Quan điểm hoàn thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại đại học quốc gia TP hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 50 - 53)

3.1.1 Phù hợp với các yêu cầu thông tin với cơ chế tự chủ tài chính

Xây dựng và thực hiện khuôn khổ lập ngân sách theo kết quả từ đầu vào chuyển hướng sang đầu ra trong giai đoạn 2010 – 2014. Với mục tiêu phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính cơng có hiệu quả, cung cấp cho xã hội các loại hàng hóa cơng thiết yếu và đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu ưu tiên của chiến lược về kinh tế, giáo dục, chính trị của nhà nước ta:

- Thiết lập hệ thống các nguyên tắc quản lý chi tiêu cơng có hiệu quả bao gồm: Chính sách rõ ràng, phù hợp thực tế và ít thay đổi trong từng giai đoạn; các quyết định chi tiêu công được đưa ra phải dựa vào cơ sở kỷ luật tài chính và có sự cạnh

tranh, đánh đổi giữa các nhu cầu với nhau. Để kiểm sốt tài chính có hiệu quả, yêu cầu trong soạn lập ngân sách cần đánh giá nguồn lực tổng thể và chọn lựa các công cụ thích hợp nhất để phân bổ nhằm đạt mục tiêu đã lựa chọn. Tính linh hoạt yêu cầu phải trao quyền cho người quản lý trong việc ra quyết định phân bổ nguồn lực. Tính tiên liệu đóng vai trị quan trọng trong việc thực hiện chính sách và chương trình có hiệu quả và hiệu lực. Tính trung thực trong yêu cầu quản lý chi tiêu công nên xuất phát từ những dự tốn khơng có thiên vị cả thu lẫn chi. Cung cấp thông tin minh bạch và trách nhiệm.

- Cần có hướng nguyên cứu để đánh giá theo chất lượng đầu ra có chất lượng và

hiệu quả, đặc biệt là việc xây dựng hệ thống tiêu chí và phương pháp đánh giá. - Triển khai đề án “đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009- 2014” của Chính phủ. Cần kết hợp hài hòa hợp lý giữa nguồn lực nhà nước, nguồn lực xã hội và khả năng đóng góp của nhân dân, người học. Nguồn lực tài chính nhà nước chi cho giáo dục – đào tạo cần được đánh giá kỹ việc quản lý và sử dụng đồng thời đối chiếu với mục tiêu để cơ cấu lại, bố trí chi cho hợp lý giữa các cấp bậc học và các loại hình giáo dục, đào tạo. Chính sách học phí phải hướng và gắn chặt với việc

nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo vì các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay

đều cho rằng mức thu học phí rất thấp so với chi phí thực tế.

- Tăng cường cơ chế quản lý, thanh tra, kiểm tốn để đảm bảo có trật tự, sử dụng có hiệu quả cơng bằng trong việc áp dụng cơ chế tự chủ tài chính. Coi trọng yêu cầu công khai minh bạch và công bằng trong quản lý và sử dụng nguồn tài chính nhà nước, nguồn lực đóng góp của nhân dân và người học.

- Nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong việc phân bổ và sử

dụng nguồn lực tài chính. Phát triển hệ thống thơng tin quản lý, hệ thống kế tốn cơng, hệ thống báo cáo, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và hệ thống kiểm sốt từ bên ngồi.

- Trong thời gian tới, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, về phía Bộ Tài chính: Thứ nhất tiếp tục rà sốt, hồn thiện tiếp các nội dung quản lý tài chính đã ban hành, chỉnh sửa bổ sung những điểm còn chưa hợp lý tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp

trong quá trình áp dụng cũng như các cơ quan quản lý trong quá trình kiểm tra. Bên cạnh đó cũng cần cập nhật những thay đổi mới trong quá trình phát triển hiện nay. Thứ hai, phải nhanh chóng triển khai các các văn bản pháp luật, cần sớm có sự kiểm tra đánh giá thường xuyên, có hệ thống kết quả của cơng tác triển khai ở các loại

hình đơn vị HCSN nhằm rút ra những kinh nghiệm bổ ích. Thứ ba, nghiên cứu, biên dịch chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế đồng thời ban hành chuẩn mực kế tốn cơng Việt Nam nhằm đổi mới cách thức về quản lý kế toán, tài chính và ngân sách trong lĩnh vực cơng theo mơ hình kế tốn “dồn tích” để tạo lập một hệ thống thông tin thống nhất và phù hợp với xu hướng chung của các nước tiên tiến trên thế giới. Vì chế độ kế tốn hành chính sự nghiệp Việt Nam được xây dựng trên cơ sở Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Kế tốn và các chính sách tài chính áp dụng cho đơn vị HCSN vẫn cịn nhiều điểm khác biệt so với hệ thống CMKT công quốc tế.

3.1.2 Đáp ứng mục tiêu cải cách kế toán trong lĩnh vực kế tốn cơng

Để thống nhất quản lý kế tốn, đảm bảo kế tốn là cơng cụ quản lý, giám sát

chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp thơng tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều

hành của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và tổ chức cá nhân, ngày 17/06/2003 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật kế tốn số 03/2003/QH11 và Chính phủ cũng đã ra Nghị định số 128/2004/NĐ-CP quy định

chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước. Như vậy thực tế là nguyên tắc kế toán nhà nước trước hết cùng xuất phát với nguyên tắc kế toán doanh nghiệp.

Thực tế căn cứ vào chủ thể thành lập đơn vị sự nghiệp chúng ta thấy đối tượng

được thành lập khá đa dạng gồm:

- Đơn vị sự nghiệp công lập: do cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp ra

quyết định thành lập.

- Đơn vị sự nghiệp của các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội: do các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội thành lập.

- Đơn vị sự nghiệp của các tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp,…

Và trong Nghị định số 43/2006/NĐ-CP có quy định về quyền tự chủ, tự chịu

trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp như sau: đối với các hoạt

động khác, đơn vị được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về những công việc sau:

tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị và đúng với quy định của pháp luật; liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật. Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính có: thực hiện nghĩa vụ với ngân

sách nhà nước; huy động vốn và vay vốn tín dụng. Nhà nước khuyến khích các đơn vị sự nghiệp cơng lập chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp, loại hình ngồi cơng lập nhằm phát huy mọi khả năng của đơn vị trong việc thực hiện các hoạt động của

đơn vị theo quy định của pháp luật và các đơn vị này được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, tài sản nhà nước đã đầu tư theo quy định pháp luật.

Để nhà nước vừa đảm bảo những yêu cầu của Luật kế toán đã nêu trên và đồng

thời quản lý hết mọi hoạt động của những đơn vị HCSN thì trong trường hợp này

- Thống nhất hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp và kế toán HCSN để các

đơn vị HCSN có thể báo cáo tất cả các hoạt động của mình vì lúc này ở các đơn

vị cấp (I, II, III) có thêm các loại hình đơn vị như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần…

- Thực hiện báo cáo tài chính HCSN như báo cáo tài chính doanh nghiệp. - Có các u cầu riêng báo cáo phần NSNN theo quy định và theo MLNS.

Các quy định về nghiệp vụ kế toán – tài chính nên ổn định trong thời gian dài hoặc ít thay đổi, nên hướng tới chỉ quy định thành những chuẩn mực – nguyên tắc cơ bản để các đơn vị linh hoạt áp dụng.

3.1.3 Phù hợp với trình độ chun mơn và tin học kế tốn

Để đáp ứng mục tiêu cải cách kế toán trong lĩnh vực kế tốn cơng, chúng ta nên đẩy mạnh công tác tăng cường nghiệp vụ chuyên môn gắn với từng bước nâng cao

trình độ, tập huấn nghiệp vụ trên lý thuyết – thực hành đặc biệt phải gắn với việc

đẩy mạnh cơng tác tin học hóa và hệ thống thơng tin kế tốn.

Đẩy mạnh tình hình triển khai dự án TABMIS (Treasury And Budget

Management Information System) - Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân Sách và Kho bạc, là một phần quan trọng nhất trong dự án Cải cách Quản lý Tài Chính Cơng của Bộ Tài chính Việt Nam. Thời gian triển khai dự án là từ năm 2006-2010, trong tương lai dự án này sẽ được kết nối đến các đơn vị sử dụng ngân sách. Để thực hiện những mục tiêu của dự án này là: hiện đại hố cơng tác quản lý ngân sách nhà nước từ khâu lập kế hoạch, thực hiện ngân sách, báo cáo ngân sách và tăng cường trách nhiệm ngân sách của Bộ Tài chính; nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính cơng; hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách; đảm bảo an ninh tài chính trong q trình phát triển và hội nhập của quốc gia. Theo tác giả trong năm 2009, Bộ Tài chính nên đưa ra những thiết kế cơ bản mà đã được xây dựng để tích hợp dữ liệu để triển khai cho các đơn vị HCSN chuẩn bị về nhân sự, chuyên môn và cả về cơ sở vật chất để đáp ứng những yêu cầu của dự án này trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại đại học quốc gia TP hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)