Đối với đơn vị sự nghiệp công lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại đại học quốc gia TP hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 68 - 70)

3.3 Một số kiến nghị khác

3.3.3 Đối với đơn vị sự nghiệp công lập

Các đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện tốt những điểm mới của Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với

đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế:

- Đề nghị các đơn vị đủ điều kiện về nguồn lực phải mạnh dạn, năng động, sáng tạo

để cung cấp các dịch vụ công với chất lượng và số lượng cao hơn, thực hiện quyền

của mình ở các điểm sau, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội; tham dự đấu thầu các hoạt động dịch vụ phù

hợp với lĩnh vực chuyên môn; sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo quy định của pháp luật.

- Công bố sứ mạng, mục tiêu và cam kết chất lượng; thực hiện tồn diện cơng tác kiểm tốn và kiểm định chất lượng thực tế theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế; công bố nguồn lực đào tạo của đơn vị (đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, chương trình

đào tạo, chỉ tiêu đào tạo, chương trình nguyên cứu khoa học, chương trình hợp tác

quốc tế,..).

- Tổ chức sắp xếp bộ máy, biên chế và nhân sự theo hướng tinh giản, gọn nhẹ; chủ

động về quản lý và sử dụng cán bộ, viên chức, nâng cao hiệu quả quản lý và sử

dụng nguồn lao động. Để làm được điều này đơn vị tổ chức bộ máy, biên chế và

vực, chuyên môn người lao động đã được đào tạo; tổ chức bộ máy nhân sự khoa

học, gọn nhẹ, đem lại hiệu quả cao.

Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính:

- Có kế hoạch và phương thức hoạt động của phương án vay vốn của các tổ chức tín dụng, huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức

năng, nhiệm vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định pháp luật.

- Có phương án thay đổi mức thu học phí phù hợp với người học – xã hội theo đề án “đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009- 2014” của Chính phủ, đảm bảo sự tương thích giữa chất lượng đào tạo và nguồn tài chính sử dụng.

- Tăng cường các biện pháp hỗ trợ sinh viên nghèo như: học bổng, tài trợ của doanh nghiệp cá nhân,…

- Chủ động trong quản lý nguồn tài chính và tài sản của đơn vị, xây dựng quy chế quản lý tài chính phù hợp với đặc điểm của đơn vị, phát huy tốt hiệu quả việc quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính để phát triển nguồn thu trên cơ sở nâng cao chất lượng và số lượng dịch vụ công; tăng thu nhập cho người lao động.

Thực hiện về lập, chấp hành dự toán thu chi và tuân thủ các quy định pháp luật về tài chính – kế tốn:

- Các đơn vị lập dự toán, chấp hành dự toán theo quy định của Luật ngân sách, Luật

kế toán, các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và các Bộ liên quan.

- Tuân thủ và chấp hành các quy định nhà nước về tài chính – kế tốn, phản ánh kịp thời, đầy đủ, rõ ràng, trung thực các nghiệp vụ kinh tế, tài chính, thu-chi phát sinh theo chế độ kế toán, Luật kế toán. Nâng cao năng lực tự chịu trách nhiệm của thủ

trưởng, vai trò của bộ máy đơn vị vì với cơ chế tự chủ khá mạnh của NĐ 43/2006/NĐ-CP các đơn vị cơ sở dễ vi phạm pháp luật, tùy tiện.

- Thực hiện việc báo cáo hoạt động đơn vị trong đó có phần tài chính về cơ quan

chủ quản theo quy định nhà nước. Cơng khai tài chính hàng năm theo quy định pháp luật, thực hiện đóng thuế cho nhà nước đầy đủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại đại học quốc gia TP hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)