Thực trạng tác động của tỷ giá hối đoái đối với lạm phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015 (Trang 56 - 61)

2.2. Thực trạng tác động của chế độ tỷ giá hối đoái

2.2.2. Thực trạng tác động của tỷ giá hối đoái đối với lạm phát

40

Bước vào đầu thiên niên kỷ mới, mức lạm phát cao được các nhà kinh tế chấp nhận như một hệ quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế. Theo lý thuyết kinh tế vĩ mơ, chính sách tiền tệ chỉ tác động đến tăng trưởng trong ngắn hạn, còn tác động đến lạm phát trong dài hạn. Việc thực thi chính sách phá giá tiền tệ để hỗ trợ tăng

trưởng kinh tế, nếu sử dụng dài hạn thì khơng làm tăng trưởng kinh tế mà tác động làm tăng lạm phát. Tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn hơn sản lượng tiềm năng, nói

cách khác lớn hơn mức tăng sản lượng mà nền kinh tế sử dụng tối đa các nguồn lực, sẽ dẫn đến lạm phát cao, ngược lại thì lạm phát thấp. Lạm phát của Việt Nam từ

năm 2001 đến nay đã trải qua 2 giai đoạn:

* Giai đoạn 1: Từ 2001 – cuối năm 2003, lạm phát ở một chữ số, nền kinh tế tăng trưởng ổn định.

{Xem Hình 2.12: Tốc độ tăng trưởng GDP của kinh tế Việt Nam từ 1984-2008 –

Danh mục hình vẽ – Phụ lục};{Xem Hình 2.13: Tương quan giữa tốc độ tăng

trưởng kinh tế Việt Nam và sản lượng tiềm năng qua các năm, 2001 -T11/2009 – Danh mục hình vẽ – Phụ lục}.

Chính sách duy trì biên độ dao động tỷ giá giữa VND/USD trong phạm vi 0,25% đã

đem lại tín hiệu tốt cho nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP (tương ứng năm 2001

là 6,9%; năm 2002 là 7,3%; năm 2003 là 7,3%) thấp hơn sản lượng tiềm năng(tương ứng năm 2001 là 7,2%; năm 2002 là 7,3%; năm 2003 là 7,5%) khoảng

0,2% – 0,3% đã kéo theo lạm phát thấp (3.0% – 4.5%). CPI của Việt Nam trong giai

đoạn này thấp hơn so với trung bình của các quốc gia trong khu vực đông nam á.

* Giai đoạn 2: từ đầu năm 2004 – nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn hơn sản lượng tiềm năng khoảng 0,1% – 1,6%, kéo theo lạm phát có xu hướng tăng ở mức cao.

41

{Xem Hình 2.14: Tăng trưởng GDP thực tế lạm phát 1990-2008 – Danh mục hình vẽ – Phụ lục}; { Xem Hình 2.15: Chỉ số CPI ở Việt Nam và một số quốc gia và khu vực, 2000- 2007 – Danh mục hình vẽ – Phụ lục} và { Xem Hình 2.16: Diễn biến giá lương thực và phi lương thực từ 2003-T10/2006 – Danh mục hình vẽ – Phụ lục}.

Trong năm 2007, thực tế CPI của Việt Nam đã lên đến đỉnh điểm vào năm 2007, đạt khoảng 9%, cao hơn hẳn so các quốc gia trong khu vực đông nam á, riêng nhóm

hàng lương thực thực phẩm tăng 15%, phi lương thực tăng khoảng 3,8%. Nguyên nhân chủ yếu là do sản lượng lương thực năm nay giảm do bị ảnh hưởng bởi hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh, đặc biệt là dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá ở đồng bằng

sông Cửu Long, thể hiện ở chỉ tiêu sản lượng lúa thu hoạch vụ mùa năm nay giảm gấp đôi so với năm ngối (-0.4% so với -0.2%). Bên cạnh đó, từ 01/10/2006 Chính phủ tăng tiền lương tối thiểu cho người lao động. Đây là một nhân tố làm tăng chi

phí sản xuất của doanh nghiệp, từ đó tạo sức ép làm gia tăng lạm phát. Mặt khác, tăng trưởng kinh tế liên tục ở mức cao khiến thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện đã tác động làm tiêu dùng cuối cùng của dân cư gia tăng. Còn trên thị

trường chứng khoán, giá cổ phiếu tăng mạnh do các nhà đầu tư kỳ vọng vào triển

vọng phát triển kinh tế của Việt Nam. Mặc dù chính sách tiền tệ của NHNN giai

đoạn này vẫn đang thắt chặt thận trọng, mặt bằng lãi suất vẫn tiếp tục gia tăng

nhưng vẫn không làm giá cổ phiếu giảm sút mà thậm chí cịn tăng cao đột biến. Trong năm 2008, nền kinh tế thế giới lún sâu vào lạm phát do giá cả các mặt hàng tăng lên « chóng mặt » đã ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất trong nước làm cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng tụt dốc thêm. Để cứu nền kinh tế, NHNN đã điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm trong năm 2007 lên 12% vào ngày 19/05/2008 và chưa đầy một tháng sau đó lên 12%/năm. Song song đó, NHNN

cũng tăng lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và còn phát hành trên 20.000 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc đối với các NHTM. Về tỷ giá hối đoái, trong năm 2008 NHNN đã 3 lần điều chỉnh tăng tỷ giá lên 3% vào cuối năm 2008, lịch sử trong điều hành tiền tệ của Việt Nam.

42

{Xem Bảng 2.2 : Gía hàng hóa và dự báo – Danh mục bảng biểu – Phụ lục} và {Xem Hình 2.17: Diễn biến lãi suất cơ bản trong thời gian qua – Danh mục hình vẽ - Phụ lục}.

Đầu năm 2009, chính phủ đã đưa ra gói kích cầu bao gồm các nhóm giải pháp cơ

bản: (1)Với doanh nghiệp: giảm, giãn thuế TNDN, hỗ trợ lãi suất ở mức 4%; (2)Với dân cư: trợ cấp người nghèo, giãn/miễn thuế TNCN, giảm VAT, đào tạo lao động;

(3)Về phía Chính Phủ: tăng đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng chi tiêu công, đẩy mạnh xúc tiến thương mại để tăng xuất khẩu. Gói hỗ trợ của Chính Phủ Việt Nam được định

lượng là 1 tỷ USD (trên 17.000 tỷ đồng) với cách làm rất sáng tạo, rất linh hoạt, rất “made in Việt Nam”. Phần lớn tiền hỗ trợ không được chi trực tiếp mà được hỗ trợ gián tiếp thông qua hỗ trợ lãi suất. Bằng cách này chúng ta đã kích thích tăng

trưởng mạnh tín dụng, giúp các doanh nghiệp có được nguồn vốn giá rẻ nên giảm được giá thành sản phảm, duy trì ổn định sản xuất, kích thích được nhu cầu trong

nước … Và công bằng mà nói, chính sách này cũng đã gây ra một số tác động

không mong muốn như: làm thay đổi cung cầu vốn ngoại tệ và VND (nhu cầu vay vốn VND tăng mạnh, một số khách hàng trả nợ trước hạn, trả nợ vay ngoại tệ chuyển sang vay bằng VND …); tạo sức ép cho tỷ giá…

2.2.2.2. Thực trạng tác động của tỷ giá hối đối đối với lạm phát

Thơng qua việc điểm lại diễn biến lạm phát của Việt Nam từ năm 2001 đến nay ta thấy rằng có các nhóm ngun nhân chính :

Thứ nhất: lạm phát do chí phí đẩy do chi phí đầu vào (nguyên vật liệu, vận tải, kho bãi, năng lượng, tiền lương…) tăng, đẩy giá bán ở đầu ra lên cao.

Thứ hai: lạm phát do cầu kéo do nhu cầu (của người tiêu dùng, doanh nghiệp và Chính phủ) tăng cao, kéo theo tăng giá bán của các loại hàng hoá, dịch vụ.

43

Thứ tư: luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam gia tăng mạnh do cái nhìn triển vọng về tương lai phát triển của Việt Nam.

Thứ năm: lạm phát do chính sách tài khố mở rộng nhằm tăng trưởng kinh tế. Thứ sáu: lạm phát do chính sách tiền tệ được nới lỏng.

Các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Do đó,

để xác định chỉ riêng tác động của tỷ giá đối với lạm phát là một việc rất khó khăn.

Tuy nhiên, tác giả xin trình bày ý kiến riêng của cá nhân về vấn đề này.

{Xem Hình2.18:Tương quan giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát–Danh mục hình vẽ-

Phụ lục}.

Nếu phân khoản thời gian từ năm 2001 - nay làm hai giai đoạn theo diễn biến của lạm phát ở phần 2.3.2.1 thì tương quan giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại như sau:

* Giai đoạn 1: từ năm 2001- cuối năm 2003.

Lạm phát tăng từ 3.0% năm 2001 lên 3,5% năm 2002, tức tốc độ tăng 16,67%. Tỷ giá tăng từ 14.725 năm 2001 lên 15.280 năm 2002, tức tốc độ tăng3,7%.

Lạm phát tăng từ 3.5% năm 2002 lên 4,3% năm 2003, tức tốc độ tăng 22,86%. Tỷ giá tăng từ 15.280 năm 2002 lên 15.510 năm 2002, tức tốc độ tăng 1,51%.

Như vậy, tương quan giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát là biến động cùng chiều, tỷ

giá hối đoái tăng thì lạm phát tăng, tỷ giá hối đối giảm thì lạm phát giảm. * Giai đoạn 2: từ năm 2004 – nay.

Lạm phát tăng từ 4,3% năm 2003 lên 7,8% năm 2004, tức tốc độ tăng 81,40%. Tỷ giá tăng từ 15.510 năm 2003 lên 15.746 năm 2004, tức tốc độ tăng 16,67%.

44

Lạm phát tăng từ 7,8% năm 2004 lên 8,4% năm 2005, tức tốc độ tăng 7,69%. Tỷ

giá tăng từ 15.746 năm 2004 lên 15.859 năm 2005, tức tốc độ tăng 16,67%.

Lạm phát giảm từ 8,4% năm 2005 còn 7,5% năm 2006, tức tốc độ giảm 10,70%.

Tỷ giá tăng từ 15.859 năm 2005 lên 15.994 năm 2006, tức tốc độ tăng 16,67%. Lạm phát tăng từ 7,5% năm 2006 lên 23,0% năm 2007, tức tốc độ tăng 206,67%. Tỷ giá tăng từ 15.994 năm 2006 lên 16.105 năm 2007, tức tốc độ tăng 16,67%. Lạm phát giảm từ 23.0% năm 2007 còn 7,0% năm 2008, tức tốc độ giảm 69,57%.

Tỷ giá tăng từ 16.105 năm 2007 xuống 16.302 năm 2008, tức tốc độ tăng 16,67%. Lạm phát giảm từ 7.0% năm 2008 còn 6,9% năm 2009, tức tốc độ giảm 1,43%. Tỷ giá tăng từ 16.302 năm 2008 xuống 17.878 T11/ 2009, tức tốc độ tăng 16,67%. Như vậy, tương quan giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát là gần như bằng 0 hay khơng có. Kết luận này tương tự kết quả nghiên cứu qua mơ hình kinh tế lượng của IMF từ năm 2004 -2007 (năm 2008- www.IMF.org) về tác động của tỷ giá thực hiệu quả

(REER) đến lạm phát cho thấy: 1% giảm tỷ giá thực hiệu quả thì có tác động làm

tăng lạm phát 0,12%. Nếu mơ hình này đúng thì tác động của tỷ giá đến lạm phát là rất thấp .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015 (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)