Thực trạng tác động của tỷ giá hối đoái đối với xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015 (Trang 47 - 56)

2.2. Thực trạng tác động của chế độ tỷ giá hối đoái

2.2.1. Thực trạng tác động của tỷ giá hối đoái đối với xuất nhập khẩu

2.2.1.1. Diễn biến của xuất nhập khẩu

{Xem Bảng 2.2- Số liệu tổng hợp 2001-T11/2009 – Danh mục bảng biểu – Phụ lục},{Xem Hình 2.1- Diễn biến xuất nhập khẩu qua các năm, 2001 – T11/2009– Danh mục hình vẽ – Phụ lục} và {Xem Hình 2.2- Gía trị xuất nhập khẩu của Việt Nam, 1986 – 2008– Danh mục hình vẽ – Phụ lục}.

Xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2001 đến nay đã chứng minh sự tăng trưởng

nhanh chóng của thị trường thương mại quốc tế, đã trải qua nhiều giai đoạn. * Giai đoạn 1: từ năm 2001- 2006, cán cân thương mại tăng dần thâm hụt đều. Cán cân thương mại tăng dần thâm hụt đều từ 1.189 triệu USD tương ứng giá trị

xuất khẩu là 15.029 triệu USD, giá trị nhập khẩu là 16.218 triệu USD năm 2001, lên 3.040 triệu USD năm 2002, lên 5.107 triệu USD năm 2003, lên 5.484 triệu USD năm 2004, lên 4.314 triệu USD năm 2005 và 5.065 triệu USD năm 2006.

Biên độ dao động tỷ giá 0,25% được cố định trong thời gian năm 2002 đến cuối

năm 2006 (tỷ giá năm 2006 tăng 4,0% từ 15.280VND/USD lên 15.994VND/USD so với năm 2002) cùng với việc VND được định giá thấp đã cải thiện rõ rệt xuất

31

giai đoạn 2002 – 2006, theo sau mức tăng xuất khẩu khoảng 24%/năm của giai đoạn 1993 – 2000. Tỷ trọng xuất khẩu của GDP đã tăng từ 47,6% năm 2002 lên 65,4%

năm 2006. Trong khi các quốc gia châu Á khác vẫn là thị trường hàng hóa lớn của Việt Nam (khoảng 50%), 23,6% xuất khẩu của Việt Nam hướng tới thị trường EU vào năm 2006 (so với 12,6% năm 1995) và 20,2% tới thị trường Mỹ (so với 3% năm 1995). Cơ cấu xuất khẩu cũng trở nên đa dạng hơn. Các sản phẩm xuất khẩu

chính phần lớn là các hàng hóa chưa qua chế biến như dầu thô, gạo, hải sản, cà phê, các sản phẩm nông nghiệp khác và các sản phẩm gia công như dệt may, giày dép. Hàng điện tử và sản phẩm đồ gỗ chiếm tỷ trọng ngày một tăng trong tổng kim

ngạch xuất khẩu. Trong khi sẽ rất khó khăn để giữ vững tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu mạnh trong 15 năm qua, thì việc triển khai các cam kết của Khu vực Tự do Thương Mại ASEAN cùng các thỏa thuận kèm theo, và việc gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế giới dự kiến trong năm 2006 sẽ mang lại những cơ hội mới cho tăng trưởng xuất khẩu.

* Giai đoạn 2: từ đầu năm 2007 - nay, cán cân thương mại thâm hụt phi mã.

Cán cân thương mại thâm hụt phi mã lên 14.024 triệu USD năm 2007, lên 18.029 triệu USD năm 2008, lên 10.417 triệu USD tương ứng giá trị xuất khẩu là 51.306

triệu USD, giá trị nhập khẩu là 61.723 triệu USD tính đến cuối tháng 11/2009, tăng gấp 9 lần so với thâm hụt thương mại năm 2001. Đặc biệt từ đầu năm 2007 đến nay,

để đối phó với tình trạng biến động của nền kinh tế thế giới ngày càng phức tạp,

chính phủ Việt Nam đã 6 lần tiến hành điều chỉnh biên độ dao động của tỷ giá. Tính

đến tháng 11 năm 2009 kim ngạch hàng hố xuất khẩu ước tính đạt 51,3 tỷ USD,

giảm 11,6% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt

24,3 tỷ USD, giảm 6,7%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi (kể cả dầu thô)

đạt 27 tỷ USD, giảm 15,5%. Nếu không kể dầu thơ thì kim ngạch xuất khẩu khu

vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ giảm 3,7% so với cùng kỳ năm 2008. Một số mặt hàng chủ lực có lượng xuất khẩu tăng trong 11 tháng nhưng do giá trên thị trường thế giới thấp nên kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó gạo

32

tăng 33,5% về lượng nhưng giảm 5,8% về kim ngạch; cà phê tăng 15,5% về lượng, giảm 17,4% về kim ngạch; than đá tăng 19,8% về lượng, giảm 11,3% về kim ngạch; dầu thô tăng 3,1% về lượng, giảm 41,7% về kim ngạch; cao su tăng 8,6% về lượng, giảm 32,4% về kim ngạch. Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 61,7 tỷ

USD, giảm 17,8% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước

đạt 39,3 tỷ USD, giảm 20,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngồi đạt 22,4 tỷ USD,

giảm 13,2%. Nhập siêu 11 tháng năm 2009 ước tính 10,4 tỷ USD, bằng 20,3% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu và bằng 61,1% mức nhập siêu cùng kỳ năm 2008. Tuy nhiên, cũng như các quốc gia khác, xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày càng sụt giảm, thể hiện qua số liệu của kỳ sau luôn thấp hơn kỳ trước, cụ thể trong tháng 11/2009, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 4,7 tỷ USD, giảm 6,5% so với tháng trước (chủ yếu do lượng dầu thơ xuất khẩu giảm 424 nghìn tấn, tương đương 218 triệu USD để tăng nguồn cung cho nhà máy lọc dầu Dung Quất) và tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2008. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 6,7 tỷ USD, tăng nhẹ so với tháng trước do nhập khẩu vàng theo chủ trương của Nhà nước và tăng 42,4% so với cùng kỳ năm 2008. Nhập siêu hàng hóa tháng 11/2009 ước tính 1,97 tỷ USD.

{Xem Hình 2.3- Diễn biến cán cân thương mại Việt Nam 11 tháng trước – Danh mục hình vẽ – Phụ lục}; {Xem Hình 2.4- Xuất nhập khẩu 11 tháng trước – Danh mục hình vẽ – Phụ lục} và {Xem Hình 2.5- Tăng trưởng xuất nhập khẩu của các khu vực 11 tháng trước – Danh mục hình vẽ – Phụ lục}.

2.2.1.2. Thực trạng tác động của tỷ giá hối đoái đối với xuất nhập khẩu

{Xem Hình 2.6 - Tương quan giữa tỷ giá hối đối và cán cân thương mại qua các

năm, 2001-T11/2009 – Danh mục hình vẽ – Phụ lục}.

Sơ đồ 2.6 cho ta cái nhìn trực quan về mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại. Có thể thấy xu hướng biến động chủ yếu giữa tỷ giá và cán cân thương mại là

33

biến động ngược chiều, khi tỷ giá tăng thì cán cân thương mại sụt giảm. Tại sao ở

Việt Nam tình hình cán cân thương mại lại diễn ra khác với lý thuyết.

Ở Việt Nam, thâm hụt thương mại lớn xuất phát từ hai nguyên nhân chính: Một là, đồng nội tệ lên giá dẫn đến khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Hai là,

luồng vốn nước ngoài đổ vào nhiều, cung tiền tăng nhanh kéo theo cầu hàng hoá

tăng trong khi cung hàng hoá trong nước không đáp ứng được dẫn đến áp lực buộc phải nhập khẩu. Các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, để xác định chỉ riêng tác động của tỷ giá đối với xuất nhập khẩu là một việc rất khó khăn. Tuy nhiên, tác giả xin trình bày ý kiến riêng của cá nhân về vấn đề này.

2.2.1.2.1. Thực trạng tác động của tỷ giá hối đoái thực song phương (BRER) đối với xuất nhập khẩu

{Xem Hình 2.7: Biến động tỷ giá danh nghĩa VND/USD: 2006 - 2008 – Danh mục hình vẽ – Phụ lục};{Xem Hình 2.8: Chỉ số tỷ giá thực VND/USD, 2003 - 2007 – Danh mục hình vẽ – Phụ lục} và {Xem Hình 2.9: Mối quan hệ giữa tỷ giá thực song phương BRER và cán cân thương mại – Danh mục hình vẽ – Phụ lục}.

Qua phân tích tỷ giá hối đối danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực của Việt Nam từ

năm 2001 đến nay, ta thấy BRER trải qua 2 giai đoạn.

* Giai đoạn 1: từ năm 2001 đến cuối năm 2004, BRER>100%

Nếu lấy năm 1999 làm gốc thì tỷ giá hối đối VND/USD danh nghĩa vào cuối năm 2004 tăng 12,24%, tức VND giảm giá 12,24% (tỷ giá VND/USD năm 1999 là 14.028; năm 2004 là 15.746). Trong khi tỷ giá hối đoái thực tăng lên 107,5%. Nghĩa là trên thực tế VND đang giảm giá khoảng 7,5% so với USD. BRER>100% theo lý thuyết sức cạnh tranh thương mại quốc tế của có chiều hướng tích cực Việt Nam, chính sách phá giá nội tệ đã mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, trong giai đoạn này tốc

34

vơ hiệu hóa mọi cố gắng của chính phủ trong việc phá giá VND để cải thiện sức

cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam. * Giai đoạn 2: từ năm 2004- nay, BRER<100%

Nếu lấy năm 1999 làm gốc thì tỷ giá hối đối VND/USD danh nghĩa vào cuối năm 2008 tăng 16,21%, tức VND giảm giá 16,21% (tỷ giá VND/USD năm 1999 là 14.028; năm 2008 là 16.302). Trong khi tỷ giá hối đoái thực giảm còn 93,7%. Nghĩa là trên thực tế VND đang tăng giá khoảng 6,3% so với USD. BRER<100% theo lý thuyết sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam bị xói mịn. Bên cạnh đó, vì tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu lớn hơn tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu nên

VND bị “mất giá kép” làm cán cân thương mại thâm hụt.

2.2.1.2.2. Thực trạng tác động của tỷ giá hối đoái thực đa phương (MEER) đối

với xuất nhập khẩu

{Xem Hình 2.10: Mối quan hệ giữa tỷ giá thực đa phương MEER và cán cân

thương mại – Danh mục hình vẽ – Phụ lục}.

MEER được tính thơng qua rổ tiền tệ gồm 11 đồng tiền các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam: Singapore, Nhật Bản, Mỹ, Anh, Úc, Trung Quốc, EU, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc và Indonexia.

Qua phân tích tỷ giá hối đối danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực của Việt Nam từ

năm 2001 đến nay, chúng ta có thể thấy MEER từ năm 2001 đến nay trải qua 2 giai

đoạn.

* Giai đoạn 1: từ năm 2001- cuối năm 2004, MEER có xu hướng tăng

Nếu lấy năm 1999 làm gốc thì tỷ giá hối đối danh nghĩa của VND so với rổ tiền tệ tăng 20% (theo tính tốn ADB năm 2005) tức VND giảm giá 20%. Trong khi tỷ giá thực hiệu MEER có xu hướng tăng, trung bình giai đoạn tăng 11,9%; điều này có

35

nghĩa là trên thực tế VND đang mất giá so với rổ tiền tệ 11,9%. MEER có xu hướng tăng, đã làm cho cán cân thương mại trong giai đoạn này được cải thiện.

* Giai đoạn 2: từ đầu năm 2004- nay, MEER có xu hướng giảm

Nếu lấy năm 1999 làm gốc thì tỷ giá hối đối danh nghĩa của VND so với rổ tiền tệ tăng 15% (theo tính tốn ADB năm 2008) tức VND giảm giá 15%. Trong khi tỷ giá MEER giảm chứng tỏ giá hàng xuất khẩu trở nên đắt hơn và giá hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn một cách tương đối, điều này sẽ góp phần làm giảm giá trị kim ngạch

xuất khẩu của Việt Nam. Nói cách khác, nếu khơng điều chỉnh chính thức một cách hợp lý sẽ khơng có lợi cho cán cân thương mại của Việt Nam. Đến đây, có một điều cần lưu ý là: tại năm 2004, MEER giảm sẽ làm xói mịn sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam (theo lý thuyết) nhưng thực tế, tại năm này đường chỉ số xuất khẩu nằm cao hơn đường chỉ số nhập khẩu, nghĩa là sức cạnh tranh thương mại

quốc tế của Việt Nam được cải thiện. Điều này có thể được xem là do độ lệch về

thời gian tác động của tỷ giá lên xuất nhập khẩu (giai đoạn trước MEER tăng).

{Xem Hình 2.11: Tăng giá của các ngoại tệ mạnh so với USD từ năm 2006 – Danh mục hình vẽ – Phụ lục}.

Thông qua việc xem xét BRER và MEER, ta thấy diễn biến của cán cân thương mại từ năm 2001 đến nay có thể giải thích như sau:

- Thứ nhất, xuất khẩu của Việt Nam cũng như các nước khác chịu tác động rất

nhiều của các yếu tố như: Thuế xuất khẩu, mức giá cả hàng hố trong nước và nuớc ngồi, năng suất lao động của ngành hàng xuất khẩu, cơ cấu hàng xuất, chất lượng và mức độ đa dạng hoá chủng loại, tiếp thị, xúc tiến thương mại... Trong cơ cấu

hàng xuất khẩu của Việt Nam thì dầu thô, hàng dệt may và gạo chiếm tỷ trong tương đối lớn (khoảng trên 40%), mà giá trị xuất khẩu của các mặt hàng này chủ

yếu dựa vào kết quả của hoạt động sản xuất và khả năng chiếm lĩnh thị trường quốc tế hơn là tỷ giá hối đoái.

36

- Thứ hai, đối với nhập khẩu, nước ta nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị và

nguyên, nhiên vật liệu cho sản xuất (chiếm trên 90% giá trị nhập khẩu). Vì vậy, việc tăng giá trị nhập khẩu sẽ phụ thuộc nhiều vào chu kỳ tăng trưởng kinh tế hơn là tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, phân tích từng lĩnh vực xuất nhập khẩu cụ thể, nếu VND lên giá thì một số lĩnh vực cũng bị ảnh hưởng, nhưng tựu chung lại là tác động

khơng lớn, ví dụ khối doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông, lâm, thuỷ sản là nhóm hàng chủ yếu sản xuất ở trong nước chịu tác động bất lợi hơn đối với các doanh

nghiệp sản xuất hàng gia công chế biến, lắp ráp linh kiện điện tử. Khối khai thác

dầu khí chịu bất lợi khi VND lên giá, nhưng do giá thế giới lên cao nên tác động không lớn.

- Thứ ba, do xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu thanh toán bằng USD, trong đó rủi ro hối đối hồn tồn do phía doanh nghiệp Việt Nam gánh chịu; vì vậy, độ co giãn

của nhập khẩu với tỷ giá hối đoái rất thấp, nhất là nguyên liệu thơ và khống sản. - Thứ tư, lạm phát của Việt Nam từ năm 2006 đến nay cao hơn nhiều so với lạm phát của Mỹ mặc dù chính phủ đã nhiều lần nới rộng biên độ dao động tỷ giá

VND/USD. Nhưng trong giai đoạn này, chống lạm phá là mục tiêu hàng đầu, chính sách tỷ giá được điều hành nhằmcố gắng duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đối danh nghĩa. Việc duy trì tỷ giá danh nghĩa gần như cố định trong điều kiện lạm phát đã

được kiềm chế, song vẫn cao hơn lạm phát của Mỹ (nước có đồng tiền chiếm tỷ

trọng chủ yếu trong giỏ ngoại tệ để xác định tỷ giá của Việt Nam) và các nước có quan hệ thương mại chủ yếu của Việt Nam.

2.2.1.2.3. Định lượng tác động của tỷ giá hối đoái đối với xuất nhập khẩu

Ta có mối quan hệ giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái: NX = EX(e) - eIM(e,Y) {đã đề cập ở Chương 1}

Sử dụng kinh tế lượng hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất với các dữ liệu kinh tế vĩ mô được thu thập như sau:

37

Y = dNX/de : mức thay đổi của cán cân thương mại so với thay đổi của tỷ giá

thực.

X1 = EX/e : xuất khẩu thực tế đã được điều chỉnh bởi tỷ giá thực. X2 = IM : nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ nước ngoài.

X3 = dY/de : mức thay đổi của GDP so với biến động của giá trị thực VND Tiến hành phân tích:

Theo kiểm định, ta có hệ số R (Multiple R) = 0,8262 thể hiện mức độ tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Y là tương đối mạnh. Hệ số xách định thể hiện qua R Square là 0,6826 thể hiện khả năng giải thích của các biến độc lập với các biến phụ thuộc Y là khá cao. Điều này có nghĩa là kết quả của mơ hình hồi quy này rất phù hợp với hồn cảnh kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2001-2008, các hệ số hồi quy sẽ có ý nghĩa trong việc phân tích đánh giá về tình hình xuất nhập khẩu

trong giai đoạn này.

Để kiểm tra mơ hình ta chọn ban đầu có đúng hay khơng ta sử dụng kiểm định sau.

38

ta kết luận là có mối quan hệ về mặt thống kê, hay là có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Theo mơ hình kiểm định trên, ta có giá trị tuyệt đối của các biến X1, X2, X3 đều

lớn hơn 2, nên ta kết luận mơ hình ban đầu ta chọn là đúng.

Hệ số β cho thấy tác động của xuất khẩu thực (EX/e) lên mức độ tăng giảm của NX. Hệ số β = -17,824 cho thấy ảnh hưởng của xuất khẩu thực kỳ này đến mức độ biến

động của cán cân thương mại của kỳ sau là biến động ngược chiều.

Tương tự, hệ số χ = 15,654 cho thấy sự tác động thuận chiều của hàng hóa của hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015 (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)