KHUNG PHÁP LÝ THỰC HIỆN SẢN PHẨM BAO THANH TOÁN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện và phát triển sản phẩm bao thanh toán nội địa tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 26 - 28)

1.3.1. Đối với các nước trên thế giới

Trên thế giới hoạt động BTT đã xuất hiện khá lâu và phát triển mạnh mẽ. Nhận

thấy các giao dịch BTT đang đóng một vai trị rất lớn trong sự phát triển của

thương mại quốc tế, xuất phát từ nhu cầu về xây dựng một chuẩn mực thống nhất nhằm tạo ra một khuôn khổ pháp lý hỗ trợ các giao dịch BTT quốc tế nhằm đạt được sự bình đẳng lợi ích giữa các bên, các quy tắc, tập quán và điều lệ liên quan đến BTT đã được ban hành như sau:

− Quy tắc chung về BTT xuất – nhập khẩu (GRIF) do FCI đặt ra.

− Công ước Liên Hiệp Quốc về chuyển giao quyền đòi nợ các khoản phải thu

trong ngoại thương (2004).

− Công ước Unidroit về BTT xuất nhập khẩu năm 1988: Unidroit (cơ quan thống nhất về tư pháp) đã ban hành công ước về BTT quốc tế năm 1988, các yếu tố cơ bản của hợp đồng cũng như các quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa các bên trong loại giao dịch tài chính này trong thương mại quốc tế.

Phạm vi áp dụng của Công ước Unidroit là các Hợp đồng BTT quốc tế, được xác

định như sau:

− Áp dụng đối với các hợp đồng BTT cho các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng

mua bán hàng hoá hoặc dịch vụ giữa bên bán và bên nợ có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau (Với điều kiện các nước này có tham gia Cơng ước hoặc

cả Hợp đồng BTT và hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc dịch vụ được điều

trường hợp một bên nào đó có nhiều trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau thì trụ sở kinh doanh được xác định là nơi có quan hệ mật thiết nhất tới hợp

đồng có liên quan và nơi thực hiện hợp đồng.

− Một khoản nợ quốc tế là khoản nợ phát sinh từ hợp đồng giữa bên bán và bên nợ có trụ sở ở các nước khác nhau.

Diễn giải và hiệu lực của công ước Unidroit

− Việc diễn giải Công ước phải dựa trên mục tiêu của Cơng ước, đặc tính quốc tế của vấn đề tính thống nhất của việc áp dụng luật và nguyên tắc trung thực

trong thương mại quốc tế. Các vấn đề liên quan đến BTT chưa được Công ước quy định sẽ được điều chỉnh bởi các quy tắc chung của tư pháp quốc tế.

− Nếu một quốc gia có nhiều đơn vị lãnh thổ khác nhau với các hệ thống pháp

luật khác nhau điều chỉnh về BTT, nếu khơng có tuyên bố cụ thể về lãnh thổ

được áp dụng Cơng ước thì Cơng ước sẽ có hiệu lực trên tồn bộ các đơn vị

lãnh thổ Công ước chỉ áp dụng cho các giao dịch BTT các khoản nợ phát sinh từ Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc dịch vụ được kí kết vào hoặc sau ngày

Cơng ước có hiệu lực đối với các quốc gia tham gia nơi mà các bên đặt trụ sở

kinh doanh.

1.3.2. Đối với Việt Nam

Hiện nay, các đơn vị thực hiện BTT trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng

đều là các hệ thống các NHTM hay các TCTD. Các tổ chức này hoạt động tuân

thủ theo luật các TCTD và những văn bản dưới luật chi phối đối với từng nghiệp

vụ cụ thể. Đây là những hệ thống luật, văn bản cơ bản nhất chi phối toàn bộ hoạt

động của các hệ thống NHTM và các cơng ty tài chính chun nghiệp.

Đối với Việt Nam, hệ thống các NHTM và cơng ty tài chính thực hiện sản phẩm

BTT chịu sự chi phối chủ yếu của các hệ thống văn bản sau:

1. Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997; Luật sửa đổi bổ

sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày

15/06/2004.

2. Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 của Ngân hàng nhà

nước ban hành quy chế hoạt động BTT của các tổ chức tín dụng.

3. Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 của NHNN.

4. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng nhà

nước về việc ban hành qui chế cho vay của các tổ chức tín dụng; Quyết định sửa đổi bổ sung quy chế cho vay số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005.

5. Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của Ngân hàng nhà nước

ban hành Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an tồn trong hoạt động của tổ chức tín

dụng.

6. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng nhà nước

về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt

động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

7. Cơng văn số 676/NHNN-CSTT ngày 28/06/2005 của Ngân hàng nhà nước về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động BTT của tổ

chức tín dụng….

Như vậy, về cơ bản Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra được khung pháp lý cho hoạt

động BTT tạo điều kiện cho các TCTD ở nước ta thực hiện hoạt động BTT, trong

đó Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 của Ngân hàng nhà

nước ban hành quy chế hoạt động BTT của các tổ chức tín dụng là cơ sở pháp lý

rõ ràng và riêng biệt cho hoạt động BTT hiện nay. Tất cả các đơn vị BTT trong và ngoài nước khi thực hiện sản phẩm BTT đều phải dựa vào quy định này để thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện và phát triển sản phẩm bao thanh toán nội địa tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)