2.2 .1Giai đoạn trước 1986
2.2.2 Giai đoạn từ năm 1986 đến nay
Năm 1986 là một móc son quan trọng trong quá trình xây dựng nền kinh tế của nước ta. Đại hội toàn quốc lần thứ VI Đảng và Nhà nước đã đề ra cải cách kinh tế,
chính thức xoá bỏ nền kinh tế bao cấp kế hoạch hoá, xây dựng nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thời kỳ từ năm 1986 đến năm 1990 nước
ta triển khai ba chương trình kinh tế lớn. Theo đó các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể được thừa nhận. Nền kinh tế dần dần được thị trường hoá, cơ chế quản lý kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính giảm đi. Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu có những khởi sắc, chuyển biến tích cực trong việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư và bố trí lại cơ cấu kinh tế. Từ chỗ phải nhập khẩu lương thực trở thành nước xuất khẩu
lương thực hàng đầu trên thế giới. Hàng hoá được sản xuất ra đa dạng và phong
phú. Một thành tựu quan trọng nữa là bước đầu đã kiềm chế được lạm phát. Bước
đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường.
Mặc dù so với trình độ kế tốn thế giới, kế tốn Việt Nam cịn lạc hậu, song q trình cải cách kế tốn được Việt Nam rất coi trọng. Tính đến nay, đã ban hành
được 26 chuẩn mực kế toán [Phụ lục 5], tất cả đều dựa trên cơ sở của chuẩn mực kế
toán quốc tế. Chuẩn mực kế toán Việt Nam được đánh giá tuân thủ khoảng 95% chuẩn mực kế toán quốc tế. Hoạt động của các Hội nghề nghiệp không ngừng lớn
mạnh, chứng tỏ sự chuyển dịch của nền kế toán, phát triển từng bước phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.