3.3. Giải pháp hoàn thiện và phát triển sản phẩm bao thanh toán tại Ngân hàng TMCP
3.3.1. Giải pháp ở cấp độ vĩ mô
3.3.1.1. Đối với chính phủ
Thứ nhất: Bổ sung các quy định và đơn giản các thủ tục giải quyết tranh chấp, tăng thẩm quyền về chế tài kinh tế đối với các nghĩa vụ nợ tín chấp
Đối với cho vay có tài sản bảo đảm, trong trường hợp bên vay khơng thanh tốn được nợ, TCTD có thể xem xét xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật,
tuy nhiên đối với các khoản cho vay tín chấp các TCTD gặp rủi ro rất lớn mặc dù không phải là rủi ro khách quan phát sinh từ việc doanh nghiệp làm ăn thua lỗ mà phát sinh từ việc doanh nghiệp không hợp tác trong việc trả nợ. Đây là một vấn đề rất phổ biến ở Việt Nam vì ý thức thượng tơn pháp luật cịn thấp, các chế tài pháp luật chưa đủ mạnh để răng đe doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ của mình. Do đó cần bổ sung các quy định mới, đơn giản các thủ tục, thẩm quyền giải quyết, tăng mức chế tài cho các cơ quan có thẩm quyền để đẩy nhanh tiến độ xử lý tranh chấp thì mới tạo dần được ý thức tôn trọng pháp luật cho doanh nghiệp, đồng thời mới có thể giúp các TCTD an tâm phát triển sản phẩm BTT.
Thứ hai: Nâng cao tính hiệu lực của việc thực thi hợp đồng kinh tế và thực
thi kết quả xét xử của trọng tài kinh tế
Việc phân xử các tranh chấp trong hoạt động BTT dựa trên hợp đồng BTT và các chứng từ đã được đóng dấu chuyển quyền sở hữu làm cơ sở pháp lý, nên mọi quy
định sẽ khơng cịn ý nghĩa nếu việc vi phạm hợp đồng không được xét xử nghiêm
khắc. Các tranh chấp phát sinh khi không thể tự giải quyết sẽ được đưa ra trọng
tài kinh tế hoặc toà án thương mại để xét xử. Vì đây được coi là biện pháp cuối
cùng và hiệu quả cho ngân hàng để thu hồi các khoản nợ khi con nợ lẩn tránh thực hiện nghĩa vụ. Để bảo vệ quyền lợi của đơn vị BTT, Nhà nước cần nâng cao tính
thực thi kết quả xét xử của trọng tài kinh tế khi người bán hoặc người mua khơng hồn thành nghĩa vụ của mình.
Thứ ba: Chính phủ cần có những quy định cụ thể về việc công khai thông tin và trung thực về số liệu trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp
Nhà nước phải luật hóa mơi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp minh bạch hóa thơng tin tài chính bằng các chính sách cụ thể và xây dựng quy chế về cung cấp và bảo mật thơng tin có hiệu lực thi hành cao.
Chính sách khuyến khích của nhà nước đối với các doanh nghiệp minh bạch
tài chính có thể áp dụng như:
− Thành lập các hiệp hội bầu chọn doanh nghiệp minh bạch thông tin để trao giải thưởng hàng năm nhằm tạo sự quan tâm của giới doanh nghiệp, nâng cao uy tín của doanh nghiệp, tuyên truyền lợi ích “minh bạch thơng tin - vấn đề
sống cịn đối với doanh nghiệp”. Trước mắt, có thể giao cho Hiệp hội kiểm toán Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Việt Nam phối hợp có thể đứng ra đảm
nhận cơng tác này. Tuy nhiên, có chính sách khuyến khích thì cũng cần có quy
định chế tài đối với các doanh nghiệp vi phạm, công bố thông tin không đúng
thực chất.
− Ngồi ra chương trình hành động chống tham nhũng của Chính phủ phải được
đẩy mạnh và thực hiện thường xuyên liên tục thì mới góp phần đẩy nhanh q
trình minh bạch thơng tin doanh nghiệp.
− Các cơ quan quản lý nhà nước cần thay đổi quan điểm, cách hành xử đối với
các doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn mang nặng "tâm lý phòng thủ" đối với các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thuế, công an, quản lý thị trường... Sở dĩ có tình trạng này là do thực tế lâu nay các cơ quan này ln tìm cách gây khó dễ các doanh nghiệp. Các cơ quan công quyền cần hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp kinh doanh trung thực, lành mạnh và tuân thủ pháp luật, ngoài ra cần đẩy mạnh cải cách hành chính, cơng khai hóa các khoản phí, lệ phí, thời gian hồn tất các thủ tục để doanh nghiệp hợp thức hóa tồn bộ chi phí, khơng được phép phân biệt thành phần kinh tế…
Thứ tư: Khuyến khích các doanh nghiệp thanh tốn khơng dùng tiền mặt nhằm minh bạch tài chính doanh nghiệp, đảm bảo kiểm soát khoản phải thu trong BTT
Việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt sẽ hạn chế tối đa việc nhầm lẫn trong thanh toán của người mua hàng hoặc sự thông đồng giữa người mua người bán dẫn tới rủi ro thu hồi khoản tiền ứng trước trong BTT. Ngoài ra thanh tốn khơng dùng tiền mặt sẽ góp phần tích cực cho cơng tác dự báo, điều hành nền kinh tế vĩ mô, sự hiệu quả của nền kinh tế. Hạn chế tham nhũng, rủi ro sử dụng tiền mặt,…
Để thực hiện được điều này, cơ quan nhà nước cần phải ban hành các quy định
khuyến khích cũng như biện pháp chế tài cụ thể.
3.3.1.2. Đối với Ngân hàng nhà nước
Thứ nhất: xây dựng hành lang pháp lý về việc “chuyển nhượng khoản phải thu” trong hoạt động BTT
Luật các công cụ chuyển nhượng cần cho phép thực hiện việc chuyển nhượng các khoản phải thu trong thương mại trên cơ sở bản gốc hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; chứng từ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các chứng từ khác liên quan đến khoản phải thu. Quy định điều chỉnh việc chuyển nhượng các khoản phải thu trong thương mại nên:
− Quy định đơn vị BTT sẽ có tồn bộ các quyền và lợi ích của một chủ nợ đối
với khoản phải thu trong mối quan hệ với con nợ là người mua sau khi được người bán chuyển nhượng khoản phải thu.
− Quy định đơn vị BTT sẽ có quyền đối với tài sản hiện có của người bán khi
thực hiện BTT có truy địi. Trong trường hợp người mua khơng thanh tốn,
đơn vị BTT có quyền truy đòi lại số tiền đã ứng trước cho người bán. Người
bán phải có nghĩa vụ hồn trả khơng chậm trễ. Khi người bán phá sản đơn vị BTT sẽ có quyền bán đối với tài sản hiện có của người bán tương ứng với số
tiền chưa hoàn trả để thu nợ trước khi các tài sản bị đem ra xử lý theo luật phá sản.
− Trong trường hợp người mua bị mất khả năng thanh tốn, đơn vị BTT có quyền đối với tài sản của người mua tương ứng với số tiền người mua chưa
thanh toán cho đơn vị BTT. Điều này sẽ giúp các ngân hàng mạnh dạn triển khai loại hình BTT miễn truy địi vì đã có sự hỗ trợ của pháp luật để thu nợ từ người mua dễ dàng thay vì quay lại địi người bán.
Thứ hai: hoàn thiện quy chế về hoạt động BTT
chế hoạt động BTT của TCTD số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004, được
sửa đổi, bổ sung bởi quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 đã quy
định được những vấn đề cơ bản trong hoạt động BTT. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bất
cập và chưa đề cập đầy đủ hết các nội dung của nghiệp vụ BTT. Chính vì vậy,
NHNN cần sớm ban hành một văn bản, quy chế khác ngắn gọn, đầy đủ, khắc
phục được những vấn đề chưa hoàn thiện trong quy chế cũ và thống nhất với
thông lệ, công ước về BTT quốc tế. Trên cơ sở đó các ngân hàng dễ dàng khi thực hiện, giảm thấp rủi ro, tăng thu nhập, các doanh nghiệp cũng dễ dàng tiếp cận sản phẩm BTT. Văn bản mới này cần xem xét những vấn đề sau:
(1) Định nghĩa chính xác nghiệp vụ BTT theo thơng lệ quốc tế. Cần có sự phân biệt rạch rịi giữa các thuật ngữ “cấp tín dụng” và “mua bán nợ”. Nên tách bạch hoạt động BTT với cho vay và hai nghiệp vụ này không nên được quản
lý và kiểm soát như nhau. Khi nghiệp vụ BTT được hiểu theo 4 chức năng sẽ
đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng hơn. Đây là một khác biệt cơ bản
của BTT so với nghiệp vụ tín dụng hay các hình thức tài trợ thơng thường. Hơn nữa, đơn vị BTT có thể chỉ cần thực hiện tối thiểu hai trong số các chức năng khi tiến hành hoạt động BTT. Nhằm tạo sự đa dạng các sản phẩm BTT,
giúp ngân hàng tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng, phù hợp với
nhu cầu khách hàng, tiết kiệm chi phí cho khách hàng và tăng thu nhập cho ngân hàng.
(2) Nên bỏ quy định bên mua hàng cam kết thanh toán cho đơn vị BTT. Quy định này làm hạn chế phạm vi hoạt động của đơn vị BTT cũng như quyền lợi sử
dụng dịch vụ BTT của người bán. Mặt khác, xét về nguyên tắc, việc chuyển giao quyền đòi nợ từ bên bán cho đơn vị BTT khơng cần phải có sự đồng ý
của bên mua vì dù bên mua thanh tốn tiền cho ai đi nữa, thì bên mua cũng khơng thể phủ nhận nghĩa vụ thanh tốn của mình trong hợp đồng thương mại. Thay vào đó, chỉ cần quy định bên bán gửi văn bản thông báo về hợp đồng
BTT cho bên mua và các bên liên quan, trong đó nêu rõ việc bên bán hàng chuyển giao quyền đòi nợ cho đơn vị BTT và yêu cầu bên mua xác nhận đã
nhận được thông báo đồng thời hướng dẫn bên mua thanh toán tiền cho đơn vị BTT.
(3) Bổ sung vào quy trình BTT về việc đăng ký giao dịch đảm bảo cho khoản phải thu. Bởi vì, có thể cùng một lúc người bán, bán một khoản phải thu cho nhiều
đơn vị BTT hoặc vừa bán khoản phải thu, vừa cầm cố khoản phải thu đó để
bảo đảm cho một khoản vay tại một TCTD khác. Việc xác định quyền ưu tiên
đối với khoản phải thu là hết sức quan trọng, để đơn vị BTT có cơ sở pháp lý
nhằm thu khoản phải thu từ người mua hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, việc đăng
là nghĩa vụ của các bên, qua đó có thể xác định quyền ưu tiên thanh tốn cũng như cảnh báo cho các bên có các giao dịch liên quan đến khoản phải thu đó, nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của TCTD cung ứng sản
phẩm BTT ở Việt Nam.
(4) Có quy định về các điều kiện giới hạn đối với người mua, hạn mức BTT tối đa của từng người mua so với vốn tự có của đơn vị BTT. Hiện nay, việc quy định về tổng số dư BTT cho một khách hàng (người bán) không vượt quá 15% vốn tự có của đơn vị BTT là khơng hợp lý bởi vì rủi ro của đơn vị BTT khơng phải chỉ nằm ở người bán mà cịn ở khả năng thanh toán của người mua. Rủi ro từ người mua là khi họ khơng có khả năng thanh toán khoản phải thu đến hạn,
đơn vị BTT sẽ có nguy cơ gặp rủi ro rất lớn, do đó cần quy định giới hạn an
tồn BTT đối với người mua.
Hiện tại, theo quyết định số 795 “Quy định BTT trong nước có truy địi” ngày 18/08/2009 của ACB có quy định tổng hạn mức BTT dành cho một bên bán hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ACB và hạn mức BTT cho một bên mua hàng không vượt quá 15% vốn chủ sở hữu của bên mua hàng. Đây chỉ là quy định tự bổ sung của ACB và cho thấy sự cần thiết của quy định giới hạn
an toàn BTT đối với người mua.
(5) Xem xét và quy định rõ việc áp dụng thuế chuyển nhượng đối với hoạt động
này. Hiện nay, vẫn chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào đề cập đến vấn đề
này. Theo nhiều chuyên gia kinh tế trên thế giới thì để hoạt động BTT có hiệu quả và ổn định thì khơng nên áp dụng thuế chuyển nhượng vì bản thân các đơn vị thực hiện BTT đã tuân thủ theo các quy định về thuế khác. Tuy nhiên, theo
điều 18 của quy chế 1096 “các quy định về thuế đối với hoạt động BTT được
thực hiện theo quy định của pháp luật”, quy định này q chung chung và bộ tài chính cũng chưa có thơng tư hướng dẫn về vấn đề này làm cho các đơn vị BTT khó nhận biết rằng sản phẩm BTT có chịu thuế chuyển nhượng hay khơng. Mức thuế áp dụng như thế nào để các đơn vị này có thể tính tốn lại giá vốn hoạt động của mình.
(6) Quy chế hoạt động BTT phải thể hiện đầy đủ các giới hạn về an tồn có liên
quan đã được quy định trong “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong
hoạt động của TCTD” cũng như các quy định về gia hạn, chuyển nợ quá hạn của ngân hàng Nhà nước.
(7) Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng mua bán sau khi giao hàng dẫn tới sự chậm trễ thanh tốn hoặc khơng thanh tốn của bên mua thì sẽ giải quyết theo ưu tiên như thế nào, quy chế BTT 1096/QĐ-NHNN và các luật hiện hành đều chưa có khoản mục nào nêu rõ vấn đề này. Theo quy định trong phương thức thanh
tốn tín dụng chứng từ (L/C) điều khoản thanh tốn độc lập với hàng hóa thì vấn đề trở nên đơn giản. Vậy để dễ dàng vận dụng cũng như giảm thiểu các rủi ro cho đơn vị BTT, cần có quy định tương tự như phương thức tín dụng chứng từ, nghĩa là nên quy định việc thanh toán khoản phải thu trong BTT độc lập với tranh chấp về hàng hóa, khơng vì tranh chấp hàng hóa mà ảnh hưởng đến
tiến độ thanh toán khoản phải thu. Với quy định được luật hóa như thế này,
các đơn vị BTT mới có thể an tâm khi thực hiện vì đã có pháp luật bảo vệ
quyền ưu tiên cho mình.
Thứ ba: Nâng cấp trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước, thương mại hóa thơng tin tín dụng
Hiện tại trung tâm CIC gần như là đơn vị duy nhất cung cấp thơng tin tín dụng cho các TCTD. Tuy nhiên thông tin chủ yếu hiện nay CIC cung cấp là số dư nợ, tình trạng nợ của khách hàng theo 05 tiêu chuẩn nợ của NHNN, các thông tin dường như rất sơ sài khơng đủ độ cập nhật thậm chí đơi lúc thơng tin thiếu chính xác. Điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho TCTD trong việc thẩm định xét
duyệt cho vay và vì thế rủi ro trong cho vay rất lớn.
CIC của NHNN phải là đầu mối tập trung thơng tin nhiều nhất, chính xác nhất hỗ trợ cho các TCTD, nơi không chỉ cung cấp những chỉ số tài chính, những thơng tin về doanh nghiệp mà còn cung cấp cả những dự báo tương lai. Muốn vậy, cần tiến hành một số giải pháp sau đây:
− Cần chuẩn hóa phần mềm tin học, quy trình nghiệp vụ, các cơng thức, chỉ số thích hợp với tự động hóa xử lí cao nhằm tạo điều kiện cho việc thu thập và
khai thác thơng tin một cách kịp thời, chính xác, thuận tiện khi sử dụng.
− CIC cũng cần mở rộng đối tượng khai thác thông tin: Ngồi các thơng tin từ các TCTD, các TCTD phi ngân hàng, CIC cũng cần thu thập thông tin từ các tổ chức khác như: cơ quan thuế, Tổng cục Thống kê, Sở Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, Hải quan để có được nhiều thơng tin chất lượng cao.
− Nhà nước nên cho phép CIC thực hiện cơ chế mua và bán thông tin: Hiện việc thu thập thông tin chỉ dựa vào quy định hành chính yêu cầu các TCTD báo cáo số liệu, nhưng lại không thường xuyên kiểm tra việc chấp hành. Các TCTD khi cung cấp thông tin không mang lại thu nhập nên thông tin được cung cấp chắc chắn sẽ khơng kịp thời, đầy đủ, chính xác. CIC tuy đã được cho phép thu phí
dịch vụ khi cung ứng thơng tin, nhưng phí dịch vụ cũng chỉ mang tính tượng trưng (tin tổng hợp về khách hàng 60.000 đ/bản, tin xếp loại tín dụng doanh