1.5. Khái quát vận dụng chế độ tỷ giá hối đoái ở một số nước trên thế giới
1.5.2. Các bài học kinh nghiệm
Thực tế ở các nước cho thấy: chế độ tỷ giá hối đối chố định hay thả nổi đều có thể thành công, như trường hợp chế độ tỷ giá hối đoái cố định ở Thái Lan hay chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý ở Trung Quốc hay Hàn Quốc. Vấn đề là ở chỗ, khi một quốc gia lựa chọn chế độ tỷ giá này hay chế độ tỷ giá khác thì phải thực hiện các chính sách tương ứng và phải phối hợp các chính sách theo cách riêng nhằm phát huy
những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế ở mỗi mơi trường kinh tế chính trị và xã hội khác nhau. Trên khía cạnh này, một số bài học sau đây cần lưu ý:
- Cần có sự phối hợp đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mơ trong cải cách.
- Trong chính sách tỷ giá hối đối, mục tiêu của chính sách tỷ giá và các chính sách kinh tế khác trong ngắn hạn thường có sự mâu thuẫn với nhau. Một sự phối hợp chặt chẽ và linh hoạt trong điều hành các chính sách có thể đem lại hiệu quả cao hơn
cho chính sách tỷ giá giảm thiểu được những hậu quả rủi ro đối với nền kinh tế mà nó có thể gây ra.
- Chính sách tỷ giá là một bộ phận của chính sách tiền tệ và nằm trong mối quan hệ của hệ thống các chính sách kinh tế.Vì vậy, chính sách tỷ giá chỉ có thể đạt được những mục tiêu của mình khi quá trình điều hành được đặt ra trong mối quan hệ của hệ thống các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ.
- Chính sách tỷ giá có khả năng dự kiến những diễn biến của tỷ giá cao sẽ tạo khả năng ổn định tương đối dài hạn và giảm thiểu được những rủi ro hối đoái, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngồi.
- Chính sách phá giá đồng nội tệ ở các nước đang phát triển có thể mang lại nhiều lợi ích hơn và phải trả giá ít hơn, xét cả về ngắn hạn và dài hạn (tạo lợi thế so sánh mới, tăng sức cạnh tranh quốc tế, mở rộng nhanh quan hệ, quan hệ kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư có hiệu quả và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh …).
23
- Tính nhạy cảm và khả năng phản ứng của các nhà điều hành chính sách ln là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành bại của chính sách tỷ giá. Kinh nghiệm vẫn luôn
luôn chỉ là kinh nghiệm, nó chỉ thực sự có giá trị khi những người phân tích và khai thác kinh nghiệm tìm được lối đi riêng trong điều kiện cụ thể của mình.
- Phải duy trì một chính sách tỷ giá phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia trong từng giai đoạn. Một chính sách tỷ giá được coi là phù hợp bao gồm: * Lựa chọn thời điểm phá giá đồng nội tệ phù hợp. Thành công trong việc phá giá
tiền tệ thể hiện rõ nét ở thời điểm phá giá và mức điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Nhờ sự nhạy bén của các cơng cụ trong chính sách tỷ giá mà Trung Quốc đã đạt được sự ổn
định giá cả trong nước và cân bằng tài chính tiền tệ với bên ngồi. Trong khi các
chính sách kinh tế khác như chính sách tiền tệ bị vơ hiệu hóa để giảm lạm phát thì chính sách tỷ giá vẫn đạt được mục tiêu là đẩy mạnh xuất khẩu.
* Duy trì tỷ giá phù hợp với mục tiêu phát triển theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy việc duy trì tỷ giá trong thời gian dài cùng với sự phá giá hợp lý CNY đã tạo ra sự phát triển tối ưu
cho nền kinh tế và áp dụng những biện pháp hỗ trợ khôn khéo để giảm bớt tác động ngược chiều. Đảm bảo cung ứng ngoại tệ được duy trì thường xuyên, liên tục đảm
bảo cho sự thành cơng trong việc điều hành chính sách tỷ giá. Điều hành chính sách tỷ giá hối đối phải luôn hướng tới mục tiêu hỗ trợ tốt nhất cho chính sách xuất
khẩu, từ đó cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại tệ, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
* Không nên neo giữ quá lâu đồng bản tệ với một đồng ngoại tệ mạnh. Tỷ giá cần được xác lập trên cơ sở một rổ ngoại tệ để tránh được cú sốc trong nền kinh tế.
24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 cho chúng ta những khái niệm, lý luận chung nhất về tỷ giá hối đoái và
chế độ tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan giá trị giữa hai đồng tiền với nhau;
hay đó là giá chuyển đổi của một đồng tiền nước này trong quan hệ so sánh với các
đồng tiền khác.
Còn ở Việt Nam, theo mục 10/Đ3/NĐ 160/2006 của Chính phủ: “Tỷ giá hối đối là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước ngồi tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam”. Có 3 cách phân loại chế độ tỷ giá hối đối: nhóm các chế độ tỷ giá hối đoái cố định, các chế độ tỷ giá hối đối thả nổi và nhóm các độ tỷ giá hối đối có sự quản lý của Nhà nước.
Nghiên cứu vấn đề bù trừ lợi ích – thiệt hại của các chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau cho thấy bất kỳ một chế độ tỷ giá hối đối nào cũng đều có cả những ưu thế và
những hạn chế nhất định, vấn đề được đặt ra là làm sao lựa chọn được chế độ tỷ giá hối đoái phù hợp.
Lý thuyết “Bộ Ba Bất Khả” phát biểu rằng các quốc gia không thể cùng lúc đạt được cả ba mục tiêu: ổn định tỷ giá, độc lập về tiền tệ và hội nhập tài chính. Các
quốc gia chỉ có thể lựa chọn hai trong số ba mục tiêu đó và từ bỏ mục tiêu còn lại. Tiếp theo chúng ta nghiên cứu tác động của chế độ tỷ giá hối đoái với phát triển
kinh tế.
Sau cùng, chúng ta rút ra các bài học kinh nghiệm vận dụng chế độ tỷ giá hối đoái ở một số nước trên thế giới, trong đó lợi ích của các chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt
hơn được khẳng định trong điều kiện các quốc gia theo đuổi chiến lược hội nhập kinh tế, tài chính tồn cầu.
25
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CHO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM
2.1. Khái quát về chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam từ năm 2001 đến nay
Trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay, nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động ngày càng
năng động của thị trường ngoại tệ, NHNN đã đưa ra những tuyên bố quan trọng: - Năm 2001, Tiếp tục duy trì ổn định tỷ giá hối đối giữa VND/USD. Lấy USD làm cơ sở cho việc hoạch định chế độ tỷ giá hối đoái ở Việt Nam.
- Nới rộng biên độ tỷ giá hối đối: Ngày 01/07/2002, NHNN cơng bố nới lỏng biên
độ dao động tỷ giá hối đoái giữa VND/USD lên 0,25%. Đối với các ngoại tệ khác
không phải là USD, các NHTM được quyền tự định tỷ giá hối đoái giữa VND và
ngoại tệ đó.
- Áp dụng thí điểm nghiệp vụ quyền chọn và NHTM cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) thực hiện thí điểm nghiệp vụ này để giải quyết nhu cầu ngoại tệ hợp lý và phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp trong nước.
- NHNN qui định 5 kỳ hạn với biên độ tiếp tục được nới rộng: tăng lên +/-0,25% so với mức +/-0,1% trước đó đối với nghiệp vụ giao ngay, lên +/-0,5% so với mức +/- 0,4% của nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn 30 ngày, lên +/-2,5% so với mức 2,35% của nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn trên 90 ngày... Việc điều chỉnh tăng này đáp ứng được
yêu cầu của các NHTM cũng như các doanh nghiệp có nhu cầu mua bán ngoại tệ với các ngân hàng khơng bị gị bó trong khn khổ chật hẹp trước đây.
26
{Xem Bảng 2.1- Diễn biến các thời điểm thay đổi biên độ giao dịch tỷ giá hối đối – Danh mục bảng biểu – Phụ lục}.
Có thể nói trong giai đoạn 2001-2006 với những thay đổi hợp lý trong chính sách tỷ giá hối đối, tỷ giá hối đối giữa VND/USD ổn định, khơng tạo ra những bất lợi cho sự phát triển kinh tế, khuyến khích xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu. Việc điều hành tỷ giá hối đoái đã gắn với quan hệ cung - cầu trên thị trường. Tỷ giá hối đoái trên thị trường tự do và thị trường liên ngân hàng khơng có sự chênh lệch đáng kể. Từ ngày 07/11/2006, Việt Nam được kết nạp vào WTO, một biểu hiện rõ nét nhất
ngay sau khi hội nhập, đó là dịng vốn nước ngồi chảy vào nhiều, áp lực lạm phát gia tăng. Cũng như hầu hết các nước khi mở cửa, Việt Nam có sự lựa chọn để đổi mới mình cho phù hợp với các nước khi hội nhập. Nhất là với chính sách điều hành tỷ giá hối đối, cần có sự lựa chọn thật hợp lý để kinh tế đất nước không đi chệch
hướng phát triển đã được định ra.
Từ năm 2007 đến nay, đã có những biến động lớn trong chính sách điều hành tỷ giá của NHNN thể hiện ở những nội dung sau:
- Nới rộng biên độ tỷ giá hối đoái: Ngày 02/01/2007, NHNN đã nới rộng biên độ tỷ giá VND/USD 0,25% lên 0,5% so với tỷ giá liên ngân hàng đồng thời đưa ra tỷ giá VND/USD trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là 16.165 VND/USD. Nguyên nhân của hành động này là do lãi suất VND tăng cao do tác động của yếu tố cung
cầu, lạm phát và lãi suất USD có xu hướng giảm do ảnh hưởng của lãi suất thế giới, xảy ra hiện tượng chuyển dịch từ tiền gửi USD sang VND.
- Sự can thiệp vào chính sách tỷ giá hối đối của NHNN: Ngày 02 và 03/01/2007,
NHNN đã mua ngoại tệ của các NHTM với số lượng nhiều hơn nhằm giảm bớt tình trạng thừa USD trên thị trường. Ước tính trong 2 ngày, NHNNV đã mua vào trên
140 triệu USD. Vào thời điểm đó, một số phương tiện thông tin đại chúng như báo Lao Động đưa tin: một số NHTM thừa USD và bán USD cho NHNN . Thực tế
27
không phải như vậy ngun nhân chính do tỷ giá hối đối VND/USD trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN công bố 16.165 VND/USD cao hơn hẳn so với tỷ giá thị trường tự do 16.070 VND/USD.
- Ngày 10/10/2007, NHNNVN đưa ra tỷ giá hối đoái 16.114VND/USD theo hướng VND mất giá so với USD, nhưng tỷ giá hối đoái VND/USD trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng vẫn cao hơn trên thị trường tự do. Ý đồ của một số NHTM muốn lặp lại như 6 tháng đầu năm 2007, muốn bán USD cho NHNN để kiếm lời. Nhưng
NHNN đưa ra điều kiện: NHNN chỉ mua USD của các NHTM trong trạng thái
ngoại tệ thị trường, và NHNN chỉ mua USD tối đa bằng số USD gây ra trạng thái
thị trường mà thơi. Vì vậy, chuyện “thừa mứa” USD trở nên “nóng” khi NHNN- với vai trị là người mua và bán ngoại tệ cuối cùng vẫn chưa xuất hiện. Lần đầu tiên
trong lịch sử phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam, các NHTM công bố giá mua vào và giá bán ra USD bằng nhau và ở mức sàn. Cách xử sự của NHNN và các
NHTM khiến “USD ế, không ai mua”, “USD rẻ” trên thị trường tự do.
- Ngày 24/12/2007, NHNN nới rộng biên độ dao động tỷ giá hối đoái VND/USD từ 0,5% lên 0,75% ngay trong những ngày cuối năm 2007. Sau gần 10 ngày kể từ khi NHNN nới rộng biên độ dao động tỷ giá, tỷ giá hối đoái đã mất hơn 30 VND/USD, tụt xuống dưới ngưỡng 16.000 VND/USD. Tỷ giá hối đoái niêm yết tại các ngân
hàng quốc doanh và kể cả khối cổ phần trong ngày đầu năm mới chỉ còn 15.995 –
16.000 VND/USD (mua – bán). Như vậy, so với một tháng trước, tỷ giá mất hơn 100 VND/USD. Tình trạng thiếu VND và thừa USD vẫn diễn ra trên thị trường kéo dài đến những ngày đầu năm 2008 khiến cho tỷ giá giao dịch tại các ngân hàng liên tục được giảm sâu.
- Ngày 10/03/2008, chính phủ tuyên bố chuyển mục tiêu và chính sách phát triển kinh tế từ sự theo đuổi mục tiêu tăng trưởng cao sang chính sách ưu tiên kiềm chế
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ với tám nhóm giải pháp. Đồng thời NHNN đã mở
28
15.400 VND/USD. Đột ngột trung tuần tháng 06/2008, có lúc tỷ giá hối đoái chợ đen lên 19.000-19.800 VND/USD. Thị trường tự do xảy ra hiện tượng “sốt ảo” do ảnh hưởng yếu tố đầu cơ, nhà đầu tư đổ xô mua USD do tâm lý từ một bộ phận dân
cư. Tâm lý này bắt nguồn từ những thông tin bất lợi như: tỷ lệ lạm phát tiếp tục tăng cao trong các tháng được công bố.
- Ngày 16/06/2008, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu đã ký quyết định tăng
biên độ dao động tỷ giá hối đoái VND/USD từ 1% lên 2%, áp dụng từ 27/06/2008.
Đồng thời, NHNN quyết định công bố lãi suất cơ bản tiếp tục được áp dụng mức
14%/năm kể từ 01/07/2008. Ngày 27/06/2008, ngày đầu tiên chính thức áp dụng
biên độ dao động tỷ giá hối đoái VND/USD 2%, tỷ giá hối đoái VND/USD niêm
yết tại các NHTM tăng 230 đồng so với ngày 26/06, ở mức 16.846 VND/USD.
Cùng thời điểm, giá USD trên thị trường tự do giảm hơn 400 VND/USD. Giá USD mua vào là 17.400 VND/USD và bán ra là 17.775 VND/USD. Sức mua USD tăng khá mạnh, lượng khách hỏi mua tăng khoảng 20% so với bình thường. Tuy nhiên, theo một số NHTM, lượng USD bán ra vẫn còn rất hạn chế, thậm chí có ngân hàng mua vào chứ khơng bán USD ra. Do vậy, chuyện doanh nghiệp mua USD theo tỷ giá niêm yết vẫn rất khó.
- Ngày 06/11/2008, NHNN tiếp tục ban hành quyết định số 2635 mở rộng biên độ
dao động tỷ giá hối đoái VND/USD lên 3% và sau đó ngày 23/03/2009 lên 5% với mục đích điều hành chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn giúp cho các tổ chức
kinh tế và tổ chức tín dụng thích ứng tốt hơn với các biến động trên thị trường thế
giới. Về tỷ giá hối đối, các NHTM có xu hướng niêm yết tỷ giá hối đoái mua và
bán VND/USD ở mức sát và kịch trần. Tỷ giá niêm yết bán VND/USD của NHTM phổ biến quanh mức 17.784 - 17.787 và đầu tuần tháng 06/2009 là 17.790. Như vậy, tỷ giá hối đoái VND/USD sau 5 tháng đầu năm 2009 đã tăng 5,18%, trong khi chỉ
số giá tiêu dùng còn ở mức lũy kế là 2,13%. Vậy là VND bị mất giá kép khá mạnh so với USD sau khi chính USD đã mất giá mạnh so với nhiều đồng tiền thanh toán quốc tế khác. Đây là một dấu hiệu của lạm phát.
29
- Ngày 31/10/2009, tỷ giá hối đối bình qn trên thị trường liên ngân hàng ở mức 17.010 VND/USD, tăng 0,01% so với cuối tháng trước, tỷ giá hối đoái giao dịch
của các tổ chức tín dụng ln kịch trần cho phép.
Tại sao NHNN phải nới rộng biên độ dao động tỷ giá hối đoái?
Như chúng ta đã biết, thời gian qua USD liên tục giảm giá vì nhiều lý do. Chính vì thế USD đã rẻ đi rất nhiều so với VND. Tuy nhiên, tỷ giá của chúng ta vẫn chưa
phản ánh hết được điều này. So với mức giảm thực tế của USD thì mức giảm VND chậm hơn khá nhiều. Nguyên nhân là do lâu nay, chúng ta chủ trương duy trì chính