Đánh giá chế độ tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015 (Trang 73 - 78)

từ năm 2001 đến nay 2.3.1. Ưu điểm

Sau năm 1999, với việc thực hiện chế độ một tỷ giá được điều chỉnh linh hoạt hơn, theo sát thị trường hơn đã có tác dụng tích cực đến hoạt động của nền kinh tế Việt

Nam, cụ thể:

a. Chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp hơn với cung cầu ngoại tệ trên thị trường cùng với sự can thiệp NHNN với mức tỷ giá mua vào và bán ra được điều chỉnh linh

hoạt. Trong thời điểm thị trường dư cầu, NHNN đã kịp thời bán ngoại tệ can thiệp, hạ nhiệt thị trường. Trong thời điểm thị trường dư cung, NHNN mua ngoại tệ vào ở mức hợp lý, bảo đảm tỷ giá không giảm sâu, nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế

nhập siêu.

b. Trong hoạt động can thiệp, NHNN đã kết hợp đa dạng, linh hoạt các hình thức

can thiệp. Bên cạnh can thiệp trực tiếp, lần đầu tiên NHNN áp dụng hình thức can thiệp gián tiếp để ổn định tâm lý thị trường. Với sự phối hợp tốt giữa NHNN với

các NHTM hình thức can thiệp này đã nhanh chóng phát huy hiệu quả, đưa thị

trường bình ổn trở lại.

c. Chính phủ đã phối hợp đồng bộ chính sách tỷ giá và chính sách lãi suất. Lãi suất VND tăng trong khi lãi suất USD giảm đã tạo sự hấp dẫn cho VND, góp phần ổn

định tỷ giá, lạm phát bị kiềm chế, và giảm tỷ lệ thất nghiệp.

d. NHNN tăng cường bán ngoại tệ cho các NHTM, đã đáp ứng nhu cầu ngoại tệ

57

e. Chính phủ đã ban hành kịp thời những quyết định, nghị định về quản lý ngoại hối cùng với NHNN đã ban hành kịp thời những thông tư, hướng dẫn về hoạt động mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng đã có tác dụng bình ổn thị trường ngoại tệ, tỷ

giá vẫn giữ tương đối ổn định đã nhận được sự đánh giá cao của các tổ chức tài

chính quốc tế, củng cố lịng tin của các nhà đầu tư nước ngoài - tạo điều kiện thu

hút đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước vào khả năng điều hành kinh tế vĩ mơ của Chính phủ.

f. Cuối cùng, với chế độ tỷ giá linh hoạt, ít mang tính áp đặt hơn, dựa vào cơng cụ kinh tế là chính nhưng khơng bng lỏng, giá một cách tùy tiện, phù hợp với thông lệ quốc tế, đã dần đưa nền kinh tế, tài chính, tiền tệ Việt Nam hội nhập vào kinh tế khu vực và quốc tế và góp phần tăng dự trữ ngoại tệ phục vụ đắc lực cho công cuộc

đổi mới và phát triển kinh tế.

2.3.2. Hạn chế

Mặc dù chế độ tỷ giá hối đoái đã được đổi mới và đã tác động tích cực đến sự ổn định và phát triển kinh tế nhưng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, đó là:

a. Tính cố định tương đối của tỷ giá danh nghĩa. Hiện nay, tỷ giá danh nghĩa hay tỷ giá chính thức được nhà nước cơng bố vẫn cịn cách biệt so với tỷ giá thực tế trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu cơ ngoại tệ, gây tổn thất cho

nền kinh tế.

b. Chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối hướng về xuất khẩu trong khi nền kinh tế có những biến động khơng thuận lợi làm cho VND bị định giá cao khiến hàng xuất khẩu trở nên đắt đỏ, nhập siêu tăng vọt và nghẽn mạch lưu thông tiền tệ.

c. Chế độ tỷ giá vẫn còn mang dấu ấn của đa tỷ giá. Thật vậy, hiện nay ở Việt Nam vẫn tồn tại nhiều loại tỷ giá khác nhau như tỷ giá bình qn liên ngân hàng do nhà nước cơng bố và tỷ giá thị trường “chợ đen”.

58

d. VND được neo vào chỉ một đồng tiền duy nhất là USD, dẫn đến tình trạng đơla hố các quan hệ kinh tế. Mặt khác, đồng tiền nước ta chưa có giá trị chuyển đổi và tương đối yếu trên thị trường cả trong và ngồi nước. Chính sách lãi suất tiền gửi

thực âm khiến VND bị coi rẻ và kéo dài nạn dư thừa tiền trong lưu thơng, trong khi các ngân hàng mất tính thanh khoản và ngưng trệ hoạt động cho vay.

e. Các ngân hàng hầu như chỉ quản lý tỷ giá giữa VND và USD còn tỷ giá giữa VND các ngoại tệ khác hầu như bỏ ngỏ tạo khó khăn cho doanh nghiệp nếu muốn sử dụng ngoại tệ khác trong giao dịch kinh doanh.

f. Bảo hiểm tỷ giá cũng chưa được coi trọng. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối

trên thị trường như: kỳ hạn, tương lai, hoán đổi tiền tệ và quyền chọn tiền tệ chưa được phát triền đầy đủ. Tỷ giá các giao dịch này cịn mang tính chủ quan và áp đặt.

2.3.3. Nguyên nhân hạn chế

Chế độ tỷ giá hối đoái đổi mới đã và đang tác động tích cực đến sự ổn định và phát triển kinh tế nhưng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại đã được đề cập phần 2.4.2 , xét về

ngun nhân, tơi chia làm hai nhóm lớn.

Nhóm 1: Nguyên nhân bên trong của nền kinh tế Việt Nam.

a. Do chính sách kích cầu, giảm và giãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, v.v dẫn đến bội chi ngân sách làm tăng nhu cầu ngoại tệ, tăng thâm hụt cán cân thanh toán dẫn đến tỷ giá tăng tác động xấu đến nền kinh tế.

b. Do lạm phát của Việt Nam cao hơn lạm phát của đối tác thương mại chính nên

VND đang được định giá cao hơn giá trị thực của nó, làm cho chính sách phá giá

nội tệ không đem lại hiệu quả cải thiện cán cân thương mại như mong muốn.

c. Do chính sách lãi suất. Chính sách lãi suất có quan hệ trực tiếp tới tỷ giá hối đoái theo “mối quan hệ tay ba” : tỷ giá – lãi suất – lạm phát. Với chủ trương gói “kích cầu lãi suất”, lãi suất càng thấp, VND càng “rẻ”, càng kích thích mở rộng đầu tư và

59

tiêu dùng, do đó, càng làm tăng áp lực lạm phát tiền tệ và lạm phát cơ cấu từ đó tác

động lên tỷ giá thực làm VND lên giá.

d. Do tình trạng đầu cơ găm giữ ngoại tệ. Người dân, doanh nghiệp có ngoại tệ chỉ

nắm giữ, hoặc gửi NHTM nhưng không bán cho NHTM, nên NHTM thừa ngoại tệ

để cho vay nhưng thiếu ngoại tệ để bán cho đối tượng có nhu cầu.

e. Chính sách quản lý ngoại hối cịn lỏng lẻo do nhà nước chưa kiểm soát, quản lý chặt chẽ và hiệu quả các luồng ngoại tệ vào ra trong nước đã góp phần làm cho

chính sách tỷ giá khơng phát huy được hiệu quả mong muốn.

f. Chúng ta thiếu cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá nói chung và doanh nghiệp thiếu kiến thức về sử dụng các cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá trong khi rủi ro về tỷ giá hiện nay là lớn dẫn đến sản xuất hoạt động kinh doanh bị hạn chế một phần.

g. Luồng vốn đầu tư nước ngoài gia tăng đáng kể trong những năm gần đây, gây áp lực tăng giá VND.

h. Do năng lực, kinh nghiệm của các nhà điều hành chính sách kinh tế nói chung, chế độ tỷ giá nói riêng cịn chưa bắt kịp với trình độ tiên tiến của thế giới.

Nhóm 2: Nguyên nhân bên ngoài của nền kinh tế thế giới.

a. Do giá cả các mặt hàng thế giới nhìn chung trong giai đoạn này đều biến động

tăng nên tác động khơng tốt đến chi phí đầu vào làm gia tăng lạm phát ở Việt Nam. b. Do ngày càng có nhiều quốc gia theo đuổi chính sách phá giá nội tệ nên Việt

Nam cũng gặp nhiều khó khăn trong cơng cuộc phá giá VND để cải thiện xuất khẩu,

đem nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

c. Thị trường thế giới có những biến động bất lợi do khủng hoảng kinh tế, chính trị

60

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 cho chúng ta những đánh giá tổng quan về sự vận động của chính sách tỷ giá hối đối nói riêng và sự vận dụng, tác động, ưu khuyết điểm của chế độ tỷ giá

hối đối nói chung ở Việt Nam từ năm 2001 đến nay.

Từ năm 2001-T7/2009, cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam có nhiều thay đổi

theo hướng linh hoạt, bám sát cung cầu thị trường, song song đó là chính sách phá giá Việt Nam đồng phục vụ cho xuất khẩu. Thành công của cơ chế điều hành và

chính sách tỷ giá này đã làm tốc độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam được xếp

vào hàng cao của thế giới (trung bình 7%/năm), hoạt động kinh doanh xuất nhập

khẩu ngày càng phát triển, tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, tạo nhiều công ăn việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, NHNN xem tỷ giá hối đoái như một cái “neo” của lạm phát đã làm cho chính sách tỷ giá củaViệt Nam cịn có nhiều vấn đề tồn tại, đó là: tính cứng nhắc, cố định của chế độ tỷ giá, VND“neo” chặt vào USD trong khi

nền kinh tế Mỹ lâm vào suy thoái trầm trọng do khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 2008 đã làm cho chính sách phá giá nội tệ của Việt Nam gần như “vơ hiệu

hóa” thể hiện qua con số tác động của tỷ giá đến một số chỉ tiêu cơ bản của nền kinh tế: xuất nhập khẩu, lạm phát, cán cân thanh toán, giá chứng khoán thấp.

Nguyên nhân của những tồn tại trên đây có thể kể đến những nguyên nhân bắt

nguồn từ nội tại nền kinh tế như nền kinh tế Việt Nam và những nguyên nhân khách quan không thuận lợi từ bên ngoài.

61

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015 (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)