3.2 Các giải pháp hoàn thiện
3.2.3 Giải pháp liên quan đến chế độ kế toán
Chứng từ kế toán:
- Hiện nay trong quyết định 19/2006/QĐ-BTC về việc ủy quyền mới đề cập đến vấn
đề chữ ký người được ủy quyền, chưa đề cập sâu vào vấn đề này. Để đảm bảo kiểm
soát chặt chẽ và an tồn cơng tác thu chi tài chính trong đơn vị HCSN, đề nghị việc phân cấp ký chứng từ kế tốn nếu có ủy quyền thì trước tiên phải thể hiện bằng văn bản chính thức trong đó có quy định rõ những vấn đề sau thì việc ủy quyền mới có giá trị:
+ Khi nào được ký ủy quyền. + Công việc được ủy quyền.
+ Giới hạn giá trị về kinh tế của nghiệp vụ được ủy quyền. + Thời gian ủy quyền.
- Trong quyết định 19/2006/QĐ-BTC có đề cập tới vấn đề sử dụng chứng từ điện tử thì phải tuân thủ theo quy định của các văn bản pháp luật về chứng từ điện tử. Và trong Luật Kế toán điều 18 có ghi chính phủ quy định chi tiết về chứng từ điện tử. Nghị định 128/2004/NĐ-CP đã có quy định về nội dung chứng từ điện tử, điều kiện sử dụng chứng từ điện tử, giá trị chứng từ điện tử, chữ ký điện tử trên chứng từ điện tử và lưu trữ chứng từ điện tử. Ngày 29/11/2005, Quốc hội ban hành Luật giao dịch
Điện tử số 51/2005/QH11 và ngày 23/02/2007, Chính phủ ban hành
NĐ27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính chưa có Nghị định về giao dịch điện tử trong các cơ quan nhà nước. Như vậy để chứng từ điện tử được sử dụng rộng rãi trong hệ thống HCSN, Chính phủ và Bộ Tài chính trong thời
gian tới cần triển khai nhanh hệ thống những văn bản dưới luật hướng dẫn về Luật giao dịch điện tử cho các đơn vị áp dụng.
Hệ thống tài khoản kế toán và phương pháp ghi chép tài khoản kế toán:
- Trong hệ thống tài khoản đã thiết kế để đưa Tài khoản “Chi phí trả trước” vào thì cũng nên có Tài khoản “Doanh thu chưa thực hiện”. Nên có tài khoản cho các hoạt
động tài chính như “Doanh thu tài chính” hoặc “Chi phí tài chính” vì hiện nay các đơn vị sự nghiệp đã có các hoạt động này nên phải có tài khoản thể hiện về dịch vụ
này. Những tài khoản này hiện nay trong hệ thống chưa được đề cập tới. Hiện nay theo các đơn vị, nếu có hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ thì nên có tài khoản xác định kết quả kinh doanh tách ra từ tài khoản 421 như đang có để dễ đối chiếu và thực hiện.
- Hồn thiện kế tốn chênh lệch tỷ giá hối đoái, theo quyết định 19/2006/QĐ-BTC
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ của hoạt động HCSN, hoạt động dự
án theo tỷ giá hối đối do Bộ Tài chính cơng bố tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Dẫn đến việc hạch tốn sẽ gặp những bất cập nhất định, đó là số tiền phản ánh trên hoá đơn mua nguyên liệu, vật liệu, cơng cụ, dụng cụ, TSCĐ, chi phí chun mơn, chi phí th người lao động, cơng tác phí, sửa chữa … được quy đổi theo tỷ giá thực tế sẽ khác với số tiền ghi sổ kế toán quy đổi theo tỷ giá Bộ tài chính cơng bố (nếu so sánh với nguyên tệ). Để đảm bảo tính thống nhất giữa số tiền phản ánh trên chứng từ kế toán với số tiền ghi chép trên sổ kế toán, nên việc quy đổi ngoại tệ các hoạt động tài chính HCSN, dự án phải theo tỷ giá giao dịch thực tế phát sinh
như đối với hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ.
- Bộ Tài chính nên có văn bản hướng dẫn thêm về việc hạch toán mục lục ngân sách theo từng mục và tiểu mục để việc áp dụng vào từng loại hình đơn vị HCSN được chính xác và phù hợp với từng ngành lĩnh vực hơn.
Hệ thống sổ kế tốn và hình thức kế tốn theo QĐ19/2006/QĐ-BTC:
- Mẫu số S02c-H (Sổ cái dùng cho hình thức kế tốn Chứng từ ghi sổ), Mẫu số S03- H (Sổ cái dùng cho hình thức kế tốn Nhật ký chung)nên thêm vào dịng “Cộng lũy kế từ đầu năm” để dễ đối chiếu với sổ kế toán chi tiết.
- Mẫu số S33-H (Sổ chi tiết các tài khoản) nên thêm vào 1 cột “Tài khoản đối ứng” và dòng “Cộng lũy kế từ đầu năm”.
Báo cáo tài chính:
- Để thấy tổng thể tình hình tài sản và nguồn vốn đề nghị phát triển bảng cân đối tài
khoản hiện nay thành bảng cân đối kế toán. - Thêm bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Mẫu B02-H thêm các chỉ tiêu: chỉ tiêu tổng kinh phí hoạt động tồn đơn vị báo
cáo gồm các mục bằng các mục; vào đầu mỗi loại mục kinh phí hoạt động thêm chỉ tiêu tổng kinh phí hoạt động mục đó (bằng tổng các loại – khoản kinh phí trong một mục kinh phí hoạt động); thêm tổng hợp kinh phí đề nghị quyết tốn tồn đơn vị
theo MLNS (xem phụ lục02).
- Xem xét và giải quyết mâu thuẫn giữa tên gọi với nội dung của 2 mẫu báo cáo
tổng hợp B02-H và báo cáo chi tiết F02-1H.
- Mẫu B03-H với tên gọi là báo cáo thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng trên thực tế có một số vấn đề nằm ở báo cáo này như sau: + Chưa phản ánh chi hoạt động sự nghiệp vì thực tế chi sự nghiệp nằm ở chi hoạt động sau khi nộp NSNN, nộp cấp trên và bổ sung nguồn kinh phí;
+ Thực tế đây là hai lĩnh vực khác nhau (1 là hoạt động HCSN, 1 là hoạt động sản xuất, kinh doanh) dẫn đến quy trình xử lý trái ngược nhau ở 2 chỉ tiêu bổ
sung nguồn kinh phí kỳ này và trích lập các quỹ kỳ này.
+ Mục trích lập các quỹ kỳ này dễ gây hiểu lầm bởi vì trong chi hoạt động đã có mục 7950 – chi lập các quỹ của đơn vị thực hiện khoán chi và đơn vị sự nghiệp có thu;
+ Đề nghị Bộ Tài chính trong phần nội dung và phương pháp lập báo cáo tài
chính có chú thích thêm về những vấn đề trên. Hoặc tốt nhất là nên tách hai hoạt
động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh thành 2 phần thì chúng ta dễ đối
chiếu số liệu với các sổ chi tiết tài khoản hoặc bản cân đối tài khoản.
- Nếu chúng ta giải quyết những vấn đề như trên, lúc này báo cáo tài chính đơn vị HCSN đã cơ bản hồn chỉnh và gần với báo cáo tài chính doanh nghiệp thì việc đọc hiểu BCTC đối với các đối tượng mở rộng như cán bộ công nhân viên, nhà đầu tư, …là khơng khó.