Do quy định pháp luật, chế độ chưa rõ ràng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại đại học quốc gia TP hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 38 - 40)

2.4 Một số nhận xét

2.4.2.1 Do quy định pháp luật, chế độ chưa rõ ràng

Về cơ chế tài chính:

- Nguồn thu của đơn vị bị hạn chế bởi các nguyên nhân sau:

+ Kinh phí ngân sách nhà nước cấp chưa thỏa đáng cịn thiếu.

+ Mức thu học phí cịn thấp, chế độ học phí được thực hiện từ năm 1998

(Theo QĐ 70/1998/QĐ-TTg), chưa phù hợp với mặt bằng giá cả cùng với chính sách tiền lương thay đổi từ năm 2001 đến nay. Theo các đơn vị hiện nay mức học phí hiện hành chưa tính đúng và đủ so với yêu cầu hiện nay. + Các đơn vị còn chưa được phép quyết định mức thu (học phí, lệ phí) trên

cơ sở chất lượng đào tạo, hàng hóa dịch vụ cơng,… của mình.

- Trong chương II của NĐ43/2006/NĐ-CP điều 5 mục 3 ghi rõ “Sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo quy định hiện hành của nhà nước”. Và

Thơng tư 71/2006/TT-BTC có hướng dẫn “ Đơn vị sự nghiệp được sử dụng tài sản

đầu tư từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, tiền vay, tiền huy động để góp vốn

với các đơn vị, tổ chức khác dưới hình thức liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật” như vậy theo hướng dẫn này thì chỉ có tài sản đầu tư từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp mới được sử dụng cho hoạt động liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh. Bên cạnh đó theo Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước số

09/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 Điều 31 quy định quyền, nghĩa vụ của

đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

có ghi “sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết”. Như vậy chúng ta thấy cịn chưa có sự đồng nhất giữa

các văn bản nhà nước dẫn đến cơ sở pháp lý về liên doanh, liên kết chưa rõ. Chưa có quy định hướng dẫn rõ hơn về việc huy động vốn và vay vốn tín dụng theo quy

định tại điều 11 nghị định số 43/2006/NĐ-CP. Trong hướng dẫn cũng chưa nói rõ

hai hoạt động nói trên nếu lãi hoặc lỗ thì được xử lý như thế nào về cơ chế trách

nhiệm, lợi nhuận sau khi kết thúc… Trên thực tế, có đơn vị về nguồn lực (tài sản, trang thiết bị) chưa đủ mạnh để liên doanh, liên kết. Các đơn vị còn lúng túng khi tham dự đấu thầu các hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chun mơn vì bị điều chỉnh bởi nhiều luật khác như luật doanh nghiệp, luật đấu thầu.

- NĐ43/2006/NĐ-CP điều 18 mục 2 nói rõ “Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm

một phần chi phí hoạt động, được quyết định tổng mức thu nhập trong năm cho

người lao động, nhưng tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định sau khi đã thực hiện trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp” là chưa phù hợp trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo và nghiên cứu khoa học công nghệ. Dẫn đến các đơn vị này muốn kéo người lao động có khả năng nhưng bị hạn chế về tiền công.

- Đơn giản hóa kiểm sốt chi của kho bạc nhà nước. Vì thực tế các quy định mới

của Kho bạc trong thời gian sau khi NĐ43/2006 ra đời về yêu cầu của chứng từ khi rút tiền NSNN chỉ mang tính hình thức chưa đi vào bản chất gây khó khăn và đẩy chính các đơn vị sự nghiệp tự biên tự diễn và gây thêm thủ tục cho đơn vị.

Về quản lý tài chính:

- Các đơn vị gặp khó khăn khi thực hiện khoản 4 – mục VIII về việc sử dụng kết quả tài chính trong năm. Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, đơn vị được sử dụng theo trình tự sau:

+ Trích tối thiểu 25% số chênh lệch thu lớn hơn chi để lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

+ Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động.

+ Trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Nhưng thực tế, ở các đơn vị này cung cấp dịch vụ công chất lượng tùy thuộc vào chi phí bỏ ra, chi phí để đầu tư vào con người cũng như vào cơ sở vật chất, chi phí

nhiều thì dẫn đến chênh lệch thấp. Để thực hiện trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi với mức trích tối đa hai quỹ khơng q 3 tháng tiền lương, tiền công thực tế và thu nhập tăng thêm bình quân trong năm, đa số các đơn vị phải tạm trích trước dựa vào kế hoạch thu, chi đặt ra, thường số tạm trích để đúng với số trích đúng theo quy định rất khó thực hiện.

- Thực tế việc sử dụng tài chính và tài sản của đơn vị hành chính sự nghiệp chưa có

định mức như thế nào là tiết kiệm và hiệu quả nhất và chưa có sự đánh giá từ bên

ngoài. Việc sử dụng tài sản sao cho tiết kiệm và có hiệu quả nhất tại các đơn vị HCSN hiện nay chưa được coi trọng đúng mức tuy mức tổn thất chưa cao trong một kỳ nhưng tính trong một khoản thời gian dài thì lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại đại học quốc gia TP hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)