Dự báo tổng quát về phát triển kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015 (Trang 78 - 81)

CHO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

3.1. Dự báo tổng quát về phát triển kinh tế Việt Nam và định hướng chính sách tỷ giá tỷ giá

3.1.1. Dự báo tổng quát về phát triển kinh tế Việt Nam

Thời điểm khó khăn nhất của kinh tế Việt Nam dường như đã qua và các dấu hiệu tích cực về khả năng hồi phục kinh tế đã xuất hiện thì vấn đề quan trọng bây giờ là

định hướng cho tương lai. Tại Hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho

Việt Nam (tháng 6/2009), WB đã có báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế

của Việt Nam và đưa ra những dự báo về phát triển kinh tế Việt Nam.

Trước hết, hội nhập sâu rộng hơn đem lại nhiều cơ hội to lớn, những cũng đồng

nghĩa rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mơ có thể tăng lên.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân 5 năm 2011-2015 giảm so với thời kỳ

2005-2010, khoảng 4-5%/năm.

Khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp đến nền

kinh tế Việt Nam. Theo số liệu của NHNN, số dư cho vay thực hiện hỗ trợ lãi suất tính đến hết ngày 21/5/2009 là 301.000 tỷ VND. Chính phủ cịn có chủ trương thực hiện gói kích cầu sắp tới với 8 tỷ USD tương đương khoảng 170.000 tỷ VND sẽ được đưa vào hỗ trợ và lượng tiền lớn hơn sẽ được tung vào thị trường. Như vậy

khủng hoảng kinh tế đã tăng lạm phát tiền tệ đối với nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế Việt Nam suy giảm do giảm lạm phát cầu kéo trong khi vẫn hàm chứa các yếu tố

62

của lạm phát tiền tệ và lạm phát chi phí đẩy. Một vấn đề quan trọng nữa mà Việt

Nam cần quan tâm là khi nền kinh tế vượt qua suy giảm sang tăng trưởng, nguy cơ tăng trưởng nóng lại xuất hiện và lạm phát cầu kéo tiếp tục hiện diện, khi ấy kinh tế sẽ rơi vào vịng xốy lạm phát nguy hiểm khó bề kiểm sốt.

Thị trường Việt Nam khơng cịn là “ngơi sao đầu tư”. Nhiều “ông lớn” đầu tư của

thế giới cho rằng, Trung Quốc là thị trường đầu tư tốt nhất năm 2009 trong số các thị trường mới nổi. Lý do chính là vì kế hoạch kích cầu 4.000 tỷ nhân dân tệ (khoảng 584 tỷ USD) cho nhà ở giá rẻ, giảm thuế, xây dựng cầu đường, sân bay và

đường sắt. Một lý do nữa khiến Trung Quốc trở nên hấp dẫn là họ vẫn có mục tiêu

tăng trưởng 8%, trong khi Ngân hàng Thế giới dự báo 7,5% và các nhà phân tích khác dự báo khoảng 6%. Nghĩa là con số nào thì cũng hấp dẫn so với các con số tăng trưởng của Mỹ, Nhật Bản, châu Âu. Theo thống kê của nhóm nghiên cứu EFPR Global, lượng tiền nhà đầu tư nước ngoài đổ vào cổ phiếu Trung Quốc hiện

nay lớn hơn cả Brazil, Hàn Quốc hay Đài Loan và đạt mức cao nhất trong 13 năm qua. Bất kể những nhận định hay phân tích trên có chính xác hay khơng, thì với số liệu thống kê về lượng vốn đổ vào những đối thủ cạnh tranh kể trên như vậy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chắc hẳn sẽ bị ảnh hưởng xấu.

63

3.1.2. Định hướng chính sách tỷ giá hối đối

Q trình phát triển kinh tế Việt Nam địi hỏi chính sách tỷ giá phải liên tục được điều chỉnh thích ứng với mơi trường trong nước và quốc tế thường xuyên thay đổi. Để góp phần khai thác tối đa những lợi ích và giảm thiểu những tổn thất từ hội nhập

kinh tế, chính sách tỷ giá ở Việt Nam trong thời gian tới cần hoàn thiện theo những định hướng cơ bản.

3.1.2.1. Tiếp tục duy trì cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý của Nhà nước

Tiếp tục duy trì cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý của Nhà nước xuất phát từ thực trạng: - Nguồn dự trữ ngoại tệ của Việt Nam còn quá nhỏ bé.

- Cán cân thanh toán thâm hụt nặng nề.

- Thị trường tài chính yếu kém với mức vốn luân chuyển thấp.

- Các công cụ điều tiết thị trường hối đối hiện vẫn cịn sơ sài, chưa phát huy đúng

mức khả năng hạn chế rủi ro hối đối.

- Hơn nữa, Chính phủ Việt Nam khó có thể đạt được cùng lúc ba mục tiêu: ổn định tỷ giá hối đoái, giữ thị trường vốn mở và quản lý chính sách tiền tệ hoạt động. Một

chính phủ chỉ có thế đạt được hai trong số những mục tiêu chính sách trên. Chẳng hạn, chính phủ có thể giữ tỷ giá ổn định và thị trường vốn mở bằng cách chấp nhận tỷ giá cố định thường xuyên, nhưng phải từ bỏ sự độc lập về tiền tệ. Nếu một chính phủ chọn sự độc lập về tiền tệ và thị trường vốn mở thì phải thả nổi tỷ giá và khơng thể có được tỷ giá ổn định. Và cuối cùng, nếu chính phủ chọn tỷ giá ổn định và tiền tệ độc lập thì phải từ bỏ hội nhập thị trường vốn.

3.1.2.2. Chính sách tỷ giá hối đối phải chú ý cân nhắc kết hợp theo hướng có lợi cho sự tăng trưởng chung của nền kinh tế

64

khẩu, nhập khẩu, cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại tệ, lợi ích của các nhóm dân cư v.v thúc đẩy sự tăng trưởng chung của nền kinh tế.

3.1.2.3. Chính sách tỷ giá hối đối phải nâng cao uy tín, tạo điều kiện cho Việt Nam đồng có khả năng chuyển đổi

Chính sách tỷ giá cịn phải lưu tâm đến hai thực tế: nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay còn lớn, và VND chưa chuyển đổi được. Do đó, thực hiện chính sách tỷ

giá phải đồng thời tạo điều kiện từng bước cho VND chuyển đổi được và không tạo thêm gánh nặng lên các khoản nợ quốc gia. Mặt khác phải góp phần tăng dự trữ ngoại tệ để NHTW can thiệp thị trường ngoại hối.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015 (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)