Kế toán Việt Nam giai đoạn 1986 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện khả năng hội nhập của kế toán việt nam (Trang 38 - 42)

Năm 1986, đánh dấu cho quá trình đổi mới nền kinh tế chuyển từ nền kinh tế

tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Từ năm 1986, chính sự thay đổi của chính sách kinh tế, sự đa dạng hoá của nhiều thành phần kinh tế đã dẫn đến nhiều

thay đổi trong lĩnh vực kế toán. Nhà nước ban hành các văn bản điều chỉnh về kế

toán phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp. Thơng tư số 10-TC/CĐKT ngày

07/02/2987 đặt ra những quy định về kế toán cho các thành phần kinh tế. Thông tư

số 26-TC/CĐKT ngày 01/04/1978 bổ sung các quy định về hệ thống tài khoản kế

toán đã được quy định trong Quyết định 425. Đến năm 1989, các quy định về kế

toán của doanh nghiệp FDI cũng được ban hành.

Xây dựng hệ thống kế tốn phù hợp với chính sách kinh tế mới là cực kỳ quan trọng, đây là một trong các yếu tố tiên quyết cho việc xây dựng nền kinh tế thị trường. Pháp lệnh thống kê ban hành năm 1988 và nghị định số 25-HĐBT về điều

lệ tổ chức kế toán nhà nước thay cho nghị định 175-CP năm 1961 là hai văn bản về kế toán quan trọng của thời kỳ này.

NĐ 175-CP (28/10/1961) Quy định điều lệ tổ chức KTNN QĐ 425-TC/CĐKT (4/12/1970) Quy định về hệ thống TKKT hợp nhất TT 231- TC/CĐKT (17/05/1971) Hướng dẫn thực hiện quyết định 425 TT34- TC/CĐKT (28/10/1975) Bổ sung hệ thống TK kế tốn TT24- TC/CĐKT (16/05/1985) Bổ sung về cơng tác KT TT10- TC/CĐKT (07/02/1985) Bổ sung về KTDN có BCTC độc lập TT26- TC/CĐKT (16/05/1985) Bổ sung hệ thống TKKT hợp nhất

* Pháp lệnh thống kê ra đời nhằm phục vụ mục đích giám sát của chính phủ về cơng tác kế tốn và thống kê. Trong đó quy định các yêu cầu về kế toán như:

+ Hệ thống ghi chép hoạch toán + Hệ thống lưu giữ sổ sách + Biểu mẫu và báo cáo

+ Niên độ báo cáo và thống kê

Pháp lệnh này đưa ra các quy định về kế tốn nhằm mục đích thuế, tức là biến kế tốn thành cơng cụ quản lý thuế. Do đó, nó chưa giúp được doanh nghiệp trong việc ghi chép và xử lý số liệu thơng tin kế tốn nhằm mục đích quản lý.

* Nghị định 25-HĐBT về điều lệ tổ chức kế toán nhà nước, đưa ra các quy

định nhằm duy trì một hệ thống kế tốn thống nhất cho mọi loại hình kinh tế. Tuy đã giảm sự kiểm sốt của nhà nước ở một vài lĩnh vực kinh tế song các quy định về

kế toán vẫn đặt nặng vấn đề kiểm soát của nhà nước hơn là mục đích kế tốn cho việc quản lý thơng tin của doanh nghiệp. Quy định chi tiết về kế toán nhà nước bao gồm:

+ Định nghĩa, chức năng của kế toán + Quy định về sử dụng kế toán kép

+Quy định về chứng từ kế toán, tài khoản, sổ sách, báo cáo kế tốn, tính giá

thành, kiểm kê tài sản, lưu trữ tài liệu….

Giai đoạn này cũng đánh dấu móc quan trọng cho hoạt động nghề nghiệp kế

toán ở Việt Nam. Quy định về đạo đức nghề nghiệp kế tốn đầu tiên ra đời, đó là nghị định 26-HĐBT ngày 18/03/1989 về điều lệ kế tốn trưởng trong xí nghiệp quốc doanh được ban hành. Tiếp theo đó năm 1994, Hội kế tốn Việt Nam (VAA)

được thành lập. Sự ra đời của VAA ghi nhận sự xuất hiện của nghề kế toán chuyên nghiệp ở Việt Nam.

Hình: 4: Sơ đồ quá trình hình thành của hệ thống kế tốn DN thống nhất từ năm 1988 đến năm1994

Cải cách kế toán là yêu cầu cấp bách, nếu Việt Nam không muốn trì hỗn q trình hội nhập nền kinh tế. Những áp lực của các tổ chức quốc tế và các quốc gia liên quan trong việc gia nhập các tổ chức kinh tế của thế giới, cũng như đòi hỏi của

các nhà đầu tư, tài trợ làm cho chính phủ Việt Nam phải hoàn thiện hệ thống pháp

luật cũng như hệ thống thơng tin kế tốn chính xác, đáng tin cậy.

Những năm 1980, các công ty quốc tế đến Việt Nam, các công ty này áp dụng các chuẩn mực kế toán được chấp nhận chung (GAAP),do đó hệ thống kế tốn

chuyên nghiệp cũng được du nhập vào Việt Nam.

Quyết định 1141-TC/QĐ/CĐ/CĐKT được ban hành ngày 01/11/1995 đã tạo ra một sự cải biến quan trọng đối với hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam. Nó phản ánh xu thế hội nhập và phát triển của kế toán Việt Nam với khu vực và toàn cầu. Đây là bước phát triển quan trọng của hệ thống kế toán. Chế độ kế toán được ban hành theo quyết định này tạo cơ sở cho sự ra đời của các chế độ kế toán thuộc các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế sau đó:

+ Kế tốn lĩnh vực tài chính, ngân hàng + Kế tốn đơn vị hành chính sự nghiệp + Kế toán doanh nghiệp xây lắp

Pháp lệnh thống kế 1988 NĐ25/HĐBT 18/03/1989 Điều lệ tổ chức kế toán NN (thay NĐ 175-CP) QĐ212/HĐBT 15/12/1989 Hệ thống TKKT áp dụng cho mọi ngành nghề QĐ224- TC/CĐKT 18/04/1990 Chế độ kế toán DN QĐ224- TC/CĐKT 18/04/1990 Chế độ kế toán DN

+ Kế toán doanh nghiệp FDI

+ Kế toán bảo hiểm và đầu tư chứng khoán + Kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ

Năm 1998, Bộ tài chính tiến hành xây dựng chuẩn mực kế toán Việt Nam

(VAS) dựa trên việc tuân thủ các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Ngày 30/10/1998, thành lập Uỷ ban soạn thảo chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Năm 2003, luật kế toán Việt Nam ra đời là một bước tiến quan trọng của q

trình cải cách, đổi mới hệ thống kế tốn ở Việt Nam. Đây là văn bản pháp luật cao nhất điều tiết hoạt động kế toán Việt Nam. Cụ thể, luật Kế toán năm 2003 bao gồm các phần sau:

+ Những quy định chung (phạm vi điều chỉnh, nhiệm vụ kế tốn, cơng tác kế toán, hoạt động nghề nghiệp kế toán, đối tượng áp dụng, áp dụng các điều ước quốc tế, yêu cầu về nguyên tắc kế toán, số liệu áp dụng, trách nhiệm ban hành và sử dụng thơng tin kế tốn…)

+ Nội dung cơng tác kế tốn:

* Mục chứng từ kế toán quy định về nội dung, cách lập và quản lý chứng từ kế toán, ký chứng từ kế toán, quản lý và sử dụng chứng từ…

* Mục tài khoản kế toán và sổ kế toán quy định về tài khoản kế toán và hệ thống tài khoản kế toán, lựa chọn và áp dụng tài khoản kế toán sổ kế toán và hệ

thống sổ kế toán, mở, ghi sổ và sửa sai trên sổ kế toán…

* Mục quy định về báo cáo tài chính: Kết cấu và cách lập báo cáo tài chính, kiểm tốn báo cáo tài chính, thời hạn nộp và cơng khai báo cáo tài chính…

* Kiểm tra kế toán quy định về nội dung kiểm tra kế toán, quyền và trách nhiệm của đơn vị kiểm tra cũng như đơn vị bị kiểm tra…

* Kiểm kê tài sản, bảo quản và lưu trữ tài liệu kế toán.

* Kế toán trong việc chia tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.

+ Tổ chức cơng tác kế tốn quy định về tổ chức bộ máy kế toán, trách nhiệm của người người làm cơng tác kế tốn, tiêu chuẩn và trách nhiệm của kế toán

trưởng.

+ Hoạt động nghề nghiệp kế toán quy định về hành nghề kế toán, thuê làm kế toán và thuê làm kế toán trưởng, các quy định về hành nghề kế toán cũng như quyền tham gia các tổ chức nghề nghiệp kế toán…

Hình 5: Sơ đồ quá trình hình thành của hệ thống kế toán DN từ 1995 đến nay

Chế độ kế toán DN Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện khả năng hội nhập của kế toán việt nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)