Tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015 (Trang 30 - 33)

1.4. Tác động của chế độ tỷ giá hối đoái đối với phát triển kinh tế

1.4.1. Tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất nhập khẩu

Giả thiết cơ bản cho mơ hình là một nước sẽ sản xuất một hàng hoá được tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đồng thời nhập khẩu hàng hoá khác từ phần còn lại của thế

Độc lập về tiền tệ

Thả nổi hồn tồn

Kiểm sốt vốn hồn tồn

Liên minh tiền tệ Hội nhập tài chính hồn tồn

Ổn định tỷ giá hối đối Tính biến động

14

giới, khi đó cân bằng thương mại (xuất khẩu ròng) NX được xác định như sau (theo lý thuyết Marshall - Lerner)

NX = EX(e) - eIM(e,Y)

Trong đó:

NX : cán cân thương mại của nước đang xét. EX : xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.

IM : nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.

e : giá cả tương đối hàng hoá nhập khẩu so với hàng hoá sản xuất trong nước

(REER).

Y : thu nhập quốc dân (GDP).

Hàm cầu xuất khẩu phụ thuộc vào tỷ giá thực e (REER). Khi phá giá tiền tệ, đồng nội tệ mất giá, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trở nên rẻ hơn trên góc độ người tiêu dùng nước ngồi. Do đó tạo nên lợi thế canh tranh về giá cả, thúc đẩy các

doanh nghiệp trong nước tăng cường xuất khẩu hàng hố và dịch vụ ra nước ngồi. Trong ngắn hạn hàng hoá thường không co giãn theo giá bởi vì người ta thường khơng thay đổi thói quen một cách dễ dàng. Do đó, ta xét điều kiện Marshall-

Lerner trong dài hạn với mơ hình kinh tế lượng thực chứng :

dNX/de = α + β(EX/e) + χIM+ γdY/de

Trong đó:

dNX/de : mức thay đổi của cán cân thương mại so với thay đổi của tỷ giá thực.

15

EX/e : xuất khẩu thực tế đã được điều chỉnh theo tỷ giá thực.

χ = IM S

E : hệ số co giãn của nhu cầu nhập khẩu. IM : nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.

γ = Y S

E : hệ số co giãn của thu nhập quốc dân (GDP).

dY/de : mức thay đổi của thu nhập quốc dân (GDP) so với biến động của tỷ giá thực.

Điều kiện Marshall – Lener cho rằng nếu cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng

(EX/e=IM) và với β + χ > 0 thì phá giá VND sẽ ảnh hưởng tốt đến cán cân thương mại.

Tỷ giá thường được coi là có ảnh hưởng quan trọng đến cán cân thương mại một

quốc gia. Các tổ chức tài chính quốc tế như WB và IMF thường khuyến nghị phá giá đồng nội tệ khi các nước gặp khó khăn về cán cân thanh toán quốc tế với lập luận cho rằng phá giá sẽ làm tăng giá trong nước của hàng nhập khẩu và giảm giá ngoài nước của hàng xuất khẩu của nước đó, cả hai tác động này đều cải thiện sức cạnh tranh quốc tế của hàng trong nước1. Các nguồn lực sẽ được thu hút vào các

ngành sản xuất nội địa mà giờ đây có thể cạnh tranh có hiệu quả hơn so với hàng

nhập khẩu, và nguồn lực cũng sẽ được thu hút vào các ngành xuất khẩu mà giờ đây có thể cạnh tranh có hiệu quả hơn trên thị trường quốc tế. Kết quả làm cho cán cân thương mại của nước phá giá được cải thiện.

Tuy nhiên, phá giá tác động đến cán cân thương mại cần chú ý những điều sau:

1

Về mặt lý thuyết, khi khối lượng xuất khẩu tăng và/ hoặc khối lượng nhập khẩu giảm, thì ta nói rằng sức cạnh tranh thương mại quốc tế

được cải thiện. Ngược lại, khi khối lượng xuất khẩu giảm và/hoặc khối lượng nhập khẩu tăng, thì ta nói rằng sức cạnh tranh thương mại quốc

tế bị xói mịn. Nghĩa là, sức cạnh tranh thương mại quốc tế ở đây chỉ liên quan đến khối lượng xuất nhập khẩu, mà không liên quan đến giá trị xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, trong thực tế, việc sử dụng khối lượng xuất nhập khẩu để đánh giá sức cạnh tranh thương mại quốc tế là điều không thể vì mỗi hàng hóa lại có đơn vị đo lường khác nhau. Vì vậy, giá trị xuất nhập khẩu thường được sử dụng để phân tích.

16

- Sự chậm trễ trong phản ứng của người tiêu dùng. Cần phải có thời gian để người tiêu dùng ở cả nước phá giá và thế giới bên ngoài điều chỉnh hành vi mua hàng

trước môi trường cạnh tranh đã thay đổi.

- Sự cạnh tranh khơng hồn hảo. Sự tham nhập và gây được ảnh hưởng trên thị

trường thế giới là một công việc khó khăn và mất nhiều thời gian. Các nhà xuất khẩu nước ngồi có thể khơng chịu chia sẻ thị trường và có thể phản ứng trước sự suy giảm khả năng cạnh tranh của họ bằng cách giảm giá hàng xuất khẩu sang nước phá giá. Tương tự, những ngành cơng nghiệp nước ngồi phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ các nước phá giá, có thể phản ứng trước sự suy giảm khả năng cạnh

tranh bằng cách giảm giá cả trên thị trường trong nước, và do đó hạn chế khối lượng nhập khẩu từ các nước phá giá.

- Sự chậm trễ trong phản ứng của nhà sản xuất. Ngay cả khi phá giá cải thiện được khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, những nhà sản xuất trong nước cũng cần có thời gian để mở rộng sản xuất. Hơn nữa các đơn đặt hàng thường được đặt trước và những hợp đồng như vậy không thể hủy bỏ trong ngắn hạn. Việc giảm giá đồng nội tệ có thể khơng cải thiện được cán cân thương mại trong thời gian trước mắt. Theo lý thuyết đường cong chữ J, thời gian sau khi giảm giá đồng nội tệ cán cân

thương mại giảm tới đáy của đường J, nhưng sau đó lại cải thiện và tăng cao hơn vị trí ban đầu.

{Xem Hình1.5 - Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại- Lý thuyết đường cong chữ J – Danh mục hình vẽ - Phụ lục}.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)