Các giải pháp về mặt kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015 (Trang 87 - 132)

3.2. Các giải pháp hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái

3.2.4. Các giải pháp về mặt kỹ thuật

3.2.4.1. Xác định một ngang giá trung tâm hướng vào tỷ giá thực tế cân bằng dài hạn

Trong bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam, theo ý kiến cá nhân của riêng tôi, NHNN trong ngắn hạn và trung hạn nên chuyển sang chế độ tỷ giá Dải Băng Trườn

(Crawling Band) tức là dải băng tỷ giá trườn xoay quanh một ngang giá trung tâm – neo tỷ giá vào một rổ các ngoại tệ với biên độ lớn hơn +/- 1%. Như vậy, NHNN cần phải xác định ngang giá trung tâm, bề rộng của dải băng và cách can thiệp trong

phạm vi khung này.

Các kinh nghiệm của Chilê, Colombia và các nước Đông Á cho thấy việc ấn định

ngang giá trung tâm là nhằm mục tiêu duy trì tính cạnh tranh của hàng hóa nội địa trên thị trường thế giới. Ngang giá trung tâm nên xác định theo tỷ giá thực cân bằng dài hạn để ngăn chặn các dự kiến về các tái sắp xếp riêng rẽ của thị trường. Trong

điều kiện dự trữ ngoại hối của chúng ta còn thấp lại đi kèm với thâm hụt liên tục cán

cân tài khoản vãng lai thì điều chỉnh ngang giá không chỉ theo chênh lệch giữa lạm

phát trong nước và nước ngồi mà cịn phải chú ý đến các thay đổi trong các tỷ giá thực tế cân bằng cơ bản, thường là do các thay đổi thường xuyên trong các yếu tố

cơ bản của nền kinh tế, như là thay đổi trong tỷ lệ xuất nhập khẩu, mức thâm hụt ngân sách và các điều kiện trong các thị trường tài chính bên ngồi. Những nghiên cứu gần đây của IMF càng bổ sung thêm cho nhận định trên khi cả 5 nền kinh tế

Đông Nam Á gần gũi với chúng ta là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore,

Thái Lan đều theo dấu khá sát các giá trị cân bằng dài hạn trong suốt các thời kỳ các dòng vốn quốc tế chảy vào các quốc gia này.

71

3.2.4.2. Xác định bề rộng của dải băng tỷ giá

Như vậy, ngang giá trung tâm được xác định hướng về tỷ giá thực tế cân bằng dài

hạn. Vấn đề kế tiếp của chính phủ Việt Nam là xác định bề rộng của dải băng tỷ giá và mức độ can thiệp trong phạm vi khung này. Chiều rộng dự kiến của khung tùy

thuộc vào mức độ độc lập của chính sách tiền tệ. Phạm vi tỷ giá lệch khỏi ngang giá trung tâm của nó càng lớn - tức là khung càng rộng thì phạm vi của một chính sách tiền tệ trong nước độc lập càng lớn (lý thuyết Trilemma: Thả nổi tỷ giá sẽ đạt được hai mục tiêu là độc lập về tiền tệ và hội nhập tài chính). Đến lượt mình, sự hữu ích của chính sách tiền tệ độc lập trong việc giảm thiểu tính dễ biến động tùy thuộc vào các công cụ ổn định khác chẳng hạn như một chính sách tài khố linh hoạt, và phụ thuộc vào nguồn gốc của các cú sốc đối với nền kinh tế.

Phân tích truyền thống về vấn đề này tập trung vào các ý nghĩa bao hàm của các cú sốc trong các thị trường tiền tệ (cú sốc danh nghĩa) và cú sốc thị trường hàng hóa (cú sốc thực) trong nước, theo nguyên tắc sau: Nếu chính sách tài khố khơng đổi thì chính sách tỷ giá linh hoạt thích hợp với việc ngăn chặn những nguy cơ của cú sốc thực, trong khi đó chính sách tỷ giá cố định thích hợp hơn trong việc ngăn ngừa những nguy cơ của những cú sốc danh nghĩa. Điều này cho thấy rằng nếu Chính phủ khơng thể sử dụng chính sách tài khố như một cơng cụ ổn định hóa hoặc có

nhưng sử dụng sẽ tạo rất nhiều phí tổn, thì nước nào có các cú sốc thực nên áp dụng các khung tỷ giá tương đối rộng, trong khi các nước nào gặp phải các cú sốc danh

nghĩa nên giữ tỷ giá gần với ngang giá trung tâm. Tuy nhiên, với một chính sách tài khóa linh hoạt, có thể đối phó với các cú sốc thực thơng qua các điều chỉnh chính sách tài chính, qua đó làm giảm giá trị của chính sách tiền tệ độc lập như một cơng cụ ổn định hóa. Như vậy, việc áp dụng một khung tỷ giá tương đối hẹp thường phù

hợp hơn với mục tiêu ổn định hóa nếu có thể sử dụng được chính sách tài khóa như một cơng cụ ổn định hóa (lý thuyết Trilemma: cố định tỷ giá sẽ đạt được hai mục

72

Trong điều kiện chính sách tài khóa ở nước ta bị giới hạn khá nghiêm ngặt, bằng

mọi giá không vượt quá thâm hụt 5% trên GDP và thường xuyên gặp phải các cú sốc thực do mức cầu về hàng hóa Việt Nam khá cứng so với các nước trong khu vực thì chính sách tiền tệ phải thật linh hoạt. Các bài học quản lý kinh tế vĩ mô ở

các nước đã chỉ ra rằng, trong điều kiện khơng tự chủ được chính sách tài khóa thì

chỉ cịn một cửa duy nhất là tăng tính linh hoạt trong chính sách tiền tệ của NHTW bằng cách mở tương đối rộng dải băng tỷ giá. Nghiên cứu kinh nghiệm của các

nước đang phát triển như Israel, Colombia, Chi lê, Indonesia, Malaysia, theo tơi thì độ rộng của khung tỷ giá ở Việt Nam có thể sẽ lên đến con số 7% hoặc hơn nữa,

thậm chí đó là 10%. Trong một số trường hợp cần thiết, Chính phủ sẽ áp dụng

những biện pháp can thiệp trực tiếp vào dải băng bằng cách sử dụng dự trữ quốc gia tác động lên thị trường ngoại hối, hoặc can thiệp gián tiếp thơng qua chính sách lãi suất, thuế và các biện pháp kiểm soát khác.

3.2.4.3. Can thiệp vào phạm vi khung tỷ giá

Đối với vấn đề can thiệp trong phạm vi khung tỷ giá, với một chiều rộng khung cho

sẵn là 7% hoặc 10%, thì can thiệp vơ hiệu hóa nên đi theo các cú sốc danh nghĩa. Trong khi đó, nếu nước ta phải đối phó với các cú sốc thực thì Chính phủ nên kết

hợp giữa việc điều chỉnh tỷ giá và điều chỉnh chính sách tài khóa. Tuy nhiên, ta hãy xem xét một nguồn gốc khác của các cú sốc, các cú sốc tài chính bên ngồi “thuần túy”, dưới hình thức các dao động trong lãi suất quốc tế chẳng hạn. Trong trường

hợp này, tùy thuộc vào hình thức mà các cú sốc này được truyền vào nền kinh tế

nước ta mà Chính phủ cần có những chính sách can thiệp thích hợp. Thí dụ, nếu lãi suất quốc tế sụt giảm, và can thiệp khơng vơ hiệu hố để giữ cho tỷ giá cố định ở

mức ngang giá trung tâm của nó bằng cách mua dự trữ quốc tế, dẫn đến mở rộng cung tiền trong nước và lãi suất trong nước thấp hơn. Ngược lại, nếu NHNHTW không can thiệp, đồng nội tệ sẽ tăng giá theo thực tế và lãi suất thực tế trong nước sẽ tăng. Xét thuần túy từ góc cạnh ổn định hóa mức tổng cầu nội địa, chính sách can thiệp thích hợp trong phạm vi khung tỷ giá trong trường hợp này tùy thuộc vào

73

hướng điều chỉnh chính sách tài khố có khả năng thực hiện được hay không. Trong

điều kiện hiện tại ở nước ta, để tránh cả việc tăng trưởng q nóng lẫn tăng tỷ giá

thực địi hỏi Chính phủ phải thực hiện đồng bộ các giải pháp giữa siết chặt chính

sách tài khóa và can thiệp để giữ cho tỷ giá danh nghĩa gần với ngang giá trung tâm của nó. Về chính sách tài khố, với những cải cách ngân sách mà Quốc hội đã thông qua vào tháng 06.2009, đã tạo ra một triển vọng cho việc thắt chặt tài khoá bằng

cách tăng thu giảm chi, chống chi tiêu lãng phí. Nếu q trình thực thi cải cách ngân sách thành công sẽ giảm đi áp lực đáng kể về một nỗi lo lạm phát và do đó làm cho tỷ giá trượt xa khỏi mức cân bằng trung tâm. Như vậy chỉ cịn lại một cơng cụ trên thị trường mở và thị trường ngoại hối thông qua các can thiệp vô hiệu hoá bằng những tác động bù trừ giữa cung tiền ngoại tệ tăng lên (hoặc giảm đi) và cung tiền nội tệ giảm đi (hoặc tăng lên) để giữ cho tỷ giá ổn định. Các hoạt động trên thị

trường mở và thị trường ngoại hối rất ít khi được NHTW sử dụng trong thời gian

gần đây. NHTW nên mạnh dạn phát triển và đẩy mạnh các hoạt động trên thị trường mở, tạo một bước đột phá trước để mở rộng các hoạt động mua bán ngoại hối trên

thị trường ngoại hối sau này.

Nhìn chung, những đề xuất về điều hành chính sách tỷ giá như trên giống với hệ

thống tỷ giá linh hoạt có quản lý. Trong điều kiện của Việt Nam, thì lựa chọn chế

độ tỷ giá theo hướng linh hoạt hơn, cởi mở hơn và quan trọng hơn là hịa mình vào

xu hướng điều hành tỷ giá linh hoạt chung của thế giới là một xu thế nghiêm túc và

đúng đắn mà Chính phủ cần phải nghiên cứu và gấp rút triển khai. Tất nhiên là

khơng có một chính sách tỷ giá tối ưu cho bất kỳ quốc gia nào nhưng một chính

sách điều hành tỷ giá theo kiểu an toàn là trên hết và quá mang nặng tính hành

chính như hiện nay là khó có thể chấp nhận được. Bởi lẽ, hội nhập kinh tế phải gắn liền với hội nhập tỷ giá, phù hợp với các chỉ số kinh tế vĩ mơ và lộ trình thực hiện các cam kết với các tổ chức quốc tế.

74

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương cuối này đưa ra giải pháp hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu

phát triển kinh tế Việt Nam, trên cơ sở lý thuyết ở chương 1 và khảo sát thực trạng

ở chương 2.

Trong ngắn và trung hạn, Việt Nam nên chuyển sang áp dụng chế độ tỷ giá Dải

Băng Trườn (Crawling Band) tức là dải băng tỷ giá trườn xoay quang một ngang giá trung tâm. Với chế độ tỷ giá này, thứ nhất NHTW cần xác định một ngang giá trung tâm hướng vào tỷ giá thực tế cân bằng dài hạn, tỷ giá thực tế cân bằng dài hạn này nên được tính tốn theo một rổ các ngoại tệ mạnh bao gồm đôla Mỹ, Yên Nhật, Euro và đồng Nhân Dân Tệ của Trung Quốc, chứ không chỉ neo đồng tiền theo duy nhất đồng đôla Mỹ như hiện nay. Thứ hai, NHTW cần xác định bề rộng của dải

băng tỷ giá. Dải băng tỷ giá được đề nghị mở rộng ra lên đến 7% hoặc hơn nữa

nhằm làm tăng tính linh hoạt của chính sách tiền tệ, trong điều kiện chính sách tài khố của Việt Nam bị giới hạn khá nghiêm ngặt (thâm hụt không quá 5% trên GDP). Thứ ba, NHTW cần can thiệp vào phạm vi khung tỷ giá như thế nào để đảm bảo tỷ giá chỉ vận xoay quanh ngang giá trung tâm của nó trong biên độ cho phép. Tuy nhiên, một khi biên độ tỷ giá được mở rộng ra – tỷ giá được thả nổi hơn đặt ra yêu cầu: NHTW cần phát triển đầy đủ và hiệu quả các cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá, bao gồm các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau, hoán đổi tiền tệ, lãi suất và các quyền chọn tiền tệ. Đồng thời, NHTW cũng cần triển khai các phương pháp dự báo tỷ giá, vì nó giúp cho các bên tham gia thị trường an tâm đầu tư, kinh doanh ở

75

KẾT LUẬN TỒN ĐỀ TÀI

Từ năm 2001 đến nay, có thể nói việc điều hành chính sách tỷ giá nói chung và chế

độ tỷ giá nói riêng ở Việt Nam tương đối linh hoạt và đúng đắn, thể hiện qua tăng

trưởng kinh tế, phát triển xuất nhập khẩu đều đặn qua các năm, đồng thời kiểm soát

được lạm phát, ổn định tiền tệ.... Tuy nhiên, Việt Nam mới chỉ đang đi những bước đầu tiên trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, do đó khơng khỏi những

yếu kém và sai xót khi lựa chọn chế độ và điều hành chính sách tỷ giá hối đoái. Từ những kinh nghiệm thực tế trong điều hành chính sách tỷ giá Việt Nam những

năm qua và học tập kinh nghiệm của các quốc gia khác trên thế giới (nhất là các nước đã trải qua khủng hoảng), sẽ giúp Việt Nam không mắc lại những sai lầm đáng tiếc trong tương lai.

Qua khảo sát các cơng trình nghiên cứu của các chuyên gia tơi cho rằng chế độ tỷ giá hối đối phù hợp cho mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam là chế độ tỷ giá “Dải Băng Trườn” . Theo đó, tỷ giá sẽ vận động xoay quanh một ngang giá trung tâm

hướng về tỷ giá thực cân bằng dài hạn. Biên độ dao động tỷ giá xoay quanh ngang giá trung tâm có thể lên đến 7%. Khi đó, tỷ giá sẽ có điều kiện vận động linh hoạt

hơn, phản ánh đúng đắn hơn tình hình cung cầu thị trường so với chế độ tỷ giá

PHỤ LỤC – Danh mục hình vẽ S S D 1.80 1.60 P Q

Hình 1.2. Ảnh hưởng của tăng lãi suất tương đối đến sự hình thành tỷ giá hối đoái. D S S D 1.80 1.70 P Q

Hình 1.1. Ảnh hưởng của tăng xuất khẩu (xuất khẩu tăng tương đối nhiều hơn nhập khẩu) đến sự sụt giảm của tỷ giá hối đoái.

S D 1.85 1.80 P Q

Hình 1.4. Ảnh hưởng của tăng thu nhập tương đến sự tăng lên của tỷ

D S S D 1.80 1.65 P Q

Hình 1.3. Ảnh hưởng của tăng lãi suất thực đến sự sụt giảm tỷ giá hối đoái đồng bảng Anh.

Cán cân thương mại

Tỷ giá hối đối Hình 1.5. Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại - Lý thuyết đường

Hình 2.1: Diễn biến xuất nhập khẩu qua các năm, 2001-T11/2009

0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 T11/2009 -20,000 -18,000 -16,000 -14,000 -12,000 -10,000 -8,000 -6,000 -4,000 -2,000 0

Xuất khẩu (FOB) Nhập khẩu (CIF)

Cán cân thương mại (triệu USD, theo giá hiện hành)

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hình 2.3: Diễn biến cán cân thương mại Việt Nam 11 tháng trước

-4,000 -2,000 0 2,000 4,000 6,000 8,000

Cán cân thương mại (triệu USD) Xuất khẩu (FOB) Nhập khẩu (CIF)

Nguồn: Tổng cục Thống kê đơn vị (đơn vị: triệu USD)

Nguồn: Tổng cục hải quan

Hình 2.4:Xuất nhập khẩu 11 tháng trước

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 NK.Ước tính tháng 11 năm 2009.Trị giá NK.Cộng dồn 11 tháng năm 2009.Trị giá XK.Ước tính tháng 11 năm 2009.Trị giá XK.Cộng dồn 11 tháng năm 2009.Trị giá TỔNG TRỊ GIÁ Khu vực kinh tế trong nước Khu vực có vốn đầu tư NN

Nguồn: Tổng cục hải quan

70 75 80 85 90 95 NK.11 tháng năm 2009 so với cùng kỳ năm 2008 (%).Trị giá XK.11 tháng năm 2009 so với cùng kỳ năm 2008 (%).Trị giá

Hình 2.5: Tăng trưởng xuất nhập khẩu của các khu vực kinh tế 11 tháng trước

Hình 2.7: Biến động tỷ giá danh nghĩa VND/USD: 2006-2008

Nguồn: www.asset.vn.

Sơ đồ 2.6: Tương quan giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại qua các năm, 2001-T11/2009 10,000 11,000 12,000 13,000 14,000 15,000 16,000 17,000 18,000 19,000 20,000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 T11/ 2009 -20,000 -18,000 -16,000 -14,000 -12,000 -10,000 -8,000 -6,000 -4,000 -2,000 0

Tỷ giá hối đối bình qn (VND/USD) Cán cân thương mại (triệu USD, theo giá hiện hành)

Hình 2.8: Chỉ số tỷ giá thực VND/USD, 2003-2007

Hình 2.9: Mối quan hệ giữa tỷ giá thực song phương BRER và cán cân thương mại

Hình 2.10: Mối quan hệ giữa tỷ giá thực đa phương MEER và cán cân thương mại

Nguồn: Adb.org, wordbank.org, econstat.com, epp.eurostat.ec.europa.eu và thống kê tài chính quốc tế tháng 5/2008

Hình 2.11: Tăng giá của các ngoại tệ mạnh so với USD từ năm 2006

Hình 2.12: Tốc độ tăng trưởng GDP của kinh tế Việt Nam từ 1984 đến 2008

Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê tại www.asset.vn

Nguồn: Số liệu thống kê IMF, www.asset.vn

0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 9.0 2001 2003 2005 2007 T11/2009

Hình 2.13: Tương quan tăng trưởng kinh tế và sản lượng tiềm năng qua các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015 (Trang 87 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)