Thực trạng tác động của tỷ giá hối đoái đối với cán cân thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015 (Trang 61 - 65)

2.2. Thực trạng tác động của chế độ tỷ giá hối đoái

2.2.3. Thực trạng tác động của tỷ giá hối đoái đối với cán cân thanh toán

2.2.3.1. Diắn biến của cán cân thanh tốn

{Xem Hình 2.19: Diễn biến cán cân thanh toán 2001-2008 – Danh mục hình vẽ - Phụ lục} và {Xem Hình 2.20: Biến động vốn FDI và số dự án đầu tư, 1988 –

T10/2008 - Danh mục hình vẽ - Phụ lục}.

Nổ lực mở cửa nền kinh tế đã mang lại những kết quả đáng khích lệ trong ngoại

thương. Năm 2009 đã có 9 mặt hàng đạt doanh thu xuất khẩu trên 1 tỉ USD. Tuy vậy, nhập khẩu luôn cao hơn xuất khẩu và xu hướng gia tăng nhập siêu chưa có dấu

45

hiệu giảm. Nguồn hình thành dự trữ ngoại hối chủ đạo là các dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp tăng mạnh trong vài ba năm trở lại đây. Đóng góp từ nguồn kiều

hối vào dự trữ ngoại tệ quốc gia cũng đang tăng lên với trung bình 4 tỉ USD/năm. Diễn biến cán cân thanh toán từ năm 2001-2008 đã trải qua 2 giai đoạn:

* Giai đoạn 1: từ 2001-2003, cán cân thanh toán diễn biến xấu.

Từ thặng dư 4.564 triệu USD năm 2001 xuống còn 2.044 triệu USD năm 2002, đạt

được 1.091 triệu USD năm 2003.

* Giai đoạn 2: từ 2004 – nay, cán cân thanh toán dần được cải thiện.

Đạt 13.219 triệu USD vào năm 2008, tăng gấp 12 lần so với năm 2003. Tuy nhiên,

trong năm 2007, thâm hụt thương mại tăng gấp 3 lần so với năm trước, tương đương gần 13% GDP. Và khoảng 40% dịng vốn tài chính đổ vào Việt Nam (hơn 21%

GDP) đã được sử dụng để bù đắp phần thâm hụt trên tài khoản vãng lai. Trong năm tháng đầu năm 2008, giá trị hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam tăng cao, trên 67% so với cùng kỳ năm 2007. Dù xuất khẩu cũng tăng 27% so với cùng kỳ năm trước và đạt giá trị 23,4 tỉ USD, nhưng mức thâm hụt thương mại của nửa đầu 2008 vẫn là con số lớn: 14,4 tỉ USD. Đây là con số phần nào phản ánh về mức cầu ngoại hối. Xét về mặt cung ngoại hối, các hình thức FDI, ODA, vốn đầu tư gián tiếp vào các thị trường tài sản cùng nhau hình thành dịng vốn nước ngồi chảy vào Việt Nam. Tuy vậy, các loại hình này có sự khác nhau cơ bản về mức độ rủi ro. Các nguồn vốn FDI và ODA có rất ít khả năng đột ngột đổi hướng. Trong những năm gần đây, vốn FDI ròng của Việt Nam dao động quanh mức 2 tỉ USD. Năm 2007 ghi nhận mức

tăng đột biến lượng vốn đầu tư trực tiếp, có lẽ đây là một phản ứng tích cực của việc gia nhập WTO vào đầu năm. Và chỉ trong 7 tháng đầu năm 2008, tổng vốn FDI vào Việt Nam đã đạt 45,28 tỉ USD, vượt xa con số 21,3 tỉ USD của cả năm 2007. Nguồn ODA tương đối ổn định ở mức 1,3 tỉ USD mỗi năm. Vốn đầu tư gián tiếp (FPI) vào các thị trường cổ phần và nợ thì ngược lại, rất dễ thay đổi. Ngay từ nửa cuối 2006,

46

nguồn FPI đã được khuyến khích chuyển vào TTCK Việt Nam khi chỉ số thị trường tăng lên gấp đôi. Trong năm 2007, có tới 10 tỉ USD FPI vào Việt Nam, tương đương 15% GDP.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục xu thế gia tăng và sự hiện diện mạnh mẽ của các khoản đầu tư tài chính gián tiếp là điểm khác biệt nổi trội giữa các giai

đoạn 2007-2008 và 1997-1998, 1991-1992. Trong những năm đầu của thập kỷ

1990, qui mô FDI vào Việt Nam ở quanh mức 2 tỉ USD/năm, thấp hơn lượng vốn

đăng ký FDI của những năm 1999-2003, sau khủng hoảng tài chính châu Á. Khủng

hoảng khu vực năm 1997 ngay lập tức tấn công vào hệ thống tín dụng-ngân hàng và tạo thành làn sóng rút vốn đầu tư ra khỏi châu Á. Những nhà đầu tư lớn vào Việt

Nam đến từ các quốc gia láng giềng trong khu vực cũng tức thì lâm vào trạng thái thiếu tiền mặt. Một vài nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn xuất hiện và đã vận hành khá tốt tại Việt Nam. Tuy nhiên, những rào cản hạn chế khả năng chuyển đổi từ tiền đồng sang ngoại tệ và cơ chế hành chính cồng kềnh tại Việt Nam đã tạo lợi thế cạnh tranh cho các nền kinh tế Thái Lan và Hàn Quốc. Số lượng dự án đăng ký mới giảm sút từ 349 năm 1997 xuống còn 285 và 327 trong các năm 1998 và 1999. Nhưng quy mô vốn đầu tư mới thực sự là yếu tố suy giảm mạnh. Năm 1997 có 5,6 tỉ USD FDI đăng ký vào Việt Nam. Con số này chỉ còn 5 tỉ USD trong năm 1998. Và trong hai năm tiếp theo, lượng vốn đăng ký chỉ còn khoảng 50% của năm 1997. Số vốn thực hiện trong ba năm liên tiếp từ 1998 - 2000 dừng ở mức trên 2,3 tỉ USD mỗi năm.

2.3.3.2. Thực trạng tác động của tỷ giá hối đoái đối với cán cân thanh toán

{Xem Hình 2.21: Tương quan cán cân thanh tốn và tỷ giá hối đối, 2001-2008 – Danh mục hình vẽ - Phụ lục}.

Thông qua việc điểm lại diễn biến của cán cân thanh toán của Việt Nam từ năm

2001 đến nay ta thấy rằng cán cân tài khoản thanh toán chủ yếu thặng dư do dòng vốn đầu tư nước ngòai gia tăng nhanh chóng cộng với lượng dự trữ ngoại tệ tăng do

47

kiều bào nước ngoài chuyển tiền về. Cán cân thanh toán bị tác động xấu từ cán cân thương mại do nhập siêu quá mức. Nguyên nhân do:

Một là, đồng nội tệ lên giá dẫn đến thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai.

Hai là, luồng vốn nước ngoài đổ vào nhiều dẫn đến cán cân tài khoản vốn gia tăng. Ba là, thâm hụt cán cân thu nhập gia tăng do phần thu của các hạng mục thu nhập

đầu tư (gồm thu lãi tiền gửi của hệ thống ngân hàng, thu cổ tức từ đầu tư trực tiếp

của Việt Nam ra nước ngồi và đầu tư vào chứng khốn do người không cư trú phát hành) tăng với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng chi của các hạng mục này. Bởi vì, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài mới ở giai đoạn đầu nên khả năng thu lãi và cổ tức

chưa cao, trong khi luồng vốn FDI và vay nợ nước ngoài được thu hút trong thời

gian qua tăng và sẽ tiếp tục mở rộng sau khi gia nhập WTO sẽ khiến các khoản lãi phải trả cho các khoản vay nước ngoài, lợi nhuận chia cho các nhà đầu tư nước

ngoài sẽ tăng mạnh, đặc biệt là lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngồi trong lĩnh vực khai thác dầu khí.

Bốn là, thặng dư vay nợ nước ngoài khác tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Năm

2008, chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế cam kết cho Việt Nam vay 9 tỷ USD. Trong thời gian tới, nguồn vốn này tiếp tục tăng cao do chính sách mở cửa hội nhập kinh tế của Việt Nam đặc biệt là việc gia nhập WTO đã góp phần làm cho mơi trường thu hút và sử dụng vốn được cải thiện, tạo lòng tin của các nhà tài trợ

đối những cam kết cải cách thể chế của Chính phủ Việt Nam.

Các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Do đó,

để xác định chỉ riêng tác động của tỷ giá đối với cán cân thanh tốn là một việc rất

khó khăn. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu qua mơ hình kinh tế lượng của IMF từ năm 2004-2007 (năm 2008- www.IMF.org) về tác động của tỷ giá thực hiệu quả (REER) đến cán cân thanh toán cho thấy: 1% giảm tỷ giá thực hiệu quả thì có tác

48

động làm tăng cán cân thanh toán 2%. Nếu mơ hình này đúng thì tác động của tỷ

giá đến lạm phát là tương đối thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015 (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)