Củng cố, xây dựng và phát triển tổ chức hội thẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 44 - 46)

2.1.2 Tác động của thị trường thẻ đến nền kinh tế

2.1.2.7 Củng cố, xây dựng và phát triển tổ chức hội thẻ

Tính đến nay hội thẻ đã có 50 hội viên, bao gồm 6 ngân hàng sở hữu Nhà nước (trong đó có 4 ngân hàng thương mại Nhà nước đang trong tiến trình cổ phần hóa), 34 ngân hàng thương mại cổ phần, 2 ngân hàng liên doanh và 8 cơng ty tài chính,

Hội nghị thường niên, hội thẻ ngân hàng VN năm 2006, đã bầu ra ban chấp hành hội thẻ ngân hàng VN gồm 5 thành viên. Trong đó, Vietcombank giữ nhiệm vụ ngân hàng chủ tịch, ACB giữ nhiệm vụ ngân hàng phó chủ tịch, Incombank, Agribank và Techcombank là uỷ viên ban chấp hành.

Để chấn chỉnh tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động, hội thẻ đã thành lập các tiểu ban chuyên trách gồm: Tiểu ban chính sách, tiểu ban đào tạo do các uỷ viên ban chấp hành hội thẻ trực tiếp làm trưởng tiểu ban. Ngồi ra có thường trực hội thẻ để giải quyết cơng việc xảy ra hàng ngày của ban chấp hành.

Để đảm bảo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động hội, đồng thời phù hợp với yêu cầu hoạt động ngày một lớn mạnh của hội. Ngày 25/7/2005, chủ tịch hội đồng hiệp hội NHVN đã ký quyết định số 236/2005/QĐ – HHNH về việc đổi tên “Hội các ngân hàng thanh toán thẻ VN” thành “Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam”, đồng thời có Quyết định số 237/2005/QĐ-NHNH của Tổng Thư ký Hiệp hội NHVN ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội thẻ NHVN.

Bên cạnh những kết quả đạt được nói trên, hoạt động của Hội thẻ NHVN nói riêng và thị trường thẻ VN nói chung vẫn cịn gặp khơng ít khó khăn vướng mắc cần được tháo gỡ để có thể tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

2.1.2.7.1 Về công tác phát triển sản phẩm dịch vụ, để triển khai thành công một hệ thống thanh tốn và phát hành thẻ, địi hỏi các NH phải có một hệ thống kỹ thuật hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế với chi phí đầu tư rất lớn, trong khi đó cơng nghệ lại thay đổi nhanh chóng. Vì vậy, đối với những NH nhỏ bị hạn chế về khả năng tài chính, việc tham gia thị trường thẻ thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn.

2.1.2.7.2 Do khơng có được sự định hướng ban đầu nên các NH sử dụng những hệ thống khác nhau, tiêu chuẩn kỹ thuật không đồng bộ nên việc kết nối hệ thống giữa các NH gặp nhiều khó khăn.

2.1.2.7.3 Các NH cịn chưa có sự hợp tác, chia sẻ thơng tin lẫn nhau, vẫn cịn

một số NH cạnh tranh nhau về phí phát hành, hạ tỷ lệ thanh toán qua POS, để thu hút khách hàng. Do đó gây khó khăn cho các NH khác trong việc xây dựng một chính sách phí hợp lý, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh do đầu tư cao nhưng doanh thu thấp.

Các liên minh thẻ đã hình thành nhưng vẫn chưa có sự thống nhất cao, hoạt động còn rời rạc, chưa liên kết đã làm giảm hiệu quả hoạt động của hệ thống máy ATM. Bên cạnh đó, do điều kiện cạnh tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt, dẫn đến tình trạng nhiều NH chào mời và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thẻ đến cùng một đối tượng khách hàng.

Do thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán của đại bộ phận dân cư còn rất cao, nên các NH mất rất nhiều chi phí lẫn cơng sức cho việc marketing các sản phẩm thẻ. Trong khi đó, các NH chưa có sự kết hợp trong việc phát triển ứng dụng các sản phẩm dịch vụ thẻ, nên giữa các NH khó hợp tác trong việc quảng cáo, khuyếch trương các chương trình mang tính đồng bộ, để giảm chi phí. Về cơ chế chính sách thì mặc dù đến nay dịch vụ thẻ phát triển với nhiều sản phẩm dịch vụ

mới, song các văn bản pháp quy liên quan chưa được cập nhật để tạo điều kiện cho các NH phát triển dịch vụ, như là các vấn đề an ninh, bảo mật thẻ, những quy định về việc hình thành tổ chức liên minh và liên minh với tổ chức thẻ nước ngoài, nhất là các quy định và hướng dẫn việc xử lý các tranh chấp, rủi ro, vi phạm trong thanh toán thẻ.

Bên cạnh đó thì mức thuế nhập khẩu các vật tư phục vụ cho nghiệp vụ thẻ còn cao, thủ tục đấu thầu mua sắm thiết bị công nghệ phức tạp, NN chưa có chính sách ưu đãi, khuyến khích để thúc đẩy phát triển dịch vụ thẻ.

2.2 THỊ TRƯỜNG THẺ THANH TOÁN TẠI TIỀN GIANG.

2.2.1 Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tại các ngân hàng thương mại Tỉnh Tiền Giang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)