Các giải pháp đối với hoạt động quản lý ngoại tệ, quản lý ngoại hối,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015 (Trang 81)

3.2. Các giải pháp hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái

3.2.1. Các giải pháp đối với hoạt động quản lý ngoại tệ, quản lý ngoại hối,

can thiệp tỷ giá hối đối của NHNN

NHNN khơng thể thay thế được vai trò của thị trường ngoại hối trong xu thế hội

nhập mà chỉ có thể can thiệp bằng các công cụ và nghiệp vụ điều hành của mình, tránh khơng để xảy ra những đột biến, cú xốc. Do đó, NHNN cần thay đổi chính sách quản lý ngoại tệ, quản lý ngoại hối, can thiệp tỷ giá của mình.

3.2.1.1. Các giải pháp đối với hoạt động quản lý ngoại tệ

a. NHNN cần yêu cầu các NHTM thắt chặt các khoản cho vay bằng ngoại tệ, vay nợ nước ngoài để nhập khẩu hàng hoá, đặc biệt là đối với khu vực doanh nghiệp

thương mại, kể cả các khoản tín dụng phi chính thức, cho vay mua hàng trả chậm … nhằm hạn chế các kênh nhập khẩu hàng tiêu dùng đang có xu hướng tăng lên rất

nhanh, hạn chế thâm hụt cán cân thương mại, cán cân thanh toán.

b. NHNN cần yêu cầu Chính phủ trao cho mình quyền tập trung quản lý ngoại tệ duy nhất, ngay cả ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước có được cũng phải bán ngay cho

65

NHNN và khi có nhu cầu thì mua lại như những đơn vị khác nhằm tạo điều kiện

cho NHNN thực hiện chính sách tỷ giá hiệu quả nhất.

c. NHNN cần đưa ra những qui định cấm NHTM niêm yết giá bằng ngoại tệ tiến

tới chấm dứt việc sử dụng ngoại tệ để thanh toán trong nội bộ nền kinh tế.

3.2.1.2. Các giải pháp đối với hoạt động quản lý ngoại hối

a. Tỷ giá phải được xác định dựa trên cung cầu tiền tệ, NHNN không nên áp đặt trực tiếp lên tỷ giá. Khi cần thiết, NHNN có thể can thiệp bằng cách mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.

Hiện nay NHNN đang áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Chính phủ để

điều hành chính sách tiền tệ. Theo đó, tỷ giá chính thức USD/VND do NHNN thiết

lập trên cơ sở tỷ giá bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và tỷ giá kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại không được lớn hơn 5% so với tỷ giá chính thức. Với cách tính này, NHNN khống chế được sự biến động

thất thường của tỷ giá. Tuy nhiên, hạn chế của nó là tỷ giá khơng phản ánh đúng

cung cầu tiền tệ trên thị trường, làm cho hoạt động kinh doanh tiền tệ của các

NHTM gượng ép, giả tạo, nên có khi USD mất giá so với hầu hết các đồng tiền

khác trên thị trường quốc tế nhưng NHNN lại công bố USD tăng giá so với VND tại thị trường Việt Nam, và ngược lại có khi USD tăng giá trên thị trường quốc tế thì NHNN lại cơng bố mất giá so với VND. Chính vì thế, NHNN cần từng bước tiến dần đến việc bỏ hẳn tỷ giá giao dịch ngoại tệ bình quân liên ngân hàng hiện nay;

thay vào đó, để các NHTM tự quyết định tỷ giá USD/VND theo quan hệ cung-cầu ngoại tệ trên thị trường. Thị trường sẽ tự điều chỉnh tỷ giá một cách phù hợp.

b. Tăng cường giám sát các giao dịch ngoại hối của các NHTM thơng qua việc kiểm sốt chặt chẽ các hợp đồng thanh toán ngoại tệ.

66

Có thể nói VND hiện nay được neo vào chỉ một ngoại tệ duy nhất đó là USD, trong khi quan hệ mậu dịch giữa Việt Nam với các nước khác không phải Mỹ như các nước Asean, Nhật Bản, EU và Trung Quốc cũng chiếm tỷ lệ đáng kể. Như vậy, việc chỉ neo đồng tiền vào USD theo lý thuyết OCA sẽ làm tăng rủi ro cho các nhà đầu tư và kinh doanh, vì khi đó nước ta sẽ bị phụ thuộc vào sự thăng trầm của đồng đôla Mỹ. Mặt khác, Việt Nam và các nước Asean mặc dù có nhiều điểm tương đồng

trong các tiêu chuẩn của lý thuyết OCA như lạm phát, cấu trúc công nghiệp… nhưng việc có một đồng tiền chung trong khối Asean trong ngắn và trung hạn là

không thể thực hiện được do các yếu tố cơ bản của nền kinh tế vĩ mô và đồng tiền của các nước Asean chưa đủ mạnh.

Chính vì thế, trước mắt nước ta nên neo đồng tiền vào một rổ các ngoại tệ mạnh của các nước có tỷ lệ bn bán xuất nhập khẩu cao đối với Việt Nam. Theo tôi, VND nên neo vào một rổ tiền tệ bao gồm USD, JPY, EUR, CNY chứ không chỉ USD như hiện nay. Tỷ giá hối đối sẽ được tính theo bình quân gia quyền trong rổ tiền tệ đó. Tuy nhiên, nước ta chủ trương hội nhập vào nền kinh tế thế giới và theo đuổi chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt nên việc neo đồng tiền vào một rổ tiền tệ khơng có

nghĩa là cố định tỷ giá, mà cần tiến hành một chế độ tỷ giá trung gian phù hợp với

điều kiện và tình hình nền kinh tế nước ta.

3.2.1.3. Các giải pháp đối với can thiệp vào tỷ giá hối đoái của NHNN

NHNN cần nâng cao năng lực của các công cụ can thiệp tỷ giá, cụ thể * Đối với công cụ lãi suất

Bản thân lãi suất chỉ có tác động gián tiếp đến tỷ giá nhưng nó lại tác động trực tiếp

đến đầu tư và sản xuất kinh doanh vì nó gắn liền với chi phí sử dụng vốn.

Thực tế cho thấy trong năm 2009, với chính sách “kích cầu lãi suất” để thúc đẩy nền sản xuất trong lúc suy thoái, việc điều chỉnh giảm lãi suất VND làm cho lợi tức dự tính của việc giữ VND giảm hơn so với lợi tức dự tính của việc giữ USD,

67

đã dẫn đến sự chuyển đổi từ VND sang USD, cung VND tăng lên và vì vậy

VND có xu hướng bị đẩy lên. Tình trạng này khơng những làm giảm khả năng mua USD của các NHTM mà thậm chí cịn làm cho NHNN phải tung dự trữ USD ra để giữ giá.

Vậy giải pháp để từng bước nâng cao sức mạnh của công cụ này.

Tự do hóa tài khoản vốn, mà trước hết là các giao dịch vốn ngắn hạn và đầu tư gián tiếp. Đây cũng chính là con đường từng bước đưa VND trở thành đồng tiền

chuyển đổi.

Khép dần khoảng cách lãi suất cho vay bằng ngoại tệ và nội tệ chủ yếu với lãi suất của USD vì nó ảnh hưởng đến hiện tượng đơ-la hóa gây khó khăn cho hoạt động điều tiết chính sách tiền tệ của NHNN.

Phải hồn thiện chính sách lãi suất để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh

nghiệp, quản lý chặt chẽ việc cấp tín dụng bằng ngoại tệ của các ngân hàng nước ngoài cho các NHTM trong nước cũng như các doanh nghiệp Việt Nam, tránh tình trạng thị trường ngoại hối vượt ra ngồi kiểm sốt của ngân hàng.

* Đối với cơng cụ chính sách tỷ giá và chi tiêu của Chính phủ

Để tránh sự suy yếu của VND khi điều chỉnh tỷ giá, chính sách thắt chặt tiền tệ được thực hiện cùng với việc tăng lãi suất. Tuy nhiên, việc này khơng thể duy trì

trong dài hạn được, do đó chính sách nới lõng tiền tệ sẽ được thay thế trong

trung và dài hạn. Ngồi ra, để tỷ giá được ổn định, duy trì sự cân đối bên trong và bên ngoài của nền kinh tế cịn phụ thuộc rất nhiều vào chính sách tài khóa và chi tiêu của chính phủ. Vì vậy, chính phủ cần có chính sách tài khóa và chi tiêu hợp lý nhằm tiết kiệm ngân sách.

* Đối với công cụ nghiệp vụ thị trường mở

68

Nghiệp vụ thị trường mở nội tệ tham gia tích cực vào việc hổ trợ chính sách tỷ giá khi cần thiết. Chẳng hạn, khi phá giá sẽ tăng cung nội tệ dẫn đến nguy cơ lạm

phát. Vì vậy, để giảm phát NHTW tiến hành bán hàng hóa giao dịch trong nghiệp vụ thị trường mở nội tệ ra, từ đó làm giảm cung nội tệ và do đó lạm phát cũng giảm theo. Nói khác hơn, nghiệp vụ thị trường mở nội tệ được dùng để trung hòa sự tăng cung nội tệ do phá giá tạo ra.

Tuy nhiên, đến nay cơng cụ này vẫn cịn khá xa lạ ở Việt Nam, hàng hóa của thị

trường rất đơn điệu, chủ yếu là tín phiếu kho bạc và tín phiếu NHNN được mua

bán. Hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở nội tệ còn kém, chưa phát huy được vai trị của mình.

Vậy giải pháp để từng bước nâng cao sức mạnh của công cụ này.

NHNN cùng với Chính phủ cần có giải pháp thiết thực hơn trong việc kích cầu chứng khốn nhằm cung ứng nhiều hàng hóa hơn cho thị trường, cho các nhà đầu tư, tạo môi trường thơng thống hơn cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư hoạt động hiệu quả hơn.

Thị trường mở ngoại tệ

Nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ là cơng cụ trung tâm của chính sách tỷ giá. Chẳng hạn, với chính sách thả lõng tỷ giá thì khi cung cầu trên thị trường thay đổi thì tỷ giá cũng sẽ thay đổi. Nếu NHNN muốn giữ tỷ giá ổn định thì buộc phải can thiệp. Khi

cung lớn hơn cầu, NHNN chỉ việc tung VND ra mua ngoại tệ vào, làm tăng nguồn dự trữ ngoại tệ. Ngược lại, khi nhu cầu ngoại tệ cao hơn cung ngoại tệ (thực tế thường xảy ra hơn) thì khơng cịn cách nào khác, NHNN phải tung dự trữ ngoại hối ra bán để giữ tỷ giá.

Tuy nhiên, hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam những năm

qua vẫn còn nhiều khiếm khuyết: mất cân đối giữa lệnh mua và lệnh bán ngoại tệ, nhiều khi cung nhiều hơn cầu, người bán khơng có người mua hoặc ngược lại người

69

mua khơng có người bán; số giao dịch vừa ít về lượng, vừa kém về doanh thu; nghiệp vụ kinh doanh quá đơn điệu... NHNN chưa thật sự là người mua bán cuối

cùng, có nhiều lúc cịn bị sức ép phải mua hoặc phải bán, mà thường là NHNN

đã mua ngoại tệ vào quá mức dự trữ của mình trong khi đó chỉ tiêu phát hành VND

cho mua ngoại tệ cũng đã hết, hoặc bán ra không kịp thời làm giảm đi ý nghĩa của thị trường tiền tệ liên ngân hàng.

Vậy giải pháp để từng bước nâng cao sức mạnh của công cụ này.

NHNN cùng với Chính phủ cần phải đưa ra những giải pháp để gia tăng dự trữ ngoại hối vì giữa tỷ giá và dự trữ ngoại hối có mối quan hệ với nhau. Ví dụ như, chính sách thúc đẩy xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ, chính sách duy trì mức dự

trữ ngoại tệ tương xứng với nhịp độ kim ngạch xuất nhập khẩu.

3.2.2. Hệ thống pháp luật liên quan tới tỷ giá hối đối

Chính phủ cần nghiên cứu Luật thuế đối với các khoản lợi tức từ vốn đầu tư gián

tiếp nước ngoài ngắn hạn (dưới 1 năm) với các mức thuế suất khác nhau theo từng kỳ hạn.

Trong trường hợp này, thuế suất được xem là bộ lọc nhằm khuyến khích những

luồng vốn tốt, đầu tư lâu dài và hạn chế các hoạt động đầu cơ ngắn hạn; đồng thời

ngăn ngừa rủi ro đào thoát luồng vốn đột ngột. Mức thuế ban đầu chỉ nên ở mức

vừa đủ để có hiệu lực điều tiết và tăng dần trong dài hạn tuỳ theo diễn biến của thị

trường.

3.2.3. Các giải pháp đối với NHTM

Năng động đưa ra những chương trình ưu đãi về lãi suất đối với tiền gửi tiết kiệm

bằng ngoại tệ và nội tệ để huy động nguồn vốn còn nhà rỗi trong các tầng lớp dân cư

70

Về trình độ của đội ngũ quản lý của NHTM, mỗi cấp cán bộ phải trải qua một khoá

đào tạo và được cấp chứng chỉ tương ứng như là một trong những tiêu chuẩn bắt

buộc trước khi xem xét đề bạt, bổ nhiệm.

3.2.4. Các giải pháp về mặt kỹ thuật

3.2.4.1. Xác định một ngang giá trung tâm hướng vào tỷ giá thực tế cân bằng dài hạn

Trong bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam, theo ý kiến cá nhân của riêng tôi, NHNN trong ngắn hạn và trung hạn nên chuyển sang chế độ tỷ giá Dải Băng Trườn

(Crawling Band) tức là dải băng tỷ giá trườn xoay quanh một ngang giá trung tâm – neo tỷ giá vào một rổ các ngoại tệ với biên độ lớn hơn +/- 1%. Như vậy, NHNN cần phải xác định ngang giá trung tâm, bề rộng của dải băng và cách can thiệp trong

phạm vi khung này.

Các kinh nghiệm của Chilê, Colombia và các nước Đông Á cho thấy việc ấn định

ngang giá trung tâm là nhằm mục tiêu duy trì tính cạnh tranh của hàng hóa nội địa trên thị trường thế giới. Ngang giá trung tâm nên xác định theo tỷ giá thực cân bằng dài hạn để ngăn chặn các dự kiến về các tái sắp xếp riêng rẽ của thị trường. Trong

điều kiện dự trữ ngoại hối của chúng ta còn thấp lại đi kèm với thâm hụt liên tục cán

cân tài khoản vãng lai thì điều chỉnh ngang giá khơng chỉ theo chênh lệch giữa lạm

phát trong nước và nước ngồi mà cịn phải chú ý đến các thay đổi trong các tỷ giá thực tế cân bằng cơ bản, thường là do các thay đổi thường xuyên trong các yếu tố

cơ bản của nền kinh tế, như là thay đổi trong tỷ lệ xuất nhập khẩu, mức thâm hụt ngân sách và các điều kiện trong các thị trường tài chính bên ngồi. Những nghiên cứu gần đây của IMF càng bổ sung thêm cho nhận định trên khi cả 5 nền kinh tế

Đông Nam Á gần gũi với chúng ta là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore,

Thái Lan đều theo dấu khá sát các giá trị cân bằng dài hạn trong suốt các thời kỳ các dòng vốn quốc tế chảy vào các quốc gia này.

71

3.2.4.2. Xác định bề rộng của dải băng tỷ giá

Như vậy, ngang giá trung tâm được xác định hướng về tỷ giá thực tế cân bằng dài

hạn. Vấn đề kế tiếp của chính phủ Việt Nam là xác định bề rộng của dải băng tỷ giá và mức độ can thiệp trong phạm vi khung này. Chiều rộng dự kiến của khung tùy

thuộc vào mức độ độc lập của chính sách tiền tệ. Phạm vi tỷ giá lệch khỏi ngang giá trung tâm của nó càng lớn - tức là khung càng rộng thì phạm vi của một chính sách tiền tệ trong nước độc lập càng lớn (lý thuyết Trilemma: Thả nổi tỷ giá sẽ đạt được hai mục tiêu là độc lập về tiền tệ và hội nhập tài chính). Đến lượt mình, sự hữu ích của chính sách tiền tệ độc lập trong việc giảm thiểu tính dễ biến động tùy thuộc vào các cơng cụ ổn định khác chẳng hạn như một chính sách tài khoá linh hoạt, và phụ thuộc vào nguồn gốc của các cú sốc đối với nền kinh tế.

Phân tích truyền thống về vấn đề này tập trung vào các ý nghĩa bao hàm của các cú sốc trong các thị trường tiền tệ (cú sốc danh nghĩa) và cú sốc thị trường hàng hóa (cú sốc thực) trong nước, theo nguyên tắc sau: Nếu chính sách tài khố khơng đổi thì chính sách tỷ giá linh hoạt thích hợp với việc ngăn chặn những nguy cơ của cú sốc thực, trong khi đó chính sách tỷ giá cố định thích hợp hơn trong việc ngăn ngừa những nguy cơ của những cú sốc danh nghĩa. Điều này cho thấy rằng nếu Chính phủ khơng thể sử dụng chính sách tài khố như một cơng cụ ổn định hóa hoặc có

nhưng sử dụng sẽ tạo rất nhiều phí tổn, thì nước nào có các cú sốc thực nên áp dụng các khung tỷ giá tương đối rộng, trong khi các nước nào gặp phải các cú sốc danh

nghĩa nên giữ tỷ giá gần với ngang giá trung tâm. Tuy nhiên, với một chính sách tài khóa linh hoạt, có thể đối phó với các cú sốc thực thơng qua các điều chỉnh chính sách tài chính, qua đó làm giảm giá trị của chính sách tiền tệ độc lập như một cơng cụ ổn định hóa. Như vậy, việc áp dụng một khung tỷ giá tương đối hẹp thường phù

hợp hơn với mục tiêu ổn định hóa nếu có thể sử dụng được chính sách tài khóa như một cơng cụ ổn định hóa (lý thuyết Trilemma: cố định tỷ giá sẽ đạt được hai mục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015 (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)