trị cịn lại của tài sản cố định vơ hình) và giá trị hàng tồn kho.
+ Tính hợp lý của các khoản chi tiêu của doanh nghiệp
- Đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Các khoản chi phí trong năm của doanh nghiệp không vượt quá hạn mức và trong kế hoạch tài chính đã được phê duyệt bởi Ban lãnh đạo doanh nghiệp vào đầu năm. Trong năm, doanh nghiệp tuân thủ kế hoạch tài chính đã đặt ra nhằm đạt mục tiêu về lợi nhuận, doanh thu, chi phí
+ Khối lượng dự kiến của phương án kinh doanh so với năng lực
- Các khoản chi phí trong năm của Doanh nghiệp không vượt quá hạn mức và trong kế hoạch tài chính đã được phê duyệt bởi Ban lãnh đạo doanh nghiệp vào đầu năm. Trong năm, doanh nghiệp tuân thủ kế hoạch tài chính đã đặt ra nhằm đạt mục tiêu về lợi nhuận, doanh thu, chi phí.
- Năng lực sản xuất/ tiêu thụ bình thường của doanh nghiệp: Được xác định bằng công suất thiết kế trong việc sản xuất của doanh nghiệp hoặc bình quân thị phần của doanh ngiệp trên thị trường trong việc tiêu thụ sản phẩm. Trong trường hợp doanh nghiệp vay dự án chưa đi vào hoạt động, Cán bộ tín dụng cần đánh giá cơng suất thiết kế đang được triển khai với khối lượng dự kiến của phương án kinh doanh
+ Đánh giá của Cán bộ tín dụng về mức độ nghiên cứu khảo sát thị trường
về sản phẩm đầu ra của phương án kinh doanh
- Đánh giá mức độ thông hiểu nhu cầu và thị trường của sản phẩm đầu ra để đảm bảo tính khả thi của phương án kinh doanh.
+ Mạng lưới thu mua và tiêu thụ sản phẩm:
- Đánh giá khả năng tiếp nhận các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
- Đánh giá dựa trên các thông tin sau:
Phương thức thu mua và tiêu thụ của doanh nghiệp;
Các kênh thu mua và phân phối sản phẩm, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp
Nhóm chỉ tiêu: Đánh giá khả năng suy giảm của phương án kinh doanh ( 7 yếu tố)
+ Khả năng sinh lời của phương án kinh doanh/dự án tại thời điểm hiện tại
khi sản lượng tiêu thụ dự kiến thay đổi
- Đánh giá lại lợi nhuận của phương án kinh doanh/ dự án trong năm tới khi sản lượng tiêu thụ giảm 10%
+ Khả năng sinh lời của phương án kinh doanh/dự án tại thời điểm hiện tại
khi giá tiêu thụ dự kiến thay đổi
- Đánh giá lại lợi nhuận của phương án kinh doanh/ dự án trong năm tới khi giá cả sản phẩm giảm 10%
+ Tỉ suất sinh lời của phương án kinh doanh
- Xác định bằng công thức: lợi nhuận sau thuế tính trên thời gian 1 năm/ vốn tự có tham gia dự án
- Đối với dự án/phương án vay vốn chưa đủ 1 năm hoặc chưa có doanh thu, lợi nhuận được tính trên phương án do Doanh nghiệp xây dựng
+ Mức độ quan tâm của doanh nghiệp cho xây dựng thương hiệu và mạng
- Đánh giá dựa trên các căn cứ sau:
Tính khả thi về mục tiêu, kế hoạch kinh doanh Công tác tiếp thị, quảng bá hình ảnh
Dịch vụ chăm sóc khách hàng hiện tại; Giá cả cạnh tranh của hộ kinh doanh; Chất lượng sản phẩm dịch vụ hiện tại.
+ Lợi thế vị trị kinh doanh.
- Đánh giá các ưu thế của doanh nghiệp so với doanh nghiệp khác cùng ngành, qua đó thể hiện khả năng phát triển của doanh nghiệp
- Đánh giá dựa trên các chỉ tiêu:
Lợi thế về công nghệ Lợi thế vốn,
Lợi thế kỹ năng, chiến lược kinh doanh, năng lực quản lý, khả năng thích ứng với biến động thị trường
Lợi thế về vị trí kinh doanh (gần nguồn tiêu thụ, chi phí đầu tư thấp)
+ Quan hệ với các nhà cung cấp yếu tố đầu vào
+ Quan hệ với các đối tác mua hàng
Nhóm chỉ tiêu: Đánh giá rủi ro từ thị trường (12 chỉ tiêu)
+ Thị hiếu của khách hàng về loại sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp cung cấp
- Đánh giá tiềm năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
+ Khả năng cạnh tranh của sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp tại thời
điểm đánh giá
- Đánh giá mức độ cạnh tranh của sản phẩm về đặc tính, giá cả...
+ Khả năng sản phẩm của doanh nghiệp bị thay thế bởi các "sản phẩm thay
thế" tại thời điểm đánh giá
- Đánh giá khả năng mất hoàn toàn thị phần do sản phẩm khơng cịn phù hợp với thị hiếu và bị thay thế bằng một sản phẩm khác
- Đánh giá tiềm năng phát triển của sản phẩm trong tương lai thông qua việc xác định giai đoạn
+ Xu hướng biến động giá sản phẩm của phương án kinh doanh trên thị
trường trong 12 tháng vừa qua
- Đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp do biến động của giá thị trường của sản phẩm.
- Lấy giá thị trường cao nhất và thấp nhất cho sản phẩm dự kiến trong vòng 1 năm gần đây. Mức độ biến động được tính bằng ( giá cao nhất – giá thấp nhất )/giá thấp nhất.
+ Biên độ biến động giá cả của nguyên vật liệu, sản phẩm đầu vào trong 12
tháng vừa qua
- Đánh giá tính ổn định của nguồn nguyên liệu đầu vào, ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định giá bán của sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp
Cách thức xác định biến động giá cả của nguyên liệu:
Lấy giá thị trường cao nhất và thấp nhất cho nguồn nguyên liệu đầu vào trong vòng 1 năm gần đây. Mức độ biến động được tính bằng (giá cao nhất – giá thấp nhất)/giá thấp nhất.
+ Dự kiến biến động giá cả thị trường trong kỳ kinh doanh sắp tới
+ Ảnh hưởng của tình hình chính trị và chính sách của nhà nước đối với
doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá
+ Biến động của tỷ giá hối đoái
+ Biến động của lãi suất
+ Giai đoạn phát triển của nền kinh tế tại thời điểm đánh giá
+ Tình trạng nguồn cung cầu của thị trường lao động tại thời điểm đánh giá
Nhóm chỉ tiêu: Đánh giá rủi ro từ yếu tố tài chính
+ Tỷ lệ vốn tự có tham gia vào phương án kinh doanh
- Đánh giá mức độ tự tài trợ của DN đối với dự án.
- Tính bằng cơng thức: Vốn tự có tham gia vào phương án kinh doanh/Tổng vốn đầu tư vào phương án.
+ Khả năng trả nợ gốc trong năm tới
- Đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp từ nguồn thu dự kiến của doanh nghiệp trong năm tới
- Xác định bằng công thức: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh/ Tổng vốn vay đến hạn trả dự kiến trong năm tới
+ Tỷ trọng doanh số tiền về tài khoản tại Ngân hàng so với doanh số cho vay
tại Ngân hàng ( trong 12 tháng qua )
+ Nguồn trả nợ của khách hàng theo đánh giá của cán bộ tín dụng trong
q tới
• Kết quả phân loại khách hàng sẽ được áp dụng theo Ma trận suy giảm
Mức điểm suy giảm Phân loại theo
Điều 6 100 – 75 Dưới 75 - 60 Dưới 60 - 45 Dưới 45 - 0
Nhóm 1 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Nhóm 2 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5
Nhóm 3 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 5
Nhóm 4 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 5 Nhóm 5
Nhóm 5 Nhóm 5 Nhóm 5 Nhóm 5 Nhóm 5