2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA TẠI NGÂN HÀNG TMCP
2.3.1. Thực trạng về sản phẩm bao thanh toán tại Việt Nam
Sản phẩm BTT ở Việt Nam bắt đầu manh nha từ những năm 1990, nhưng chưa có điều kiện để phát triển. Nhận thấy sự cần thiết của hoạt động BTT đối với các
doanh nghiệp Việt Nam, ngày 06/9/2004, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký
Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ban hành Quy chế hoạt động BTT của các
TCTD. Sự ra đời của văn bản pháp lý này bước đầu đã tạo động lực thúc đẩy các
TCTD triển khai và phát triển sản phẩm BTT. Và mãi đến đầu năm 2005, BTT mới chính thức được triển khai tại Việt Nam.
Ở Việt Nam, chi nhánh các ngân hàng nước ngoài là những tổ chức thực hiện
nghiệp vụ BTT đầu tiên. Deutsche Bank AG là đơn vị đầu tiên triển khai sản phẩm này vào 01/2005. Tiếp đó, là một số ngân hàng khác cũng đồng loạt triển khai dịch vụ này, như Far East National Bank (02/2005), UFJ Bank (03/2005), City Bank (10/2005)…
Đối với các ngân hàng trong nước thì đơn vị thực hiện BTT đầu tiên là ngân hàng
TMCP Á Châu, chính thức thực hiện BTT kể từ 5/2005. Đến nay, số lượng ngân hàng Việt Nam triển khai thực hiện sản phẩm BTT đã tăng lên đáng kể: Ngân hàng Kỹ thương, Ngoại thương, Cơng thương, Sài Gịn Thương Tín, Phương Đơng, Xuất nhập khẩu, Quốc tế, Đơng Nam Á, Việt Á, Nam Á, Phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh, Phát triển nhà Hà Nội, Hàng hải, ,… Trong số này, có 3 ngân hàng đã tham gia vào hiệp hội BTT quốc tế FCI bao gồm Ngân hàng Ngoại thương, Kỹ Thương và Ngân hàng Á Châu. Do còn dè dặt trong bước đầu triển khai nên hiện
nay các ngân hàng chủ yếu thực hiện dịch vụ BTT trong nước có truy địi.
* Kết quả thực hiện BTT của Việt Nam trong thời gian qua
Biểu đồ 2.6: Doanh thu BTT tại Việt Nam giai đoạn 2005-2009
Doanh thu BTT tại Việt Nam giai đoạn 2005-2009
2 16 43 85 95 100% 700% 169% 98% 12% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2005 2006 2007 2008 2009 0% 100% 200% 300% 400% 500% 600% 700% 800%
Doanh thu BTT (triệu EUR) Tốc độ tăng doanh thu BTT Triệu EUR
Tốc độ tăng doanh thu BTT của Việt Nam tăng khá nhanh trong thời gian qua,
năm 2006 tăng 700%, năm 2007 tăng 169%, năm 2008 tăng 98% và năm 2009 tăng 12%.
Trong cơ cấu doanh thu BTT chiếm tỷ trọng chủ yếu là doanh thu nội địa, doanh
thu xuất khẩu vẫn còn khá khiêm tốn. Năm 2007, doanh thu BTT nội địa (41 triệu Euro) gấp 21 lần doanh thu BTT quốc tế (2 triệu Euro), năm 2008, doanh thu BTT nội địa gấp 16 lần doanh thu BTT quốc tế và năm 2009 doanh thu BTT nội địa gấp 19 lần doanh thu BTT quốc tế.
Biểu đồ 2.7: Doanh thu bao thanh toán nội địa và quốc tế của Việt Nam giai
đoạn 2005-2009
(Nguồn FCI: www.factors-chain.com)