Do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại đại học quốc gia TP hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 46)

2.4 Một số nhận xét

2.4.2.2 Do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán

Hệ thống biểu mẫu chứng từ:

- Trong danh mục chứng từ kế toán ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 03 năm 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính có hai phần, chứng từ kế tốn ban hành theo Quyết định trên và chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác. Phần chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác rất nhiều, tuy nhiên lại không được đề cập đến trong Quyết định trên và cũng không chỉ rõ các chứng từ trên được ban hành theo văn bản cụ thể nào, do đó đối với những người mới làm cơng tác kế tốn, khơng có cơ sở để tra cứu và tìm hiểu mẫu biểu và

phương pháp ghi nhận các loại chứng từ đó. Do đó nên phân loại từng nhóm chứng từ theo từng văn bản cụ thể, ví dụ:

Chứng từ kế toán ban hành theo Quyết định số 120/2008/QĐ-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính:

- Giấy rút dự toán Ngân sách Nhà nước - Giấy rút vốn đầu tư

- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng - Ủy nhiệm chi

- Lệnh chuyển Có,…

Hệ thống tài khoản kế toán và phương pháp ghi chép tài khoản kế toán:

- Hệ thống tài khoản kế toán HCSN hiện nay bao gồm 7 loại tài khoản, trong đó 6 loại tài khoản trong bảng và 1 loại tài khoản ngoài bảng. Tên gọi của một số loại tài khoản chưa phản ánh chính xác, đầy đủ nội dung của loại tài khoản đó, ví dụ:

9 Loại 1: Tiền và vật tư chưa phản ánh đầy đủ nội dung các tài khoản

mà nó bao hàm. Vì hiện diện trong nhóm tài khoản loại 1 này cịn có các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn này khơng thể xếp vào nhóm tiền cũng như khơng thể đưa vào nhóm vật tư được. Bản chất của các khoản mục tài sản đang được phản ánh trong nhóm tài

khoản loại 1 là ngắn hạn, do đó, nhóm tài khoản loại 1 có thể được thay thế bằng tên gọi khác phù hợp hơn là “Tài sản ngắn hạn”.

9 Loại 2: Tài sản cố định. Tương tự như nhóm tài khoản loại 1, tên gọi này cũng chưa phản ánh đầy đủ nội dung các tài khoản mà nó bao hàm. Vì hiện diện trong nhóm tài khoản loại 2 này cịn có các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn này khơng thể xếp vào nhóm

TSCĐ được, do đó, nhóm tài khoản loại 2 có thể được thay thế bằng tên gọi khác phù hợp hơn là “Tài sản dài hạn”.

- Một số tài khoản được thiết kế chưa mang tính hệ thống gây khó khăn cho những người làm cơng tác kế tốn, dễ nhầm lẫn giữa các tài khoản với nhau. Quan sát các cặp tài khoản có mối liên hệ với nhau, chúng ta thấy:

TK 461: Nguồn kinh phí hoạt động TK 661: Chi hoạt động TK 5111: Thu phí, lệ phí TK 4211: Chênh lệch thu – chi hoạt

động thường xuyên TK 462: Nguồn kinh phí dự án TK 662: Chi dự án TK 465: Nguồn kinh phí theo đơn

đặt hàng của nhà nước TK 635: Chi theo đơn đặt hàng của nhà nước TK 5112: Thu theo đơn đặt hàng của nhà nước TK 4213: Chênh lệch thu – chi theo

đơn đặt hàng của

nhà nước TK 5118: Thu

khác

TK 4218: Chênh lệch thu – chi hoạt

động khác TK 631: Chi hoạt động sản xuất – kinh doanh TK 531: Thu hoạt động sản xuất – kinh doanh TK 4212: Chênh lệch thu – chi hoạt

động sản xuất –

kinh doanh

- Tên gọi của một số tài khoản (kể cả tài khoản cấp 1 và tài khoản cấp 2) chưa chính xác, cụ thể như sau:

9 TK 2115 “Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm” chưa nêu

đầy đủ nội dung. Tài khoản này chỉ đề cập tới các cây lâu năm, súc vật làm

việc và đồng thời cho sản phẩm; đối với các các cây lâu năm, súc vật hoặc

làm việc, hoặc cho sản phẩm mà không phải đồng thời cả 2 tiêu chí trên liệu có được xếp vào nhóm TSCĐ này khơng. Do đó, tài khoản này cần được

chỉnh sửa lại tên cho phù hợp là “Cây lâu năm, súc vật làm việc và / hoặc cho sản phẩm”.

9 Tài khoản 333 “Các khoản phải nộp Nhà nước” cần được chỉnh sửa lại là “Các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước”

- Việc sắp xếp các tài khoản vào các nhóm chưa chính xác, ví dụ Tài khoản 643 “Chi phí trả trước” nên được xếp vào nhóm Tài khoản tài sản (hay loại 1) sẽ phù hợp hơn.

- Hiện tại điều 33 của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước số 09/2008/QH12

ngày 03 tháng 6 năm 2008 quy định về việc quản lý, sử dụng tiền thu được từ hoạt

động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết, cho thuê tài sản nhà nước

của đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính có ghi “tiền thu được từ hoạt động

sản xuất, kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết phải được hạch toán đầy đủ theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng theo cơ chế tài

chính áp dụng đối với doanh nghiệp”. Và trong Thông tư 71/2006/TT-BTC về hoạt

động liên doanh, liên kết được hướng dẫn như sau: Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi

phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động có hoạt động liên doanh, liên kết thực hiện theo quy định tại Chuẩn mực số 07- Kế toán các

khoản đầu tư vào Công ty liên kết, Chuẩn mực số 08 – Thơng tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh, ban hành theo quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày

30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành và cơng bố 06 chuẩn mực kế tốn Việt Nam, là chuẩn mực kế toán doanh nghiệp. Nếu áp dụng theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước số 09/2008/QH12 và Thông tư này thì có những vấn đề sau cần làm rõ:

+ Danh mục hệ thống tài khoản kế toán HCSN chưa có tài khoản “ Đầu tư vào cơng ty liên kết”, chỉ có tài khoản 221 “Đầu tư tài chính dài hạn khác” trong tài khoản này có hai tài khoản con là 2212 “ Vốn góp” và 2218 “Đầu tư tài chính dài hạn khác” thì trường hợp nào thì sử dụng một trong hai tài khoản con này.

+ Trong QĐ 19/2006/QĐ-BTC quy định tài khoản 221 để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các khoản đầu tư tài chính dài hạn như mua trái

phiếu, góp vốn, đầu tư dài hạn khác chưa đề cập đến vấn đề “ Đầu tư vào công ty liên kết”.

+ Danh mục hệ thống tài khoản kế tốn HCSN cũng chưa có tài khoản “Chi phí tài chính” và “ Doanh thu hoạt động tài chính”. Vậy để hạch tốn lãi cũng như lỗ vào tài khoản nào.

- Hiện nay, đối với các doanh nghiệp, các trung tâm dịch vụ, các trung tâm nghiên cứu dịch vụ khoa học công nghệ trong trường đại học áp dụng hệ thống kế toán

doanh nghiệp (như hệ thống kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ), trong khi đó trường

đại học áp dụng kế toán HCSN dẫn đến việc tổng hợp báo cáo tài chính gặp nhiều

khó khăn.

- Hiện nay việc hạch tốn TSCĐ như sau: Khi mua sắm TSCĐ, tính tốn tồn bộ giá trị tài sản vào số chi trong kỳ, hàng năm tính hao mịn TSCĐ, ghi giảm nguồn hình thành TSCĐ, nhiều đơn vị cho rằng cách hạch toán này cũng ảnh hưởng đến

một phần đến việc tính học phí cho phù hợp trên một sinh viên.

- Việc hạch toán, xử lý tỷ giá hối đoái: Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành thì kế tốn chênh lệch tỷ giá đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ của hoạt động HCSN, hoạt động dự án như sau: Khi nhận kinh phí hoạt động, kinh phí dự án do ngân sách nhà nước cấp bằng ngoại tệ, các khoản thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp khác và thu chưa qua ngân sách bằng ngoại tệ, các khoản chi và giá trị nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, tài sản cố định mua bằng ngoại tệ sử dụng cho

hoạt động HCSN, hoạt động dự án được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đối do Bộ tài Chính cơng bố tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà không được quy đổi theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Mà

thực tế hiện nay tỷ giá giao dịch thực tế rất khác xa so với tỷ giá hối đoái do Bộ tài Chính cơng bố cũng là một điều bất cập đối với những đơn vị sự nghiệp có phát

sinh hoạt động này nhiều.

- Một điểm khác biệt rất lớn và là khác biệt chủ yếu giữa hệ thống kế toán doanh

nghiệp và hệ thống kế toán HCSN là các khoản chi phải được hạch toán theo nguồn kinh phí và theo dõi chi tiết theo mục lục NSNN. Hệ thống mục lục NSNN tuy rất

chi tiết (phân loại theo Loại – Khoản – Nhóm mục – Mục – Tiểu mục) nhưng lại rất mơ hồ đối với từng lĩnh vực cụ thể. Phần kế toán chi tiết này đặc biệt quan trọng vì nó tập hợp tồn bộ cơ sở dữ liệu để thiết lập và hoàn chỉnh các báo cáo quyết tốn kinh phí, phần báo cáo quan trọng nhất trong hệ thống báo cáo tài chính của đơn vị HCSN. Tuy nhiên, trong phần hướng dẫn hạch toán chỉ đặt nặng vấn đề hướng dẫn hạch toán tổng hợp mà bỏ qua phần hướng dẫn hạch tốn chi tiết theo mục lục NSNN, điều đó dẫn đến rất nhiều khó khăn cho những người thực hiện việc hạch

toán. Những người thực hiện việc hạch tốn tại các đơn vị HCSN chỉ dựa vào thói quen, kinh nghiệm hoặc sao chép lại từ những tài liệu khác (ví dụ các chứng từ rút dự tốn NSNN) hoặc phải theo chỉ dẫn của Kho bạc mà không hiểu rõ bản chất của từng khoản chi tiết đang hạch toán. Kết quả là báo cáo quyết tốn kinh phí của các

đơn vị kế tốn cấp 3 (các đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí) khơng chính xác theo

mục lục NSNN, dẫn đến báo cáo tổng hợp kinh phí của các đơn vị kế tốn cấp 2 và cấp 1 cũng không hợp lý. Vậy làm sao chúng ta có quyền địi hỏi báo cáo quyết tốn NSNN hàng năm của Chính phủ là trung thực, hợp lý theo đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển và hội nhập mà bản thân nó cần phải thể hiện.

Hệ thống sổ kế tốn và hình thức kế tốn

- Hiện nay đa số các đơn vị đều cho rằng hệ thống sổ kế tốn và hình thức kế tốn theo quyết định là hồn tồn phục vụ tốt cho cơng tác quản lý tài chính tại đơn

vị(câu 25, Phụ lục 04, 17/22 đơn vị).

Báo cáo tài chính:

- Về mẫu biểu:

+ Hiện tại BCTC đơn vị HCSN chỉ có bảng cân đối tài khoản, chưa phải là bảng cân đối kế tốn nên chưa thấy tổng thể tình hình tài sản và nguồn vốn.

+ Mẫu số B02-H, F02-1H có mâu thuẫn giữa nội dung với tên báo cáo tổng hợp B02-H và báo cáo chi tiết F02-1H (Mẫu số B02-H tên là tổng hợp tình hình kinh phí và quyết tốn kinh phí đã sử dụng thì phần I- tổng hợp tình hình kinh phí chỉ thấy chi tiết theo loại khoản, chưa có phần tổng hợp kinh phí tồn bộ của đơn vị, theo từng loại kinh phí, phần II- kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán thấy chi

hoạt động chi tiết tới tiểu mục MLNS của các chi hoạt động nhưng lại thiếu tổng

hợp chi theo MLNS của toàn bộ đơn vị, theo từng loại kinh phí; Mẫu số F02-1H với tên là báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động nhưng những chỉ tiêu thiết lập là tổng hợp

đến nhóm mục chi thiếu mục, tiểu mục dẫn đến khi báo cáo theo thực tế thì phải

nhặt, ráp ở chính 2 bảng báo cáo này).

+ Mẫu F02-3aH và mẫu số F02-3bH các đơn vị HCSN thì đối chiếu theo loại, khoản, nhóm mục cịn kho bạc thì đối chiếu theo mã chương, mã ngành kinh tế, mã tính chất nguồn kinh phí.

+ Đặc biệt mẫu B03-H hoàn toàn phù hợp đối với hoạt động sản xuất, kinh

doanh nhưng khó cung cấp thơng tin do dễ hiểu sai hoạt động (nếu không phải

người làm đọc).

+ Thiếu bảng lưu chuyển tiền tệ.

- Hiện nay theo các đơn vị nhận xét BCTC đơn vị HCSN phải người làm kế toán HCSN (hay trong ngành kế tốn – tài chính) mới đọc và hiểu được, khi công khai tại hội nghị công nhân viên chức tại đơn vị phải trình bày và thể hiện lại, đa số các cán bộ viên chức thì khơng phù hợp đặc biệt như cán bộ giảng dạy (vật lý, hóa

học,…)(Câu 28, Phụ lục 04).

- Hiện tại BCTC đơn vị HCSN chưa thể hiện một vài chỉ tiêu mà các nhà quản lý cần nắm: phản ánh sự cân đối tài sản và nguồn vốn, phản ánh sự an toàn của tài sản và nguồn vốn; phản ánh hiệu quả sử dụng vốn và cơ bản chưa đánh giá đầy đủ tình hình tài chính đơn vị HCSN nếu có đủ các nghiệp vụ phát sinh. Dẫn đến người đầu tư, các đơn vị muốn liên doanh, liên kết khơng hiểu tình hình của đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại đại học quốc gia TP hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)