Mở rộng đối tượng khách hàng sử dụng thẻ và mở rộng cấp tín dụng tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 73 - 74)

3.3 CÁC GIẢI PHÁP VI MÔ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG THẺ THANH

3.3.4 Mở rộng đối tượng khách hàng sử dụng thẻ và mở rộng cấp tín dụng tín

chấp thơng qua thẻ thanh tốn.

Khách hàng là yếu tố sống còn của hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng, là nhân tố quyết định thuận lợi thu được. Vì thế, vấn đề tìm kiếm mở rộng nguồn khách hàng và mở rộng cấp tín dụng tín chấp thơng qua thẻ thanh tốn là yếu tố rất quan trọng trong sự phát triển của các ngân hàng, cụ thể là:

Thứ nhất, các ngân hàng cần phải nghiên cứu tìm hiểu kỹ hơn nhu cầu của người dân để phát triển thêm những nguồn khách hàng tiềm năng phù hợp với từng loại sản phẩm mà ngân hàng đang cung cấp. Hiện nay, đa số khách hàng sử dụng thẻ tín dụng và ghi nợ quốc tế đều được các ngân hàng tập trung khai thác là các du học sinh đi du học nước ngoài và khách hàng thường xun đi cơng tác nước ngồi. Việc mở rộng, lựa chọn nhiều nguồn khách hàng khai thác và mở rộng cấp tín dụng tín chấp thơng qua thẻ thanh toán sẽ giúp các ngân hàng phát triển mạnh sản phẩm thẻ thanh toán đến tận tay người sử dụng nhanh chóng, phù hợp hơn.

Thứ hai, các ngân hàng thương mại nên xây dựng cho mình một chương trình xét duyệt tín chấp thẻ tín dụng dựa trên hình thức tính điểm mà các ngân hàng trên thế giới hiện nay đang sử dụng. Khách hàng sẽ khai báo tất cả các thơng tin cá nhân của mình theo yêu cầu của ngân hàng như: nhân thân, công việc, thu nhập, gia đình…Qua đó, ngân hàng sẽ kiểm tra tính xác thực của các thơng tin khai báo của khách hàng bằng nghiệp vụ của mình. Hệ thống tính điểm sẽ cho kết quả quyết

định hạn mức tín chấp thẻ tín dụng an tồn nhất để ngân hàng căn cứ vào đó cấp thẻ cho khách hàng.

Về việc cấp tín dụng tín chấp thơng qua thẻ thanh toán, thực tế tại ACB cho thấy tỷ lệ thẻ tín dụng cấp theo hình thức ký quỹ đãm bảo thanh toán chiếm đến hơn 70% trong tổng số thẻ tín dụng phát hành. Như vậy, thẻ tín dụng tín chấp chỉ chiếm 30% trong tổng số thẻ tín dụng. Kinh nghiệm trên nhiều quốc gia có thị trường thẻ phát triển cũng như các khuyến cáo của các tổ chức phát hành thẻ quốc tế như: Visa, Mastercard, cho thấy để phát triển mạnh các loại thẻ tín dụng thì các ngân hàng phải nhanh chóng hình thành cho mình hệ thống xét duyệt cấp tín dụng tín chấp cho các cá nhân thơng thống hơn và thủ tục xét duyệt cũng đơn giản hơn.

Với hệ thống tính điểm được xây dựng đầy đủ, chính xác, hiệu quả sẽ giúp cho các ngân hàng mạnh dạn trong việc xét cấp tín chấp thẻ tín dụng, để từ đó mở rộng sản phẩm thẻ tín dụng đến tay người sử dụng nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn. Thêm vào đó sẽ góp phần gia tăng lượng khách hàng tham gia sử dụng thẻ nói chung trên thị trường thanh toán tại Việt Nam cũng như hạn chế rủi ro về tín dụng cho ngân hàng phát hành thẻ ở mức thấp nhất. Ngoài ra, việc phát triển thẻ tín dụng cũng sẽ làm gia tăng nguồn thu của khách hàng từ những khoản cho vay nhỏ nhưng an toàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)