TRƯỜNG THẺ.
1.3.1 Thị trường thẻ thanh toán tại Mỹ
Là nơi sinh ra thẻ thanh toán đồng thời cũng là nơi phát triển nhất của các loại thẻ. Quốc gia này dường như đã bão hồ về thẻ tín dụng, do đó, sự cạnh tranh và phân chia thị trường là rất khốc liệt. Visa và Mastercard đang chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường này. Việc các loại thẻ khác xâm nhập vào thị trường này gặp rất nhiều khó khăn.
Hiện nay, JCB đang cố gắng mở rộng mạng lưới tiếp nhận thẻ tại Mỹ. Tại Mỹ hiện có khoảng 1,3 tỷ thẻ tín dụng, chủ nhân sở hữu các loại thẻ này chủ yếu là thanh niên lứa tuổi từ 18 đến 20 chiếm khoảng 80%. Trung bình một người dân Mỹ sở hữu từ 5 – 6 thẻ thanh tốn. Hệ thống thẻ tín dụng chủ yếu gồm có thẻ Visa, Mastercard, Discover và American Express. Loại thẻ phổ biến nhất là thẻ
Mastercard đối với loại thẻ tín dụng và thẻ visa đối với loại thẻ ghi nợ với số đại lý chấp nhận thẻ visa tại Mỹ là 4,9 triệu điểm. 10 ngân hàng phát hành thẻ lớn nhất Mỹ gồm có: CitiGroup, MBNA American, Bank one, Discover, Chase, Capital One, American Express, Bank of American Express, Bank of America, Providian và Fleet.
1.3.2 Thị trường thẻ thanh toán tại Nhật Bản.
Với dân số khoảng 128 triệu người, Nhật Bản được xem là một quốc gia có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ và đứng đầu châu Á. Mặc dù là nền kinh tế phát triển tương đối lâu đời ở Châu Á nhưng thị trường thẻ thanh toán cũng chỉ mới phát triển mạnh trong những năm cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990. Nguyên nhân chủ yếu là trước năm 1992, Chính phủ Nhật bản đã đưa ra những biện pháp không cho phép các ngân hàng quyền được trực tiếp phát hành thẻ và hoàn toàn cấm loại hình tín dụng thơng qua thẻ.
Mặc dù, Chính phủ Nhật Bản đã bãi bỏ quy định này nhưng chúng vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc đến lĩnh vực dịch vụ thẻ. Năm 1992, trong tổng số trên 234 triệu thẻ đã được phát hành thì chỉ có hơn 50% thẻ được sử dụng và sử dụng thường xuyên.
Hiện nay, tình hình hoạt động của thị trường thẻ tại Nhật Bản đã có nhiều thay đổi nhanh chóng, khơng chỉ đa dạng về sản phẩm mà cịn đa dạng về các loại hình dịch vụ và lượng người sử dụng thẻ cũng như tăng nhanh. Cụ thể, Thẻ J – Debit là loại thẻ ghi nợ được sử dụng để rút tiền tại các máy ATM và tại các máy đọc thẻ, chương trình thẻ điện tử trên toàn quốc, dự án thẻ Smart Commerce Japan là dự án thẻ thông minh đa chức năng được thí điểm đầu tiên trên thế giới.
1.3.3 Thị trường thẻ thanh toán tại Trung Quốc:
Vào năm 1979, thẻ tín dụng bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc sau khi ngân hàng Nhà nước Trung Quốc chi nhánh Quảng Đơng ký thoả thuận về thanh tốn thẻ với ngân hàng Đông Á – BEA (Bank of East Asia). Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Trung Quốc sẽ chấp nhận thanh toán đối với thẻ Bank Americard/Visa do
BEA phát hành. Vào thời điểm này, số người sở hữu thẻ thanh toán rất giới hạn. Đến năm 1985, Trung Quốc mới phát hành thẻ tín dụng đầu tiên.
Đến nay, tại thị trường này đã có hơn 60 ngân hàng và tổ chức tài chính được phép phát hành thẻ thanh toán với hơn 150.000 đơn vị chấp nhận thẻ, hơn 400 triệu thẻ các loại, lắp đặt 68.000 máy ATM và 43.000 máy đọc thẻ trên toàn quốc nhưng chủ yếu tập trung ở thành phố lớn.
1.3.4 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Thơng qua tình hình thị trường thẻ một số quốc gia trên thế giới, chúng ta có thể rút ra một số vấn đề cho việc phát triển thị trường thanh tốn thẻ tại Việt Nam nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng, đó là:
-Thẻ thanh tốn đã ra đời rất lâu tại các nước phát triển và nhanh chóng trở thành phương tiện thanh tốn tiện ích và phổ biến trên thế giới hiện nay. Việc đẩy mạnh phát triển các thị trường thẻ, dịch vụ thẻ thanh toán tại Việt Nam là rất cần thiết trong điều kiện Việt Nam đang đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế;
-Phát triển thẻ thanh tốn trên bình diện quốc gia đặt ra những yêu cầu không đơn giản về tài lực, nhân lực và công nghệ cũng như cần có những chính sách, định hướng phù hợp từ các cấp quản lý. Chính phủ cần phải theo dõi liên tục diễn biến trong thị trường tín dụng cá nhân, thị trường thanh tốn nhằm dự báo, phát hiện, ngăn ngừa những biểu hiện lạm dụng, những sai lệch, đảm bảo sự ổn định trên các mặt kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho thanh toán thẻ phát triển lành mạnh.
-Cần phải xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng cho thanh toán thẻ một cách đồng bộ, thống nhất ngay từ bước đi đầu tiên. Tránh hiện tượng đầu tư riêng lẻ, manh mún, tránh sự khác biệt về tiêu chuẩn sử dụng, tính năng kỹ thuật của các loại thẻ, các máy móc thiết bị. Phải đảm bảo sự kết nối và sử dụng thuận tiện giữa các loại thẻ do các ngân hàng khác nhau phát hành.