Tổng cục thống kê cần xây dựng các chỉ tiêu về trung bình ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam 001 (Trang 76)

2.3.3 .2Chính sách dự phòng rủi ro

3 CHƯƠNG : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG

3.2 KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG

3.2.1.2 Tổng cục thống kê cần xây dựng các chỉ tiêu về trung bình ngành

Các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành là tiêu chuẩn rất quan trọng trong đánh giá xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại. Thông qua số liệu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, Ngân hàng thương mại sẽ tiến hành phân tích và so sánh với các chỉ tiêu trung bình ngành để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt hay xấu. Tuy nhiên, thực tế thì đến nay vẫn chưa có cơ quan nào thực hiện nghiên cứu thống kê đầy đủ và có độ tin cây cao về các chỉ số tài chính trung bình ngành để làm tiêu chuẩn trong phân tích đánh giá tình hình tài chính cũng như phục vụ công tác đánh giá xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp, và như vậy các Cơng ty định mức tín nhiệm ( CRA ) và Ngân hàng cũng khơng thể có đầy đủ dữ liệu để đưa ra những đánh giá có độ tin cậy cao cho các chủ thể tham gia xếp hạng tín nhiệm.

chỉ tiêu trung bình ngành để có thể cung cấp các chỉ tiêu trung bình ngành có độ tin cậy cao. Điều này không những tạo thuận lợi cho các Ngân hàng thương mại và các Công ty xếp hạng tín nhiệm (CRA) trong cơng tác phân tích xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp mà còn giúp các doanh nghiệp tự định hướng điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và cân đối tình hình tài chính của mình cho phù hợp và hiệu quả hơn.

3.2.1.3 Tăng cường hiệu quả cung cấp thông tin từ Trung tâm thơng tin tín dụng – Ngân hàng Nhà nước ( CIC ).

Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) là tổ chức sự nghiệp nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực thơng tin tín dụng được Ngân hàng Nhà nước giao toàn quyền thu thập, phân tích và cung cấp thơng tin hạn mức tín dụng của các doanh nghiệp trong nước. Trung tâm CIC hiện đang có trong tay trên 2 triệu hồ sơ doanh nghiệp cùng ngân hàng dữ liệu với quy mô khá lớn của các đối tác nước ngoài. Đây là một kênh cung cấp thông tin rất quan trọng cho các NHTM trong đánh giá rủi ro tín dụng khách hàng. Tuy nhiên thực tế thời gian qua nguồn thông tin mà Trung tâm CIC cung cấp cho các NHTM còn khá đơn điệu và chỉ mới có tác dụng thống kê, số liệu do một số Ngân hàng cung cấp chưa cập nhật kịp thời nên đã không đáp ứng được nhu cầu về cảnh báo rủi ro trong công tác đánh giá xếp hạng tín nhiệm của các NHTM.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng của các ngân hàng và TCTD hoạt động cung cấp thông tin của Trung tâm CIC cần được phát triển tương xứng. Trong đó, phải chú trọng nâng cao năng lực công nghệ. Một số giải pháp trước mắt và lâu dài cho vấn đề này như sau :

- Nghiên cứu để xây dựng chương trình phần mềm chung để cập nhật thông tin từ các TCTD, chi nhánh TCTD cho NHNN. Hiện nay, tuỳ theo việc áp dụng công nghệ của từng TCTD mà có nhiều chương trình báo cáo khác nhau nên chưa đảm bảo chuẩn chung và khơng bảo đảm an tồn chính xác đối với thông tin đầu vào. - Nâng cấp một số chương trình phần mềm tại CIC phục vụ việc kiểm tra thông tin đầu vào, so sánh, đối chiếu, xử lý thông tin trước khi cập nhật như : chương trình

tự động trả lời thơng tin; chương trình phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp; chương trình theo dõi việc báo cáo thông tin của các TCTD...

- Việc tổ chức một mạng lưới rộng rãi để đáp ứng việc thu thập và cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng trong việc khai thác thơng tin thì yếu tố bảo mật phải được quan tâm thích đáng. Bên cạnh các thuận lợi của việc tổ chức mạng lưới rộng như vậy thì các nguy cơ tiềm ẩn từ bên ngồi ln rình rập. Chính vì vậy ngồi việc trang bị hệ thống bảo mật để ngăn chặn các truy cập bất hợp pháp cũng là một vấn đề cần phải đặt lên hàng đầu.

- Cần phải từng bước nâng cấp hoặc trang bị mới các hệ thống máy chủ và thiết bị để đáp ứng yêu cầu của việc tăng trưởng dữ liệu trong nghiệp vụ thơng tin tín dụng và cập nhật cơng nghệ phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ và của ngành.

- Việc xây dựng hệ thống thông tin của nghiệp vụ thơng tin tín dụng, đặc biệt là kho dữ liệu không phải chỉ trong một thời gian ngắn mà là một quá trình qua nhiều năm. Chính vì vậy việc xây dựng hệ thống dự phòng cho hoạt động thơng tin tín dụng để phịng tránh các thảm hoạ có thể xảy ra, đảm bảo an toàn cho hệ thống thơng tin tín dụng là hết sức cần thiết.

3.2.1.4 Bộ tài chính cần hồn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế quốc tế

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) tuy cũng được xây dựng dựa trên hệ thống chuẩn mực kế tốn quốc tế ( IAS) tuy nhiên vẫn cịn nhiều điểm khác biệt ảnh hưởng đến công tác đánh giá xếp hạng doanh nghiệp và do vậy cần được bổ sung chỉnh sửa như :

- Theo IAS thì giá trị tài sản được ghi nhận theo giá thị trường, còn theo VAS giá trị tài sản lại được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc, do đó, các doanh nghiệp Việt Nam - đặc biệt là các doanh nghiệp quốc doanh - thường được định giá thấp hơn giá thị trường khi tiến hành các đánh giá liên quan đến vấn đề sở hữu quyền sử dụng đất tập thể, đất của Nhà nước...

- Tỷ giá hối đoái được sử dụng trong các giao dịch bằng ngoại tệ thì IAS thường sử dụng tỷ giá tại ngày lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, hoặc có thể sử dụng tỷ giá trung bình xấp xỉ bằng tỷ giá thực tế. Trong khi VAS thì sử dụng tỷ giá hối đối tại thời điểm phát sinh giao dịch.

- Đối với các khoản lỗ của hợp đồng có thể dự đốn được thì theo IAS nếu tổng chi phí của hợp đồng có thể vượt quá tổng doanh thu của hợp đồng thì khoản lỗ dự tính cần được ghi nhận ngay. Trong khi VAS thì khơng đề cập vấn đề này.

- Việc xử lý chênh lệch đánh giá lại tài sản thì theo IAS khi việc đánh giá lại làm tăng giá trị tài sản, thì số chênh lệch giá này cần được ghi tăng khoản mục thặng dư đánh giá lại (phần nguồn vốn), trừ trường hợp chính tài sản này trước đó đã được đánh giá giảm mà số chênh lệch giảm đó đã được ghi vào chi phí thì số đánh giá tăng lần này cần được ghi nhận là thu nhập. Khi đánh giá lại làm giảm giá trị tài sản thì số chênh lệch giá vượt q số có thể ghi giảm vào khoản mục thặng dư đánh giá lại (là số hiện đang ghi nhận là thặng dư đánh giá lại của cùng tài sản) cần được ghi nhận là chi phí. Trong khi VAS lại khơng đề cập vấn đề này.

- Sự giảm giá trị tài sản thì theo IAS khi giá trị có thể thu hồi được giảm xuống thấp hơn giá trị còn lại, thì giá trị cịn lại cần được điều chỉnh giảm xuống mức giá trị có thể thu hồi được. Phần điều chỉnh giảm vượt quá số hiện đang ghi trên khoản mục thặng dư đánh giá lại của chính tài sản đó, cần được ghi nhận là chi phí. Khi tình huống dẫn đến việc ghi giảm giá trị tài sản khơng cịn hiện hữu và chắc chắn sẽ xuất hiện các điều kiện mới, cần ghi nhận một khoản dự phòng tăng giá tài sản. Tuy nhiên, khoản dự phòng ghi tăng này cần được giảm trừ số khấu hao đáng lẽ đã được trích nếu trước đó khơng ghi giảm giá trị tài sản. Trong khi VAS thì khơng đề cập vấn đề này.

3.2.1.5 Có các quy định nhằm cải thiện tính minh bạch trong báo cáo tài chính

của doanh nghiệp

Hiện nay nhiều doanh nghiệp không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định trong việc hạch toán sổ sách, chứng từ kế toán ( Vd : mua - bán hàng hóa

DN đủ BCTC 2 năm DN chưa đủ BCTC 2 năm Chấm theo bộ chỉ tiêu Suy giảm Xác định ngành kinh tế Xác định Chấm theo bộ chỉ tiêu DN hiện tại Chấm theo bộ chỉ tiêu DN quy mô nhỏ DOANH NGHIỆP TỔNG HỢP ĐIỂM VÀ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG

hàng tồn, các khoản phải thu ...) . Mà nguyên nhân chủ yếu là do công tác kiểm tra

xử lý các trường hợp vi phạm chưa được thực hiện thường xuyên và nghiêm khắc. Để doanh nghiệp chấp hành chế độ kế toán thống kê nghiêm chỉnh thì cơng tác kiểm tra của các cơ quan chức năng cần phải thường xuyên hơn, cũng như việc xử lý vi phạm cần được thực hiện nghiêm khắc hơn.

Ngoài ra, để tăng cường tính minh bạch về tình hình tài chính các doanh nghiệp thì Ngân hàng nhà nước cũng có thể ban hành quy định yêu cầu các doanh nghiệp khi vay vốn thì báo cáo tài chính bắt buộc phải thơng qua kiểm toán độc lập.

3.2.2 Giải pháp cụ thể đối với Hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ của BIDV

- Chỉnh sửa hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện tại theo hướng điều chỉnh, bổ sung một số ngành nghề và chỉ tiêu phi tài chính cho phù hợp tình hình thực tế. - Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp có quy mơ nhỏ theo hướng giảm tỷ trọng phi tài chính và xây dựng bộ chỉ tiêu phù hợp với đặc điểm kinh doanh của loại hình doanh nghiệp này.

- Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá suy giảm khả năng trả nợ đối với khách hàng không đủ điều kiện xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

3.2.2.1 Điều chỉnh, bổ sung một số ngành nghề kinh doanh

- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV hiện đã xây dựng được 35 bộ chỉ tiêu tương ứng với 35 ngành nghề kinh tế. Tuy nhiên, qua thực hiện công tác xếp hạng vẫn còn thiếu một số ngành nghề kinh doanh của khách hàng đang quan hệ tín dụng tại BIDV có dư nợ lớn nhưng chưa có bộ chỉ tiêu xếp hạng dẫn đến việc đánh giá xếp hạng khách hàng gặp nhiều khó khăn và khơng phù hợp tình hình thực tiễn. Do đó, BIDV cần mở rộng thêm các ngành kinh tế đối với các khách hàng này, cụ thể nên bổ sung thêm các ngành mới như sau :

• Ngành chế biến nơng sản

• Ngành sản xuất giấy, bao bì và nilon

• Chế biến thức ăn chăn ni

• Ngành cho th máy móc thiết bị thi cơng cơng trình.

3.2.2.2 Điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính

Nhóm các chỉ số về lưu chuyển tiền tệ :

Dòng tiền từ HĐKD Chỉ số dòng tiền hoạt động =

Nợ ngắn hạn

Chỉ số này cho biết khả năng thanh khoản (bằng tiền thực) của một Doanh nghiệp trong ngắn hạn.

( Dòng tiền từ HĐKD + khấu hao ) Chỉ số dòng tiền tái đầu tư =

(Tổng TS dài hạn+Vốn lưu động thuần+ khấu hao)

Chỉ số này cho biết khả năng tái đầu tư của dòng tiền vào tài sản dài hạn và nguồn vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.

( Dòng tiền từ HĐKD – cổ tức giữ lại ) Dòng tiền trên mỗi cổ phần =

Số cổ phần hiện hữu

Chỉ số này cho biết thu nhập đem lại thực tế được chia từ mỗi cổ phần ( sau khi đã trừ phần cổ tức giữ lại).

Giá cổ phiếu Giá trị dòng tiền =

Chỉ tiêu này giúp so sánh và đánh giá giá trị cổ phần của các cơng ty trong cùng một ngành.

Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ (của năm tài chính gần nhất):

- Đánh giá chất lượng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ về khả năng tạo ra tiền mặt của doanh nghiệp, và sự ổn định của dòng tiền của doanh nghiệp.

- Chuyên viên tín dụng cần yêu cầu doanh nghiệp cung cấp báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đánh giá chất lượng và cơ cấu luồng tiền thuần trong kỳ qua so sánh luồng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh với hoạt động tài chính và đầu tư. - Trong trường hợp doanh nghiệp không lập báo cáo, BIDV cần cung cấp mẫu biểu để có thể tạo ra báo cáo lưu chuyển tiền tệ ngắn từ số liệu bảng cân đối và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thiện chí trả nợ của khách hàng theo đánh giá của cán bộ tín dụng

- Đánh giá mức độ hợp tác, tính chủ động và khả năng trả nợ của khách hàng trong việc thực hiện các cam kết trả nợ.

- Việc đánh giá chủ yếu dựa trên lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng, thời gian và thái độ trong việc thực hiện các cam kết trả nợ.

Tỷ trọng doanh số tiền về ngân hàng BIDV so với doanh số cho vay tại BIDV trong 12 tháng qua

- Đánh giá tính cân đối của doanh số chuyển qua BIDV với tỷ trọng tài trợ vốn của BIDV.

- Chú ý: Một số trường hợp đăc biệt như khách hàng vay đầu tư trung dài hạn

đang trong thời gian ân hạn hoặc khách hàng không vay chỉ trả nợ được chấm tối đa (100%).

Mức độ ổn định của thị trường đầu ra

- Chỉ tiêu này giúp Chuyên viên quan hệ khách hàng nhận định được xu hướng phát triển của doanh nghiệp và rủi ro tiềm tàng bị thu hẹp về hoạt động quy mô của doanh nghiệp (nhu cầu của thị trường về sản phẩm của doanh nghiệp).

Thống kê số lượng sản phẩm tiêu thụ, dịch vụ cung cấp qua các thời kỳ ; Danh sách khách hàng qua các năm ;

Công tác quảng cáo, tiếp thị của doanh nghiệp Chính sách dịch vụ sau bán hàng.

ROE bình quân của Doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất

- Đánh giá khả năng sinh lợi, tính ổn định và dự đoán xu hướng phát triển của doanh nghiệp.

- Cơng thức tính:

ROE bình qn của Doanh nghiệp trong 03 năm gần nhất =

Trung bình cộng của ROE của 03 năm gần nhất

- Chú ý : nên xây dựng các bộ chỉ tiêu tương ứng với mỗi quy mơ lớn, trung bình, nhỏ khác nhau.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu quý đánh giá so với quý cùng kỳ năm trước

của doanh nghiệp

- Đánh giá tốc độ tăng trưởng về mặt doanh thu của doanh nghiệp. Do việc xếp hạng tín dụng được thực hiện theo quý, chỉ tiêu này sẽ giúp Cán bộ tín dụng nắm bắt chặt chẽ hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá.

- Cơng thức tính:

( DT quý này – DT quý cùng kỳ năm trước) x 100% Tốc độ tăng trưởng

doanh thu quý đánh giá so với quý cùng kỳ

năm trước

=

Doanh thu quý cùng kỳ năm trước.

- Chú ý : Chỉ tiêu này cũng phải được phân định theo các quy mô khác nhau

- Thơng tin có thể thu thập từ các tài liệu sau:

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp ( tháng, quý, năm );

Báo cáo tài chính nhanh ( trường hợp doanh nghiệp khơng có báo cáo tài chính đầy đủ theo quý );

Sổ cái tài khoản doanh thu của doanh nghiệp hoặc các nguồn khác…

Một số chỉ tiêu đặc trưng ngành

- Số năm hoạt động của nhà máy tính đến thời điểm hiện tại ( áp dụng cho

- Đánh giá về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, chỉ tiêu này chỉ áp dụng cho các ngành Chăn nuôi; Đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản; Sản xuất, chế biến lương thực thực phẩm.

- Công suất sử dụng phịng bình qn so với thiết kế trong 12 tháng vừa qua, chỉ tiêu này chỉ áp dụng cho ngành Dịch vụ lưu trú và ăn uống

3.2.2.3Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá đối với nhóm khách hàng có quy mơ nhỏ

Mục đích :

- Đáp ứng yêu cầu đánh giá chất lượng tín dụng đối với đối tượng khách hàng có đặc trưng riêng như: quy mô hoạt động nhỏ và báo cáo tài chính có độ chính xác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam 001 (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)