Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện khả năng hội nhập của kế toán việt nam (Trang 31)

1.3 Cơ sở lý thuyết, thực tiễn và pháp lý của quá trình hội tụ và hoà hợp

1.3.2.1 Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế

Accounting Standards Board)

Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế - IASB được thành lập năm 2001 thay thế cho Uỷ Ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC), là một tổ chức tư nhân hoạt

động độc lập với chức năng soạn thảo, sửa đổi, bổ sung và ban hành các chuẩn mực

kế toán quốc tế. Tổ chức này có trụ sở tại Anh với sự tham gia của 15 thành viên

đến từ 9 quốc gia trong đó các quốc gia chính là Mỹ, Anh, Úc, New Zealand, Đức, Ấn Độ.

Chức năng chính của tổ chức này là nghiên cứu, soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kế toán Quốc tế, phổ biến các hệ thống các chuẩn mực kế toán thống nhất mang tính tồn cầu một cách dễ hiểu và mang tính khả thi cao. Bên cạnh đó, tổ chức này còn hợp tác với các tổ chức kế toán ở các quốc gia nhằm tập trung và

đồng nhất các chuẩn mực kế tốn trên tồn thế giới. Sự ra đời của tổ chức này đã giúp cho đầu tư đa quốc gia thuận lợi hơn, thúc đẩy thị trường vốn đầu tư phát triển

minh bạch, hiệu quả. Vận dụng các nguyên tắc chuẩn mực kế toán quốc tế là vơ cùng cần thiết, nó đang ngày càng phát triển dưới sự hỗ trợ của các tổ chức đầu tư lớn.

Hình 2: Biểu đồ hoạt động của IASB

Tán thành Báo cáo

Điều hành

Soát xét Cung cấp thông tin Bổ nhiệm

Bổ nhiệm

Tư vấn kỷ thuật Giải thích

Ban hành

(Nguồn: www.iasb.org/About+Us/How+we+are+structured.htm)

1.3.2.2 Liên đồn Kế tốn Quốc Tế IFAC (International Federation of

Accountants)

Được thành lập vào ngày 7 tháng 11 năm 1997 tại Munich của Đức trong Đại

hội kế toán thế giới lần thứ 11. Trụ sở đặt tại thành phố New York của Mỹ.

Thành viên sáng lập: Hiến pháp đầu tiên của IFAC được ký bởi 63 tổ chức kế toán chuyên nghiệp đến từ 51 quốc gia trên thế giới.

Mục đích thành lập của tổ chức này nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động kế toán chuyên nghiệp của các tổ chức kế toán trên thế giới. Hỗ trợ các nước trên thế giới phát triển hoạt động kế toán chuyên nghiệp ở quốc gia mình, phát triển chất

lượng hoạt động kế toán theo chất lượng quốc tế.

Qua nhiều năm hoạt động IFAC đã mở rộng hoạt động của mình như tăng

cường vai trị trong các tổ chức quốc tế chuyên nghiệp, thiết lập kênh thông tin với

SAC

IASC Hội đồng giám sát

IASB IFRIC

IFRSs

Chất lượng cao, có thể giải thích, một bộ chuẩn mực kế tốn chất lượng tồn cầu

IFRS for SMEs

Là một dạng đơn giản của IFRS được thiết kế cho các cty vừa và nhỏ

các nhà điều hành trên thế giới, xây dựng các chuẩn mực nền tảng, nâng cao chất lượng của báo cáo tài chính và báo cáo quản lý thơng qua việc phát triển các chuẩn

mực kế toán quốc tế.

Biểu đồ: Quá trình tăng trưởng thành viên của IFAC

(Nguồn: http://www.ifac.org/History/)

1.3.2.3 Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (Mỹ) – FASB (Finalcial

Accounting Standard Board)

Năm 1973, FASB được chỉ định thành lập nhằm thiết lập các tiêu chuẩn kế

tốn tài chính cho khu vực kinh tế tư nhân, được Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) và Hội kế toán hành Nghề Hoa Kỳ (CPA) công nhận. Các chuẩn mực kế tốn

tài chính đóng vai trị quan trọng cho hiệu quả hoạt động của nền kinh tế vì lợi ích

của các nhà đầu tư, chủ nợ…nhằm tạo ra thông tin báo cáo tài chính trung thực, chính xác, minh bạch.

Nhiệm vụ của FASB là cải thiện các tiêu chuẩn báo cáo tài chính, định hướng phổ biến các tiêu chuẩn ra công chúng. Để thực hiện nhiệm vụ của mình, FASB phải thực hiện các chức năng cụ thể sau:

+ Cải thiện tính hữu ích của BCTC bằng cách tập trung vào các đặc tính chủ yếu, các yếu tố đánh giá chất lượng BCTC như sự phù hợp, đáng tin cậy, có thể so

sánh được…

+ Vẫn giữ lại các tiêu chuẩn hiện hành để phản ánh sự thay đổi về phương thức kinh doanh và sự thay đổi về mơi trường kinh tế.

+ Thiết lập các quy trình để hoàn thiện BCTC hiện hành.

+ Thúc đẩy sự hội tụ của các tiêu chuẩn kế toán quốc tế, cải thiện chất lượng

FASB là một tổ chức hoạt động độc lập của các doanh nghiệp và các tổ chức chuyên nghiệp. Tổ chức tiền thân của FASB là tổ chức AICPA của Hoa Kỳ.

1.3.2.3 Liên đồn kế tốn các nước Đông Nam Á- AFA (Asia Foundaton

Accounting)

Thành lập tháng 3 năm 1977, dưới hình thức là Hiệp hội các hội nghề nghiệp kế toán, kiểm tốn các nước Đơng Nam Á, AFA lần đầu tiên có 5 tổ chức thành viên chính thức, đó là Hội Kế toán quốc gia các nước: Indonexia, Malaysia, Philipin, Singapore và Thái Lan. Năm 1989, Hội Kế tốn Cơng chứng Prunei (BICPA) gia nhập AFA, nhiệm kỳ 1998-1999, kết nạp 2 hội viên là: Hội Kế toán Việt Nam và Hội Kế tốn Myanma. Sau đó kết nạp Hội Kế tốn Cơng chứng Lào và Hội Kế toán Campuchia.

Thời gian đầu AFA dự định chỉ cung cấp và hỗ trợ các kỹ năng chuyên môn cho các tổ chức thành viên. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh và đầy biến động của nghề kế toán, kiểm toán trên thế giới, AFA đã khuyến khích các Hội nghề nghiệp vừa xây dựng các chuẩn mực nghề nghiệp, quy định hành nghề và đạo đức hành

nghề phù hợp với quy định chung trong hệ thống chuẩn mực của Ban soạn thảo chuẩn mực quốc tế (IASB) và liên đồn Kế tốn quốc tế ( IFAC).

1.3.3 Sự cam kết của các quốc gia

Rõ ràng ngày nay, nhiều quốc gia đã nhận thức được vai trò to lớn của hội tụ kế toán. Sự nỗ lực của các quốc gia cũng như các tổ chức nghề nghiệp cho sự phát triển chung của nền kinh tế toàn cầu, đồng nghĩa với việc phát triển và hội nhập nền kinh tế của quốc gia họ. Đây là xu thế chung không thể nào đi ngược lại.

Hiệp định Norwalk tháng 9 năm 2002, đánh dấu sự cam kết của Hoa Kỳ trong tiến trình hội tụ kế toán. Qua đây FASB và IASB cam kết xây dựng một bộ tiêu chuẩn kế toán chất lượng cao, tương thích và phù hợp hơn. Tiến dần tới việc xóa bỏ ranh giới quốc gia của Báo Cáo Tài Chính. Hai tổ chức này cam kết nỗ lực hết sức cho mục tiêu chung. Năm 2005, IASB và FASB tái khẳng định cam kết của họ thông qua xây dựng các chiến lược ngắn hạn để thống nhất IFRS và US.GAAP. Mỹ

được IASB và FASB đánh giá là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong q trình hội

tụ kế tốn chung của tồn cầu.

Châu Âu khơng ngừng thúc đẩy hội tụ, các nước trong khu vực này nằm trong cộng đồng chung EU và bị chi phối bởi EU, các ràng buộc pháp lý được EU đưa ra nhằm hướng đến việc tuân thủ IFRS trong thời gian sớm nhất có thể.

Các cam kết hội tụ của các nước có nền kinh tế mới nổi cho thấy xu thế tồn cầu hóa kế tốn đang lan rộng. Ngày 15 tháng 02 năm 2006, tại hội nghị ở Bắc Kinh, bộ tài chính Trung Quốc đã cam kết hội tụ với IFRS. Sự kiện này được IASB

đánh giá cao vì sự nỗ lực của Trung Quốc trong việc đóng góp mạnh mẽ về mục tiêu xây dựng một bộ tiêu chuẩn kế toán tồn cầu. Bên cạnh đó Canada, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đang thiết lập lại hệ thống kế toán quốc gia và cam kết tuân thủ IFRS vào khoảng năm 2011.

Chính những cam kết này là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện hội tụ kế toán giữa các quốc gia trong khu vực cũng như toàn cầu. Những cam kết này tạo nên sự hỗ trợ, đồng thời tạo cơ sở kiểm sốt q trình hội tụ nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Lịch sử kế toán phát triển từ lâu đời, từ các văn bản kế toán đầu tiên đến nay

đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Sự phát triển của kế tốn gắn liền với q

trình tái sản xuất của xã hội. Kế tốn được coi là kênh thơng tin tài chính, là phương tiện để quản lý và điều hành nền kinh tế. Hiện nay, với q trình tồn cầu hóa diễn ra rộng rãi, sự hội nhập nền kinh tế là xu thế tất yếu ở các quốc gia. Điều này dẫn

đến sự ra đời của các tập đồn kinh tế, q trình liên doanh, liên kết diễn ra mạnh

mẽ. Bắt buộc phải có sự thống nhất trong kế tốn, nhằm hướng đến nhiều đối tượng sử dụng Báo cáo tài chính ở nhiều quốc gia khác nhau. Trong quá trình giao thương quốc tế đã nảy sinh các vấn đề, ví dụ như một công ty được thành lập ở nước này

nhưng lại niêm yết ở nước khác, một công ty thành lập ở Châu Âu hiển nhiên phải

tuân thủ IFRS, song khi niêm yết tại Hoa Kỳ bắt buộc phải tuân thủ US. GAAP, sự khác biệt của IFRS và US GAAP bắt buộc phải tiến hành chuyển đổi báo cáo giữa hai hệ thống nguyên tắc kế tốn này. Điều này làm tốn khá nhiều chi phí và gây cản trở cho việc đọc và hiểu BCTC của các đối tượng sử dụng. Do đó, việc sử dụng một hệ thống nguyên tắc kế toán chung trên toàn cầu tạo điều kiện để các quốc gia tận dụng lợi thế của tồn cầu hóa vào việc phát triển nền kinh tế của quốc gia mình. Với vai trị là “ngơn ngữ kinh doanh”, kế toán cũng cần có một “ngơn ngữ” chung để sử dụng cho tất cả các quốc gia.

CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP CỦA

KẾ TỐN VIỆT NAM

2.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của kế toán Việt Nam

Lịch sử phát triển của kế toán Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển kinh tế chính trị của đất nước. Hệ thống kế toán trước đây chịu ảnh hưởng của kế toán Pháp trong thời kỳ Pháp thuộc. Vào những năm 1960, khi Việt Nam gia nhập khối các

nước Xã Hội Chủ Nghĩa, hệ thống kế toán Việt Nam là hệ thống kế tốn du nhập từ

Liên Xơ, Trung Quốc. Hệ thống kế toán Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn và đã có những cải cách tích cực. Có thể chia quá trình phát triển của kế toán Việt Nam thành hai giai đoạn như sau:

2.1.1 Kế toán Việt Nam giai đoạn 1954-1986

Hệ thống kế tốn ln gắn liền với trình độ phát triển của nền kinh tế. Giai đoạn này hệ thống kế toán gắn liền với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, nên nó

cũng có những đặc trưng rất riêng.

Năm 1954, đất nước chia làm hai miền nam bắc. Miền nam tạm thời vẫn còn

ách thống trị của thực dân Pháp. Nền kinh tế của miền Bắc theo mơ hình kinh tế của Liên Xơ. Do đó, các hệ thống kế toán giai đoạn này chỉ phục vụ cho loại hình kinh tế tập trung, bao cấp.

Năm 1961, văn bản pháp luật kế toán đầu tiên được ban hành đó là nghị định

175CP ngày 28/10/1961, sau đó được thay thế bởi nghị định 25-HĐBT ngày 18/03/1989, các văn bản này đều quy định về kế toán nhà nước. Vào giai đoạn này số liệu kế tốn chủ yếu nhằm mục đích phục vụ cơng tác thống kê và giám sát của Chính Phủ.

Năm 1970, ban hành quyết định 425-TC/CĐKT ngày 04/12/1970 đánh dấu sự ra đời của hệ thống tài khoản kế toán đầu tiên, hệ thống tài khoản này áp dụng cho

tất cả các thành phần kinh tế. Sau đó một loạt các thơng tư hướng dẫn cho quyết

Hình 3: Quá trình hình thành hệ thống tài khoản kế tốn ở Việt Nam

2.1.2 Kế toán Việt Nam giai đoạn 1986 đến nay

Năm 1986, đánh dấu cho quá trình đổi mới nền kinh tế chuyển từ nền kinh tế

tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Từ năm 1986, chính sự thay đổi của chính sách kinh tế, sự đa dạng hoá của nhiều thành phần kinh tế đã dẫn đến nhiều

thay đổi trong lĩnh vực kế toán. Nhà nước ban hành các văn bản điều chỉnh về kế

toán phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp. Thông tư số 10-TC/CĐKT ngày

07/02/2987 đặt ra những quy định về kế toán cho các thành phần kinh tế. Thông tư

số 26-TC/CĐKT ngày 01/04/1978 bổ sung các quy định về hệ thống tài khoản kế

toán đã được quy định trong Quyết định 425. Đến năm 1989, các quy định về kế

toán của doanh nghiệp FDI cũng được ban hành.

Xây dựng hệ thống kế tốn phù hợp với chính sách kinh tế mới là cực kỳ quan trọng, đây là một trong các yếu tố tiên quyết cho việc xây dựng nền kinh tế thị trường. Pháp lệnh thống kê ban hành năm 1988 và nghị định số 25-HĐBT về điều

lệ tổ chức kế toán nhà nước thay cho nghị định 175-CP năm 1961 là hai văn bản về kế toán quan trọng của thời kỳ này.

NĐ 175-CP (28/10/1961) Quy định điều lệ tổ chức KTNN QĐ 425-TC/CĐKT (4/12/1970) Quy định về hệ thống TKKT hợp nhất TT 231- TC/CĐKT (17/05/1971) Hướng dẫn thực hiện quyết định 425 TT34- TC/CĐKT (28/10/1975) Bổ sung hệ thống TK kế tốn TT24- TC/CĐKT (16/05/1985) Bổ sung về cơng tác KT TT10- TC/CĐKT (07/02/1985) Bổ sung về KTDN có BCTC độc lập TT26- TC/CĐKT (16/05/1985) Bổ sung hệ thống TKKT hợp nhất

* Pháp lệnh thống kê ra đời nhằm phục vụ mục đích giám sát của chính phủ về cơng tác kế tốn và thống kê. Trong đó quy định các yêu cầu về kế toán như:

+ Hệ thống ghi chép hoạch toán + Hệ thống lưu giữ sổ sách + Biểu mẫu và báo cáo

+ Niên độ báo cáo và thống kê

Pháp lệnh này đưa ra các quy định về kế tốn nhằm mục đích thuế, tức là biến kế tốn thành cơng cụ quản lý thuế. Do đó, nó chưa giúp được doanh nghiệp trong việc ghi chép và xử lý số liệu thơng tin kế tốn nhằm mục đích quản lý.

* Nghị định 25-HĐBT về điều lệ tổ chức kế toán nhà nước, đưa ra các quy

định nhằm duy trì một hệ thống kế tốn thống nhất cho mọi loại hình kinh tế. Tuy đã giảm sự kiểm soát của nhà nước ở một vài lĩnh vực kinh tế song các quy định về

kế toán vẫn đặt nặng vấn đề kiểm soát của nhà nước hơn là mục đích kế tốn cho việc quản lý thơng tin của doanh nghiệp. Quy định chi tiết về kế toán nhà nước bao gồm:

+ Định nghĩa, chức năng của kế toán + Quy định về sử dụng kế toán kép

+Quy định về chứng từ kế toán, tài khoản, sổ sách, báo cáo kế tốn, tính giá

thành, kiểm kê tài sản, lưu trữ tài liệu….

Giai đoạn này cũng đánh dấu móc quan trọng cho hoạt động nghề nghiệp kế

toán ở Việt Nam. Quy định về đạo đức nghề nghiệp kế tốn đầu tiên ra đời, đó là nghị định 26-HĐBT ngày 18/03/1989 về điều lệ kế tốn trưởng trong xí nghiệp quốc doanh được ban hành. Tiếp theo đó năm 1994, Hội kế toán Việt Nam (VAA)

được thành lập. Sự ra đời của VAA ghi nhận sự xuất hiện của nghề kế tốn chun nghiệp ở Việt Nam.

Hình: 4: Sơ đồ q trình hình thành của hệ thống kế tốn DN thống nhất từ năm 1988 đến năm1994

Cải cách kế tốn là u cầu cấp bách, nếu Việt Nam khơng muốn trì hỗn q trình hội nhập nền kinh tế. Những áp lực của các tổ chức quốc tế và các quốc gia liên quan trong việc gia nhập các tổ chức kinh tế của thế giới, cũng như đòi hỏi của

các nhà đầu tư, tài trợ làm cho chính phủ Việt Nam phải hồn thiện hệ thống pháp

luật cũng như hệ thống thơng tin kế tốn chính xác, đáng tin cậy.

Những năm 1980, các công ty quốc tế đến Việt Nam, các công ty này áp dụng các chuẩn mực kế toán được chấp nhận chung (GAAP),do đó hệ thống kế tốn

chuyên nghiệp cũng được du nhập vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện khả năng hội nhập của kế toán việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)