3.2 Các giải pháp hoàn thiện
3.2.1 Các giải pháp liên quan đến Luật Kế toán và Chuẩn mực Kế toán
Hiện nay chúng ta đã có Luật kế tốn, 26 chuẩn mực kế toán cho doanh nghiệp dựa trên CMKT quốc tế do đó việc tiếp cận kế tốn nhà nước với CMKT công quốc tế là tương đối gần và có nhiều thuận tiện trên các mặt như con người, nguyên lý, hệ thống pháp lý, cơ chế tài chính…
Theo một số đơn vị(Câu 54, Phụ lục 04, 13/22 đơn vị), hiện tại chưa có chuẩn
mực kế tốn cơng thì cũng có ảnh hưởng đến cơng tác kế tốn đơn vị. Do đó, trong thời gian sắp tới Việt Nam nên ban hành chuẩn mực kế tốn cơng, chuẩn mực này nên có điểm tương tự giống chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế (IPSAS) và phù hợp với kế tốn Việt Nam. Vì trong khu vực cơng, thể chế chính trị, quan hệ cấp phát, thanh toán giữa NSNN với các đơn vị thuộc lĩnh vực cơng và tài chính cơng giữa các quốc gia cịn nhiều khác biệt thì điều này là vơ cùng quan trọng.
Để giảm sự khác biệt giữa chuẩn mực kế tốn cơng Việt Nam và chuẩn mực kế
tốn cơng quốc tế thì chú ý những vấn đề sau:
- Đối tượng ban hành: ai sẽ ban hành chuẩn mực kế tốn cơng Việt Nam hội
nghề nghiệp kế tốn hay là nhà nước ban hành, ở đây có 2 vấn đề: hiện tại chuẩn
mực kế toán cho doanh nghiệp là do nhà nước ban hành, bản thân nhân viên kế toán nhà nước cũng khá quen với việc những quy định kế toán do nhà nước ban hành; còn đối với IPSAS là do hội nghề nghiệp ban hành. Theo tác giả, nên bước đầu để nhà nước ban hành rồi sau đó tiến tới hội nghề nghiệp ban hành.
- Đối tượng áp dụng: hiện tại kế toán nhà nước ở Việt Nam áp dụng cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; đơn
vị vũ trang nhân dân, kể cả tòa án dân sự và viện kiểm soát quân sự. Và các đơn vị sự nghiệp, tổ chức khơng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm: đơn vị sự
nghiệp tự cân đối thu, chi; các tổ chức phi chính phủ; hội, liên hiệp hội, tổng hội tự cân đối thu chi; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội nghề nghiệp tự thu, tự chi; tổ chức
khác không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước. Trong khi đó, CMKT cơng quốc tế áp dụng cho các đơn vị thuộc chính quyền trung ương, các chính quyền khu vực; chính quyền địa phương và các đơn vị trực thuộc các đơn vị này; các đơn vị cung cấp dịch vụ công được nhà nước tài trợ thường xuyên. CMKT công không áp dụng
cho các đơn vị, tổ chức công không được tài trợ thường xuyên để duy trì hoạt động liên tục. Nhà nước chịu trách nhiệm về tài sản công nợ khi phá sản. Như vậy chúng ta thấy trong Nghị định 43/2006/NĐ-CP: nhà nước khuyến khích các đơn vị sự
nghiệp cơng lập chuyển đổi sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp, loại hình
ngồi cơng lập nhằm phát huy mọi khả năng của đơn vị trong việc thực hiện các hoạt động của đơn vị theo quy định của pháp luật là phù hợp với xu thế của các
nước trên thế giới.
- Hiện nay tại các đơn vị HCSN, ngân sách nhà nước được thực hiện trên cơ sở kế tốn tiền mặt, cịn các hoạt động kinh doanh sản suất, kinh doanh – dịch vụ thì
thực hiện trên cơ sở dồn tích. Cịn đối với CMKT cơng quốc tế thực hiện kế tốn trên cơ sở dồn tích với nguyên tắc cơ sở dồn tích có nghĩa là một cơ sở kế tốn theo
đó những giao dịch và những nghiệp vụ khác được xác định khi chúng xảy ra(và
không chỉ khi tiền hoặc tài sản tương đương tiền được thanh toán). Bởi vậy, những
giao dịch và những nghiệp vụ được ghi trong những sổ kế toán và được xác định
trong các báo cáo tài chính của những kỳ mà chúng liên quan. Những yếu tố được ghi nhận theo cơ sở dồn tích là các tài sản, các khoản nợ, các tài sản hoặc vốn thuần, doanh thu và chi phí. Trong bước đầu cải cách kế tốn cơng, nhà nước nên quy định lại cơ sở kế toán ngân sách theo xu hướng cơ sở dồn tích vì để kế toán phù hợp với xu hướng với các nước trên thế giới, định lượng được chi phí phù hợp với nguồn thu ở thời điểm đó (hay là chi phí và nguồn thu dịch vụ công ) đồng thời xác định
được chính xác hơn giá trị một đơn vị hàng hóa dịch vụ cơng mà chúng ta cung cấp.
- Ghi nhận nguồn vốn: Chế độ kế toán HCSN của Việt Nam qui định số thu được ghi thẳng tăng nguồn vốn. Cịn CMKT cơng quốc tế qui định phải bù trừ giữa
thu và chi, số chênh lệch mới được ghi tăng nguồn vốn. Nên chăng chúng ta áp
dụng quy định bù trừ giữ thu và chi, mới ghi tăng nguồn vốn thì thuận lợi cho các
đơn vị này khi nhìn vào báo cáo tài chính và thấy được phần tăng trưởng của mỗi đơn vị trong một năm. Và thấy được đơn vị sự nghiệp công phát triển như thế nào
- Về danh mục báo cáo tài chính và báo cáo quyết tốn: đối với đơn vị kế toán
cấp cơ sở là 10 báo cáo, đơn vị kế toán cấp I và cấp II là 3 báo cáo. CMKT công quốc tế qui định kế toán trên cơ sở tiền mặt lập 1 báo cáo thu – chi tiền mặt, kế toán trên cơ sở dồn tích lập 5 báo cáo (Báo cáo tình hình tài chính của đơn vị; Báo cáo kết quả tài chính thực hiện; Báo cáo sự thay đổi về tài sản ròng (vốn chủ sở hữu); Báo cáo lưu chuyển tiền mặt; Chế độ kế toán và những điểm chú ý của BCTC). Với các hoạt động đang ngày được mở ra rộng của các đơn vị HCSN như hiện nay thì
việc áp dụng 5 báo cáo (Báo cáo tình hình tài chính của đơn vị; Báo cáo kết quả tài chính thực hiện; Báo cáo sự thay đổi về tài sản ròng (vốn chủ sở hữu); Báo cáo lưu chuyển tiền mặt; Chế độ kế toán và những điểm chú ý của BCTC) và thêm các báo cáo liên quan đến NSNN là thích hợp hơn.
- Về hàng tồn kho và hợp đồng xây dựng: hiện tại các chi phí liên quan đến việc mua nguyên liệu, vật liệu mua ngoài nhập kho để sử dụng cho các hoạt động hành
chính sự nghiệp, dự án, đơn đặt hàng của nhà nước, hoặc sử dụng cho các hoạt động
đầu tư xây dựng cơ bản được ghi nhận trực tiếp vào các tài khoản chi phí loại 6
hoặc loại 2. Cịn CMKT cơng quốc tế (IPSAS 12) lại quy định giá trị hàng tồn kho hạch toán cho đến khi doanh thu liên quan được ghi nhận. CMKT công quốc tế (IPSAS 11) qui định chi phí liên quan đến hợp đồng xây dựng phải được ghi nhận là chi phí hợp đồng phù hợp với giai đoạn hoàn thành tại thời điểm báo cáo. Chúng ta nên quy định việc hạch toán hàng tồn kho theo thực tế sử dụng, phù hợp với nguồn thu và các chi phí liên quan đến hợp đồng xây dựng được ghi nhận là chi phí phù hợp với giai đoạn hoàn thành tại thời điểm báo cáo.
- Về tài sản cố định: khi mua sắm TSCĐ, tính tốn tồn bộ giá trị tài sản vào số chi trong kỳ, hàng năm tính hao mịn TSCĐ, ghi giảm nguồn hình thành TSCĐ. Cịn CNKT cơng quốc tế (IPSAS17) quy định giá trị phải khấu hao của bất động
sản, nhà xưởng và thiết bị phải được phân bổ một cách có hệ thống trong suốt thời
gian sử dụng hữu ích của tài sản. Phương pháp khấu hao được sử dụng cần phải phù hợp với lợi ích kinh tế và tiềm năng phục vụ mà tài sản đem lại cho đơn vị. Số khấu hao cho mỗi kỳ được ghi nhận là chi phí trừ khi chúng được tính vào giá trị cịn lại
của một tài sản khác. Chúng ta nên xem lại cách tính khấu hao như hiện nay đã phù hợp chưa, vì cách tính khấu hao hiện giờ sẽ dẫn đến khó khăn khi các đơn vị này tính tốn được giá trị dịch vụ hàng hóa cơng mà họ cung cấp.
- Tỷ giá hối đoái và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái: các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ của hoạt động HCSN, hoạt động dự án theo tỷ giá hối đoái do Bộ Tài chính cơng bố tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh và khoản chênh lệch tỷ giá được kết chuyển vào tài khoản chi phí. Cịn CMKT cơng quốc tế (IPSAS4) quy
định một giao dịch bằng ngoại tệ phải được ghi nhận đầu tiên theo đồng tiền báo
cáo, áp dụng tỷ giá ngoại tệ giữa đồng ngoại tệ đó với đồng tiền báo cáo tại thời điểm phát sinh giao dịch; khoản chênh lệch tỷ giá trên cơ sở thanh toán các khoản
mục tiền tệ hoặc báo cáo các khoản mục tiền tệ của một đơn vị theo tỷ giá khác với tỷ giá được sử dụng khi ghi nhận ban đầu trong kỳ hạch tốn, hoặc trong báo cáo tài chính kỳ trước, phải được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong kỳ phát sinh. Vậy
để phù hợp với thực tế và thế giới thì chúng ta nên áp dụng tỷ giá tại thời điểm phát
sinh.
- Hiện nay CMKT cơng đã có các chuẩn mực quy định cho các vấn đề sau, mà chúng ta chưa có cơ chế tài chính, quản lý tài chính và những văn bản hướng dẫn quy định cụ thể như:
+ Chi phí đi vay (IPSAS 05)
+ Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào đơn vị bị kiểm soát (IPSAS 06)
+ Kế toán đầu tư vào đơn vị liên kết (IPSAS 07)
+ Báo cáo tài chính đối với các khoản góp vốn liên doanh (IPSAS 08) + Báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát (IPSAS 10)
+ Thuê tài sản (IPSAS 13)
+ Trình bày và cơng bố các cơng cụ tài chính (IPSAS 15) + Bất động sản đầu tư (IPSAS 16)
Thực tế khoảng cách giữa chế độ kế toán HCSN hiện nay và kế tốn nhà nước
Việt Nam với CMKT cơng quốc tế là khá xa, do đó việc ban hành chuẩn mực kế tốn cơng là cần thiết trong thời gian tới. Để làm được vấn đề đó cần tiến hành
những bước sau:
- Tổ chức biên dịch, nghiên cứu CMKT công quốc tế.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng cơ chế tài chính cơng và kế toán nhà nước
Việt Nam chỉ ra những vấn đề cần sửa đổi và đề xuất sửa đổi những vướng mắc, bất hợp lý, bổ sung phù hợp với CMKT công quốc tế.
- Đánh giá thực trạng tình hình quản lý tài chính và đề xuất sửa đổi, bổ sung
cách quản lý tài chính phù hợp với tình hình tài chính hiện nay và phù hợp với quốc tế.
- Xác định hướng và lộ trình áp dụng CMKT cơng quốc tế để xây dựng hệ thống
CMKT nhà nước Việt Nam. Ban hành các chuẩn mực chọn lọc theo từng giai đoạn. - Có các buổi hội thảo, tập huấn, triển khai thực tế và đáng giá việc áp dụng thực tế theo từng kỳ và đúc kết từ thực tế để các đơn vị học tập và triển khai.