Đánh giá Hệ thống kế toán Việt Nam qua từng giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện khả năng hội nhập của kế toán việt nam (Trang 42)

2.2.1 Giai đoạn trước 1986

Từ năm 1954, nền kế toán nước ta mới bắt đầu hình thành. Tuy nhiên, giai

đoạn này kế toán chỉ được sử dụng để nhà nước quản lý nguồn ngân sách. Trong bối

cảnh nền kinh tế đầy khó khăn và thử thách, đấu tranh giải phóng dân tộc thống

nhất đất nước được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, nền kinh tế chủ yếu phục vụ cho cơng cuộc giải phóng, thống nhất đất nước. Do đó, tất yếu kế tốn chỉ nhằm phục vụ cho

nhà nước với mục đích thu chi ngân sách của các xí nghiệp quốc doanh. Vào thời

này nói đến kế tốn có nghĩa là “ghi sổ sách”. Các doanh nghiệp ghi sổ sách kế toán

theo cách riêng vì các mục đích riêng. Hầu như khơng thể đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của từng doanh nghiệp và các thơng tin và báo cáo kế toán gần như tuyệt mật với bên ngoài trừ cơ quan thuế.

QĐ1141-TC/QĐ-CĐKT 01/11/1995 Quy định về chế độ kế toán DN QĐ 144/2001/QĐ-BTC 21/12/2001 Quy định về chế độ kế toán DN vừa và nhỏ QĐ48/2006/QĐ-BTC 14/09/2006 Quy định về chế độ kế toán DN nhỏ và vừa QĐ15/2006/QĐ-BTC 20/03/2006 Quy định chế độ kế toán DN

Giai đoạn khởi đầu gắn liền với tình hình kinh tế của đất nước. Kế tốn cịn sơ

khai, tuy nhiên nó cũng đã phục vụ được việc quản lý kinh tế của nhà nước. Các

văn bản quy định về kế toán liên tục được ban hành, sửa đổi, bổ sung vì sự cấp

thiết của tình hình mới, nảy sinh các vấn đề mới cần giải quyết, chứng tỏ sự nỗ lực mạnh mẽ của nhà nước trong việc xây dựng hệ thống kế tốn.

Tóm lại, đây là giai đoạn nền kinh tế tập trung, bao cấp. Kế tốn là cơng cụ

quản lý của nhà nước về kinh tế. Tất cả các tổ chức kinh tế đều là quốc doanh. Do

đó, các văn bản được ban hành chủ yếu để áp dụng cho loại hình kinh tế này và các đơn vị hành chính sự nghiệp.

2.2.2 Giai đoạn từ năm 1986 đến nay

Năm 1986 là một móc son quan trọng trong quá trình xây dựng nền kinh tế của nước ta. Đại hội toàn quốc lần thứ VI Đảng và Nhà nước đã đề ra cải cách kinh tế,

chính thức xố bỏ nền kinh tế bao cấp kế hoạch hoá, xây dựng nền kinh tế thị

trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thời kỳ từ năm 1986 đến năm 1990 nước

ta triển khai ba chương trình kinh tế lớn. Theo đó các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể được thừa nhận. Nền kinh tế dần dần được thị trường hoá, cơ chế quản lý kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính giảm đi. Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu có những khởi sắc, chuyển biến tích cực trong việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư và bố trí lại cơ cấu kinh tế. Từ chỗ phải nhập khẩu lương thực trở thành nước xuất khẩu

lương thực hàng đầu trên thế giới. Hàng hoá được sản xuất ra đa dạng và phong

phú. Một thành tựu quan trọng nữa là bước đầu đã kiềm chế được lạm phát. Bước

đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường.

Mặc dù so với trình độ kế tốn thế giới, kế tốn Việt Nam cịn lạc hậu, song q trình cải cách kế tốn được Việt Nam rất coi trọng. Tính đến nay, đã ban hành

được 26 chuẩn mực kế toán [Phụ lục 5], tất cả đều dựa trên cơ sở của chuẩn mực kế

toán quốc tế. Chuẩn mực kế toán Việt Nam được đánh giá tuân thủ khoảng 95% chuẩn mực kế toán quốc tế. Hoạt động của các Hội nghề nghiệp không ngừng lớn

mạnh, chứng tỏ sự chuyển dịch của nền kế toán, phát triển từng bước phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.

2.3 Quá trình hội nhập của Hệ thống kế toán Việt Nam so với sự phát phát triển chung của Thế giới phát triển chung của Thế giới

2.3.1 Xét trên khía cạnh mơi trường pháp lý

Hệ thống kế tốn Việt Nam tuy tồn tại lâu đời cùng với lịch sử phát triển của lịch sử dân tộc, nhưng thực sự hình thành và phát triển từ sau 1956, được đánh dấu bằng việc thiết lập cơ quan quản lý nhà nước về kế toán đầu tiên . Năm 1961, ban hành nghị định 175-CP, đươc coi là văn bản pháp lý về kế tốn đầu tiên. Q trình hình thành và xây dựng hệ thống kế toán của Việt Nam đã được trình bày ở trên,

phần này chỉ đi sâu phân tích việc cải tổ mơi trường pháp lý về kế toán Việt Nam so với sự phát triển chung của thế giới.

So với lịch sử phát triển lâu đời của hệ thống kế toán trên thế giới, hệ thống kế toán Việt Nam chỉ mới tồn tại khoảng hơn 50 năm, đồng thời có xuất phát điểm thấp. Mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn trên con đường hội nhập với kế toán thế giới. Nhưng để tiến đến hội tụ với kế tốn cịn là con đường dài, đầy thử

thách. Hệ thống kế toán được thiết lập chủ yếu nhằm mục đích quản lý kinh tế của

nhà nước, dưới sự ảnh hưởng của chế độ quản lý nền kinh tế, kế tốn, cơng cụ phản

ánh nền kinh tế đó tất yếu khơng thể đi theo con đường khác được. Sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế đòi hỏi hệ thống kế toán cũng phải vận động theo. Từ sau

năm 1986, với hàng loạt các văn bản pháp pháp luật về kế tốn được ban hành. Từ

việc hình thành hệ thống tài khoản kế toán đến việc ban hành bộ luật kế toán, xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán…đã đánh dấu những thành tựu mà kế toán Việt

Nam đã đạt được. Ngày nay, cùng với sự phát triển chung của thế giới Việt Nam

tiếp tục tạo lập và hồn chỉnh khn khổ pháp lý về kế tốn để có thể “chen chân” vào thị trường thế giới. Những năm 90 của thế kỷ 20, hệ thống kế tốn Việt Nam đã có những cải cách căn bản, toàn diện, xây dựng dựa trên cơ sở của việc tiếp cận có chọn lọc với những nguyên tắc, thơng lệ kế tốn quốc tế. Với mục tiêu thiết lập hệ thống kế toán chuyên nghiệp phù hợp với nền kinh tế chuyển đổi, tiếp cận và hội

nhập với kế toán thế giới và khu vực. Tuy nhiên, so với thế giới môi trường pháp lý về kế tốn ở Việt Nam cịn nhiều khác biệt.

- Thứ nhất, về tổ chức ban hành và quy định luật kế tốn ở Việt Nam. Nhà

nước đóng vai trò quyết định chủ chốt trong tất cả các văn bản pháp quy về hoạt động của nghề nghiệp kế tốn, kiểm tốn. Ba cơ quan có thẩm quyền quy định luật

và các quy chế về kế toán:

+ Quốc hội ban hành Luật kế toán.

+ Chính phủ, đại diện là Thủ tướng ban hành các quy định về quản lý tài chính.

+ Bộ tài chính chịu trách nhiệm ban hành các chuẩn mực kế toán, cấp chứng chỉ kế toán viên hành nghề và kiểm tốn viên cơng chứng (thẩm quyền của BTC

được quy định trong Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1-7-2003). Hiện nay, BTC đã chuyển giao dần chức năng quản lý nghề nghiệp cho các Hội nghề nghiệp nhằm

tiến đến sự phù hợp với xu thế phát triển của kế toán thế giới.

Bộ tài chính là cơ quan có quyền hạn lớn nhất trong việc chi phối đến các chính sách kế tốn và cũng là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm điều chỉnh, giám sát việc thực hiện các chính sách kế tốn.

Điều này hoàn toàn khác với các nước trên thế giới. Tổ chức nghề nghiệp ở

Việt Nam chỉ có vai trị tư vấn, đóng góp ý kiến, trong khi các nước ở phương Tây các chuẩn mực kế toán, kiểm toán được ban hành bởi các tổ chức kế toán, kiểm toán

độc lập.

Ở Mỹ, Hội đồng chuẩn mực kế tốn tài chính FASB ban hành, nhiệm vụ của tổ

chức này là nghiên cứu cải thiện các chuẩn mực kế tốn để có được một bộ chuẩn mực kế toán chất lượng cao.

Ở Anh, tổ chức chịu trách nhiệm soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kế tốn

cũng là một tổ chức phi chính phủ và hoạt động độc lập. Hội đồng chuẩn mực kế toán Anh (ASB) là tổ chức đảm trách toàn bộ trong ban hành các chuẩn mực kế toán ở Anh.

Ở Việt Nam, quá trình ban hành và thực hiện các chuẩn mực diễn ra chồng

chéo, không độc lập. Các chuẩn mực và chế độ kế toán được các cơ quan chính phủ ban hành, quản lý và điều tiết. Nó bị chi phối bởi mục đích quản lý, mục đích thuế của nhà nước.

- Thứ hai, về quy trình dự thảo và ban hành chuẩn mực kế tốn. Quy trình soạn thảo chuẩn mực kế tốn Việt Nam về cơ bản cũng giống quy trình soạn thảo chuẩn

mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, quá trình soạn thảo chuẩn mực của IASB chú trọng vào việc lấy ý kiến, lắng nghe phản hồi từ rộng rãi công chúng sử dụng, nhà đầu tư, chuyên gia…Các nhà soạn thảo chuẩn mực chuẩn bị các bản thảo sau đó phổ biến

trên các phương tiện thơng tin đại chúng để lấy ý kiến. Trong khi ở Việt Nam, việc

thu thập ý kiến đóng góp cho việc ban hành một chuẩn mực mới chỉ giới hạn trong các tổ chức chuyên nghiệp có liên quan.

- Thứ ba, sự phát triển của kế toán Việt Nam so với thế giới. Quá trình phát triển của kế tốn chun nghiệp ở Việt Nam chỉ mới hình thành sau khi ban hành luật kế

toán năm 2003. Luật quy đinh trình độ chuyên môn, tư cách đạo đức, điều lệ tổ

chức cơng ty kiểm tốn, u cầu các kế toán viên chun nghiệp phải có chứng chỉ kiểm tốn viên hoặc kế toán viên hành nghề. Trên thế giới CPA được dùng để chỉ kế tốn viên cơng chứng, CA được dùng để chỉ kế toán viên hành nghề, cả CPA và

CA đều có thể cung cấp các dịch vụ về kiểm toán độc lập và kế toán. Tại Việt Nam,

các kiểm toán viên hành nghề là các kiểm tốn viên có chứng chỉ hành nghề và

đang làm việc trong các cơng ty kiểm tốn, kế toán đăng ký hành nghề là những người có chứng chỉ hành nghề kế toán và đang cung cấp các dịch vụ kế toán. Kiểm

toán viên hành nghề được phép cung cấp cả dịch vụ kiểm toán cũng như dịch vụ kế toán, trong khi kế toán viên hành nghề chỉ được phép cung cấp dịch vụ kế toán. Tiêu chuẩn để được dự thi lấy chứng chỉ hành nghề ở Việt Nam cao hơn nhiều so với thế giới. Tuy nhiên, do chất lượng giáo dục, điều kiện các môn thi mà trình độ của các kế tốn viên và kiểm toán viên được cấp chứng chỉ thấp hơn nhiều so với thế giới. Năm 2009, Việt Nam đã tiến hành cải cách quy định các môn thi cụ thể

trong thông tư số 171/2009/TT-BTC ngày 24/8/2009. Đây là một cải tiến tích cực

góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ kế tốn viên hành nghề ở Việt Nam.

Môi trường pháp lý về kế toán ở Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều kể từ

khi hình thành. Mặc dầu cịn nhiều bất cập so với quốc tế song nếu đem so sánh với quốc tế có thể là sự so sánh khập khiễng, bởi lẻ hoàn cảnh kinh tế, xã hội, chính trị

của Viêt Nam có những đặc thù riêng.

2.3.2 Xét trên khía cạnh lập và trình bày Báo Cáo Tài Chính 2.3.2.1 Những quy định chung

Những quy định chung về lập và trình bày Báo cáo tài chính của Việt Nam

được trình bày trong chuẩn mực kế tốn VAS 21 “ Trình bày báo cáo tài chính”, đợt

3 năm 2003 và được quy định cụ thể trong QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006.

Mục tiêu của lập và trình bày Báo cáo tài chính của Việt Nam được quy định trong VAS 21 và mục tiêu của báo cáo tài chính trong IAS01 đều thống nhất như nhau, BCTC phải đạt được mục tiêu cung cấp thơng tin về tình hình tài chính (bảng

cân đối kế toán), kết quả hoạt động (báo cáo thu nhập), những thay đổi về tình hình

tài chính (báo cáo lưu chuyển tiền tệ)…của một tổ chức kinh tế, hữu ích cho các đối

tượng liên quan trong việc ra quyết định. Đồng thời nhấn mạnh việc trình bày trung

thực, hợp lý, đáng tin cậy của các thông tin tài chính trên báo cáo.

VAS 21 cũng đặt ra các yêu cầu cơ bản của báo cáo tài chính phù hợp với IAS

01 đó là:

+ Báo cáo tài chính phải dựa trên cơ sở tích lũy: kết quả của hoạt động kinh doanh và các sự kiện khác được ghi nhận ngay sau khi chúng phát sinh chứ không phải khi phát sinh các luồng tiền.

+ Hoạt động liên tục: Giả định đơn vị báo cáo vẫn còn hoạt động trong một

tương lai gần. Trừ khi doanh nghiệp bị phá sản hoặc ngừng kinh doanh, trong trường hợp này phải công bố lý do tại sao không thực hiện nguyên tắc này.

+ Cơ sở dồn tích: Tất cả các loại số liệu phải được cộng dồn từ kỳ này sang kỳ

+ Tính trọng yếu.

+ Bù trừ: Tài sản có và tài sản nợ không được bù trừ qua lại lẫn nhau.

+ Thơng tin có thể so sánh được: Thông tin về số liệu kỳ trước phải được công bố, đưa các thông tin mô tả và diễn giải liên quan, phân loại các thông tin được so sánh.

2.3.2.2 Trình bày và cơng bố Báo cáo tài chính

Trình bày BCTC của VN theo VAS 21 có một số khác biệt với IAS01, do đặc thù của nền kế toán Việt Nam.

- Các bộ phận của BCTC

VAS21 quy định BCTC gồm có 4 phần:

Bảng cân đối kế toán, báo cáo lãi lỗ, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh BCTC.

IAS 01 quy đinh BCTC gồm có 5 phần:

Bảng Cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, báo

cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính và các thay đổi về chính sách

kế tốn.

VAS khơng trình bày thay đổi của vốn chủ sở hữu bằng một báo cáo riêng biệt mà trình bày thành một mục trên Bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Trong khi IAS cho rằng thay đổi về vốn chủ sở hữu là một mục quan trọng cần được trình bày bằng một báo cáo riêng biệt.

Thời hạn lập và công bố BCTC, IAS 01 quy định lập BCTC trong vòng 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Cịn đối với Việt Nam, quy định thời hạn tối thiểu phải công bố BCTC tùy thuộc vào từng loại tổ chức khác nhau. Theo thơng

tư 60/TT-BTC thì thời hạn lập BCTC đối với loại hình doanh nghiệp là 90 ngày kể

từ ngày kết thúc năm tài chính.

Đối với các khoản mục được trình bày trên các báo cáo, IAS yêu cầu phải trình

bày tối thiểu các tài khoản cịn VAS lại yêu cầu trình bày tối đa các tài khoản. - Hệ thống tài khoản của kế toán Việt Nam được quy định cụ thể từng mã số tài khoản [Phụ lục 6]. Trong khi IFRS không bắt buộc bảng cân đối kế tốn phải

theo một khn mẫu nào và cũng không quy định cụ thể mã số tài khoản. Việc trình bày các tài khoản trên bảng cân đối cũng khác nhau, Việt Nam liệt kê từng tài khoản cịn IFRS lại nhóm các tài khoản theo tính chất. Việt Nam cịn u cầu trình bày các khoản mục ngồi bảng cân đối. Đối với IFRS các tài khoản ngoài bảng cân

đối là các tài khoản khơng được trình bày trong bảng cân đối mà được trình bày trên

BCTC [Phụ lục 7].

- Các khoản mục trên báo cáo thu nhập của Việt Nam cũng có các mã tài khoản giống bảng cân đối kế toán. Trên Báo cáo lãi lỗ của Việt Nam có các chỉ tiêu về thuế, trong khi IFRS lại khơng có các chỉ tiêu về thuế, mà chi phí thuế được gộp chung vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Điều này cho thấy kế toán Việt Nam còn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện khả năng hội nhập của kế toán việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)