Bán hàng Thời hạn
luân chuyển hàng tồn kho
Thời hạn Chu kỳ
thanh tốn luân chuyển tiền
khoản phải trả
Nhận Trả tiền cho Ngày
hàng hĩa nhà cung cấp thu tiền
Dự trữ tiền mặt là điều tất yếu mà doanh nghiệp phải làm để đảm bảo việc thực hiện các giao dịch kinh doanh hàng ngày cũng như đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh doanh trong từng giai đoạn.
Do đặc thù kinh doanh, các siêu thị chỉ duy trì một lượng tiền mặt tại quỹ tối thiểu để đáp ứng nhu cầu tiền lẻ sử dụng trong ngày và các khoản chi phí để hoạt động siêu thị (chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp). Lượng tiền tồn quỹ tại mỗi siêu thị tùy thuộc vào quy mơ của từng siêu thị, hay nĩi cách khác nĩ tùy thuộc vào doanh số bán hàng hàng ngày tại mỗi siêu thị. Cụ thể:
Nhĩm siêu thị cĩ quy mơ lớn bao gồm các siêu thị cĩ doanh số bán hàng bình quân mỗi ngày từ 1 tỷ đồng trở lên. Đối với nhĩm này, Saigon Co.op quy định mức tồn quỹ mục tiêu là 700 triệu đồng.
Nhĩm siêu thị cĩ quy mơ vừa bao gồm các siêu thị cĩ doanh số bán hàng bình quân mỗi ngày từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng. Đối với nhĩm này, Saigon Co.op quy định mức tồn quỹ mục tiêu là 500 triệu đồng.
Nhĩm siêu thị cĩ quy mơ nhỏ bao gồm các siêu thị cĩ doanh số bán hàng bình quân mỗi ngày dưới 700 triệu. Đối với nhĩm này, Saigon Co.op quy định mức tồn quỹ mục tiêu là 400 triệu đồng.
Để duy trì được mức tồn quỹ mục tiêu tránh tình trạng giữ tiền tồn quỹ vượt quá mức cần thiết, các siêu thị đã liên kết với ngân hàng để ngân hàng thu tiền tại siêu thị vào cuối mỗi ngày.
Các siêu thị đặt hàng và nhận hàng thơng qua trung tâm phân phối của Saigon Co.op nên các siêu thị khơng trực tiếp thanh tốn cho nhà cung cấp mà thanh tốn qua trung gian là Saigon Co.op. Nên thay vì thanh tốn tiền hàng cho nhà cung cấp, các siêu thị sẽ thanh tốn tiền hàng cho Saigon Co.op. Saigon Co.op quản lý việc sử dụng tiền gởi ngân hàng của các siêu thị thơng qua việc theo dõi số dư tài khoản tiền gởi thanh tốn của các siêu thị và chương trình phần mềm kế tốn kết nối tồn hệ thống.
Theo Luật thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi), cĩ hiệu lực từ ngày 01/01/2009, tất cả các giao dịch từ 20 triệu đồng trở lên nếu khơng cĩ chứng từ thanh tốn qua ngân hàng sẽ khơng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Nên Saigon Co.op chỉ duy trì lượng tiền mặt tồn quỹ ở mức đủ để đáp ứng những khoản chi phí quản lý khơng thể chi trả qua ngân hàng như tạm ứng cơng tác phí, chi phí tiếp khách.
Ngồi ra, để gia tăng hiệu quả sử dụng tiền gởi tại ngân hàng, Saigon Co.op đã sử dụng tài khoản tiền gởi qua đêm làm tài khoản tiền gởi thanh tốn. Mức lãi suất tiền gởi qua
đêm trung bình tại các ngân hàng hiện nay khoảng 5%/năm, cao hơn mức lãi suất tiền gởi thanh tốn khoảng 1.5 lần.
Hình 2.8: Vịng quay tiền mặt của Saigon Co.op, Casino Group, Metro Group và Wal-
mart (2005 – 2010)
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Saigon Co.op, Casino Group, Metro Group và Wal-mart (2005 – 2010)
So với hàng tồn kho và các khoản trả trước người bán, mặc dù vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng tài sản lưu động, song ảnh hưởng của nĩ trong quá trình kinh doanh là khơng thể phủ nhận được.
Vịng quay tiền mặt của Saigon Co.op tăng dần qua các năm từ 13.8 vịng trong năm 2005 đã tăng lên 29.7 vịng trong năm 2009, và chín tháng đầu năm 2010 đạt 29.8 vịng. Xu hướng dịch chuyển của người tiêu dùng từ kênh phân phối truyền thống sang kênh phân phối bán lẻ hiện đại làm cho doanh số bán hàng bình quân của các siêu thị ngày càng tăng cao, vịng quay hàng tồn kho gia tăng dẫn đến vịng quay tiền mặt cũng tăng theo.
2.4.4.3. Quản trị hàng tồn kho
Hàng tồn kho là một phần thiết yếu của hầu như tất cả hoạt động của các cơng ty. Những doanh nghiệp bán lẻ tuy khơng phải bận tâm nhiều lắm đến khoản phải thu vì khách hàng phải thanh tốn ngay khi mua hàng nhưng thay vào đĩ, hàng tồn kho lại là một vấn đề lớn đối với những tập đồn bán lẻ.
Hội nhập kinh tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp nước ngồi tham gia vào thị trường Việt Nam. Việc giữ vững hệ thống phân phối chính là giữ vững thị phần của mình, vì vậy các doanh nghiệp trong nước khơng chỉ đưa ra những biện pháp trước mắt mà cịn phải cĩ chiến lược cụ thể trong dài hạn để cĩ thể giữ vững hệ thống phân phối của mình trước các đối thủ nước ngồi ngày càng nhiều.
Nhờ việc áp dụng chuỗi cung ứng theo nhu cầu, các siêu thị là trung tâm của chuỗi cung ứng. Kế hoạch đặt hàng, phân phối, vận chuyển được thực hiện để hỗ trợ nhu cầu của siêu thị. Tồn kho được bổ sung tại trung tâm phân phối dựa trên hoạt động tại siêu thị bao gồm doanh số hiện tại, đợt khuyến mãi sắp triển khai, hàng hĩa thời vụ nên việc luân chuyển hàng hĩa qua trung tâm phân phối diễn ra rất nhanh, điều này đã làm tăng vịng quay hàng tồn kho của trung tâm phân phối.
Bảng 2.4: Thời gian lưu chuyển hàng tồn kho theo ngành hàng qua trung tâm phân phối của Saigon Co.op vào năm 2010
Đvt: ngày Stt Ngành hàng Năm 2010 1 May mặc 0 2 Đồ dùng 3 – 7 3 Hĩa phẩm 3 – 7 4 Thực phẩm cơng nghệ 3 – 7 5 Thực phẩm tươi sống 1
Tốc độ lưu chuyển bình quân 3 – 7
Nguồn: Website http://www.saigonco-op.com.vn
Quản lý dây chuyền cung ứng và dịch vụ kho vận là một trong những bộ phận chức năng chủ chốt của Saigon Co.op, phịng cung ứng chịu trách nhiệm về tồn bộ hoạt
động quản lý dây chuyền cung ứng và kho vận của Cơng ty. Cùng với sự hỗ trợ của 24 nhà cung cấp dịch vụ kho vận, mạng lưới phân phối của Saigon Co.op đảm bảo sự kết nối chặt chẽ giữa hơn 2,500 nhà cung cấp hàng hĩa với hơn 40,000 mặt hàng đến các siêu thị Co.op Mart tại các tỉnh thành trong tồn quốc thơng qua 3 trung tâm phân phối (TTPP) chính với hàng chục chuyến giao hàng mỗi ngày.
Cải thiện một cách hiệu quả hoạt động quản lý dây chuyền cung ứng và kho vận khơng chỉ nhằm thỏa mãn một cách kịp thời nhu cầu của khách hàng tránh tình trạng “đứt hàng” tại các siêu thị mà cịn giúp cho việc quản lý hàng tồn kho tốt hơn.
Quản lý dây chuyền cung ứng và dịch vụ kho vận cĩ hiệu quả hay khơng thể hiện thơng qua việc cĩ đạt được các mục tiêu chính là Đúng sản phẩm; Đúng số lượng; Đúng thời gian; Đúng nơi; Đúng điều kiện; Đúng thơng tin hay khơng.
Chức năng của các trung tâm phân phối chính của Saigon Co.op
Hàng hĩa sẽ được nhập kho sau khi nhận từ các nhà cung cấp. Từ TTPP này hàng hĩa sẽ được kiểm nhận, phân loại, đĩng gĩi, dán nhãn và chuyển giao về cho các Siêu thị Co.op Mart trên tồn quốc. Mục đích của TTPP là nhằm:
Phối hợp sự nỗ lực của tất cả các thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng thơng qua việc cải thiện các quy trình làm việc, chia sẻ trang thiết bị, cơ sở vật chất cũng như thơng tin và tổng hợp được lợi thế kinh tế nhờ sản lượng lớn.
Kiểm sốt chặt chẽ các điều kiện sản xuất, bảo quản, vận chuyển theo các nguyên tắc an tồn vệ sinh thực phẩm từ khâu cung ứng tới tiêu thụ.
Kiểm sốt chặt chẽ chất lượng hàng hĩa trước khi giao tới các siêu thị Co.op Mart.
Hỗ trợ các nhà sản xuất nhỏ, nơng dân, ngư dân là những người khơng đủ điều kiện đảm bảo các phương tiện kho bãi, vận chuyển và kiểm sốt nhiệt độ phù hợp cho hàng tươi sống.
Hỗ trợ các nhà cung cấp hàng hĩa nhỏ và vừa cị thể giao hàng đến tất cả các Siêu thị Co.op Mart trên tồn quốc trong thời gian ngắn nhất với mức chi phí thấp nhất.
Cải thiện tình trạng “đứt hàng” tại các Siêu thị Co.op Mart.