Chuẩn mực kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện khả năng hội nhập của kế toán việt nam (Trang 65 - 67)

2.2 .1Giai đoạn trước 1986

3.2 Các giải pháp tăng cường khả năng hội nhập của kế toán Việt Nam

3.2.1.2 Chuẩn mực kế toán

Nhận thức được tầm quan trọng của hội nhập nền kinh tế và vai trị của kế tốn trong quá trình hội nhập. Năm 1996, Bộ Tài Chính đã tiến hành nghiên cứu hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và chuẩn mực của một số quốc gia trong khu vực. Soạn thảo các chuẩn mực dựa trên nền tảng của chuẩn mực kế toán quốc tế

nhưng phù hợp với điều kiện thực tiễn áp dụng ở Việt Nam. Tuy nhiên, tình hình

kinh tế thế giới biến đổi khơng ngừng, các chuẩn mực kế toán thế giới cũng liên tục

được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển chung. Chúng ta cần lưu

tâm yếu tố này để có định hướng phù hợp trong việc phát triển chuẩn mực kế toán của Việt Nam. Nội dung và khái niệm hệ thống chuẩn mực kế toán ở nước ta vẫn cịn mới mẽ, cần có thời gian để hệ thống chuẩn mực kế tốn trải nghiệm trong thực tiễn, vì cịn có khá nhiều vấn đề mới đối với nước ta chưa được kiểm chứng.

+ Kiểm tra, rà soát và hoàn thiện nội dung của các chuẩn mực đã ban hành, tiếp tục chỉnh sửa, điều chỉnh và bổ sung những điểm chưa thống nhất giữa các chuẩn mực theo sự vận động của nền kinh tế. Một chuẩn mực ra đời có thể phù hợp với thực tiễn hiện tại nhưng có thể khơng phù hợp trong tương lai và ngược lại. Do

đó, phải theo dõi, giám sát để kịp thời điều chỉnh đảm bảo tính hiệu quả của mỗi

chuẩn mực. Đồng thời tạo sự thống nhất giữa các văn bản pháp lý, giảm bớt sự

chồng chéo như hiện nay. Tạo điều kiện cho công tác kế toán trong các doanh nghiệp, đảm bảo mục đích tính thuế cũng như dễ dàng cho cơng tác kiểm tra, kiểm sốt của các cơ quan chức năng.

+ Triển khai các chuẩn mực và ban hành các thông tư hướng dẫn kịp thời cùng với các văn bản pháp luật khác như luật Kế toán, nghị định hướng dẫn luật... Ứng dụng thực tiễn cho chúng ta câu trả lời xác đáng nhất về sự phù hợp của các chuẩn mực đã ban hành với thực tế. Các chuẩn mực kế toán đã ban hành được đánh giá là

khá đầy đủ với điều kiện kinh tế của đất nước. Do đó, lúc này chúng ta nên nên tập

rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc soạn thảo ban hành các chuẩn mực tiếp theo.

+ IFRS là các chuẩn mực hướng dẫn chung cho tất cả các quốc gia, do đó mục tiêu của nó là sự phù hợp, hài hòa cho tổng thể, đảm cho tất cả các quốc gia đều có thể sử dụng được. Vì vậy, khi nghiên cứu soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế chúng ta không rập khuôn, cứng nhắc mà phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ, đảm bảo ban hành các chuẩn mực phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam.

+ Nghiên cứu các chuẩn mực IFRS chưa được đưa vào hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam nhằm ban hành các chuẩn mực còn thiếu. Hiện nay có các chuẩn mực sau chưa có trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam:

 IAS 19: Chế độ nhân viên

 IAS 20: Hạch toán các khoản trợ cấp của chính phủ, trình bày trên báo cáo

 IAS 26: Hạch toán và báo cáo chế độ hưu trí của nhân viên

 IAS 29: Báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát

 IAS 32: Cơng cụ tài chính - trình bày và thuyết minh báo cáo tài chính

 IAS 36: Giảm giá trị tài sản

 IAS 39: Cơng cụ tài chính - xác định giá trị và ghi nhận giá trị

 IAS 41: Nông nghiệp

 IFRS 1: Áp dụng lần đầu cho các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

 IFRS 5: Tài sản dài hạn giữ lại để bán hoặc ngừng hoạt động

Nghiên cứu để bổ sung các chuẩn mực còn thiếu, đồng thời xem xét chuẩn mực nào cần thiết đối với điều kiện hiện tại của nước ta, chuẩn mực nào chưa thực sự cần thiết. Ban hành các văn bản nên mang tính hướng dẫn, định hướng nhiều hơn

là quy định chi tiết về kỹ thuật hạch toán, có như vậy mới có thể mới phát huy tính

chủ động của doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho kế toán chuyên nghiệp phát triển. Các chuẩn mực kế toán, kiểm toán phải được xây dựng trên cơ sở vận dụng linh hoạt vào bối cảnh cụ thể của Việt Nam. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2009, tất cả các doanh nghiệp đều phải trích lập và nộp bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động kể từ thời điểm này tuy nhiên đến cuối năm

2009 vẫn chưa có bất kỳ chỉ thị nào từ Bộ tài chính về tài khoản được dùng để hạch tốn loại chi phí này là một minh chứng cho thấy rằng chúng ta cần có một cơ chế

linh động hơn cho việc xử lý các vấn đề kế tốn nảy sinh mà khơng gây lúng túng

cho các doanh nghiệp.

+ Không thể phủ nhận rằng một số lượng lớn người làm kế tốn hiện nay ít hoặc khơng quan tâm đến chuẩn mực kế toán. Một phần do các chuẩn mực chỉ mới

ra đời trong vòng 10 năm trở lại đây nên số lượng nhân lực hoạt động trong ngành

kế tốn được đào tạo trước năm 2001 khó tiếp cận chuẩn mực kế toán là điều rất dễ hiểu. Nước ta có số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ đông đảo. Tuy nhiên, vai trị của cơng tác kế tốn trong các doanh nghiệp này chưa được chú trọng, kế toán hầu

như chỉ quan tâm đến sự ràng buộc của các văn bản thuế, không phân biệt quan

điểm của kế toán và thuế là khơng giống nhau. Vì vậy, để chuẩn mực kế tốn có thể đi vào thực tế. Việc tập huấn, hướng dẫn các chuẩn mực là rất quan trọng.

Chuẩn mực kế tốn của Việt Nam hiện nay có lợi thế mới ban hành nên thừa

hưởng được các thành tựu của chuẩn mực kế tốn quốc tế. Đó chính là nền tảng tốt

cho quá trình hội nhập với kế tốn thế giới. Tuy nhiên, sự phát triển khơng ngừng của nền kinh tế yêu cầu chúng ta phải sửa đổi, bổ sung các chuẩn mực đã ban hành cho phù hợp, đồng thời nghiên cứu các chuẩn mực chưa được ban hành của thế giới

để xây dựng một bộ chuẩn mực hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện khả năng hội nhập của kế toán việt nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)