2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA TẠI NGÂN HÀNG TMCP
2.3.2.4. Thẩm định và cấp hạn mức BTT cho bên mua
− Nhìn chung, quy trình thẩm định một doanh nghiệp để cấp hạn mức tín dụng tại ACB bao gồm: thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự;
thẩm định uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng; q trình hình thành, phát triển; tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh; tình hình tài chính, dự phóng nhu cầu vốn lưu động, lập Tờ trình thẩm định khách hàng….
− Quá trình thẩm định và cấp hạn mức BTT bên mua cũng tương tự như thẩm định một doanh nghiệp như trên, tuy nhiên việc thẩm định trong BTT có sự khác biệt cần tập trung thẩm định, bao gồm:
+ Thẩm định khoản phải thu.
+ Thẩm định, kiến nghị cấp hạn mức bao thanh toán cho bên mua hàng.
+ Thẩm định, kiến nghị cấp hạn mức bao thanh toán cho bên bán hàng.
− Khi đến hạn thanh toán, ACB ưu tiên thu nợ từ bên mua hàng, do đó việc thẩm định, kiến nghị cấp hạn mức BTT cho bên mua hàng có ý nghĩa rất quan trọng, đảm bảo chất lượng dư nợ của sản phẩm BTT.
*Nội dung thẩm định bên mua
(1) Thẩm định về sự phù hợp về các điều kiện của bên mua hàng so với quy định về BTT của ACB
− Căn cứ các tiêu chí quy định đối với sản phẩm BTT, nhân viên đánh giá tình
hình thực tế của khách có phù hợp so với quy định của ACB hay không. Các quy
định cấp hạn mức BTT bên mua của ACB như sau:
+ Đối tượng 1: Vốn chủ sở hữu > 30.000 triệu đồng; doanh thu thuần >
100.000 triệu đồng; tổng tài sản > 70.000 triệu đồng thì hạn mức BTT cấp tối
+ Đối tượng 2: Vốn chủ sở hữu > 50.000 triệu đồng; doanh thu thuần >
150.000 triệu đồng; tổng tài sản > 100.000 triệu đồng thì hạn mức BTT cấp có thể ðạt > 5.000 triệu đồng.
+ ROE thực tế: > 10%, trường hợp bên mua thua lỗ trong các năm trước thì tổng lỗ lũy kế qua các năm không quá 20% vốn thực góp.
+ Tổng nợ phải trả/vốn chủ sở hữu < 5 lần.
+ Mặt hàng kinh doanh: khơng thuộc nhóm khơng thực hiện hoặc hạn chế thực hiện BTT.
+ Lịch sử tín dụng: Hiện khơng có nợ vay tại các tổ chức tài chính từ nhóm 2 trở lên
* Ghi chú: Trường hợp có một hoặc số tiêu chí khơng đạt, nếu muốn tài trợ cho DN theo quy định thì cần phải có lý do thuyết phục.
(2) Thẩm định uy tín thanh tốn của khách hàng
− Chất lượng tín dụng: Sản phẩm BTT hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào uy tín thanh tốn của bên mua nhưng thơng tin này thường khó xác định do vậy có thể thơng qua lịch sử quan hệ tín dụng để đánh giá Công ty. Đối với khách hàng đã
từng phát sinh nợ nhóm 2 trở lên, cần làm rõ nguyên nhân:
+ Trường hợp khách hàng thanh toán lãi trễ vài ngày hoặc do hệ thống chấm
điểm tín dụng trong phân loại nợ của các Ngân hàng nhưng thực tế khách
hàng ln thanh tốn lãi và nợ gốc đúng hạn, có thể chấp nhận.
+ Trường hợp khách hàng liên tục phát sinh nợ trễ hạn hoặc không thuộc nguyên nhân trên, cần phải cân nhắc việc cấp hạn mức BTT cho khách hàng này.
+ Uy tín thanh tốn cũng có thể được xem xét căn cứ vào tình hình nợ thuế của doanh nghiệp.
− Lịch sử, uy tín, phương thức thanh toán của khách hàng với nhà cung cấp:
+ Đánh giá lịch sử, uy tín thanh tốn của khách hàng cho nhà cung cấp: tối tiểu
phải thanh toán đầy đủ các khoản phải trả đã đến hạn trong vịng 6 tháng trở về trước tính đến thời điểm bên bán hàng đề nghị BTT, tuy nhiên việc thẩm
định lịch sử và uy tín thanh tốn thường gặp nhiều khó khăn do thiếu thơng
tin và cơ sở để thẩm định vì vậy tiêu chí này thường được đánh giá thơng qua uy tín tín dụng như vừa nêu trên.
+ Phương thức và thời hạn thanh toán cho nhà cung cấp: đối với những cơng ty có lịch sử thanh tốn chủ yếu bằng tiền mặt hoặc thời gian thanh toán quá ngắn (dưới 10 ngày) thì cần xem xét việc cấp hạn mức BTT bên mua cho
khách hàng này do tỷ lệ sử dụng hạn mức thấp, nhu cầu của bên bán hầu như khơng có.
(3) Thẩm định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, thương hiệu, khả năng tạo ra lợi nhuận, tình hình tài chính của bên mua hàng
− Phân tích thị trường đầu vào đầu ra, tính ổn định của thị trường.
− Thương hiệu: sản phẩm của doanh nghiệp có thương hiệu hay không, khả năng cạnh tranh so với các đối thủ như thế nào.
− Phân tích hiệu quả kinh doanh như: khả năng tăng trưởng doanh thu trong tương lai; khả năng tạo ra lợi nhuận thông qua tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA).
− Phân tích tình hình tài chính: tính cân đối của nguồn vốn, khả năng tự chủ về mặt tài chính, chính sách sử dụng nợ của doanh nghiệp, các hoạt động đầu tư,
kinh doanh…
(4) Phân tích khả năng thanh toán của khách hàng trong ngắn hạn:
− Phân tích khả năng trả nợ ngắn hạn khi đến hạn thanh tốn. Nếu doanh nghiệp có khả năng thanh tốn cao thì rủi ro mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp thấp và ngược lại.
− Phân tích các hệ số thanh tốn, khả năng chuyển đổi tài sản lưu động thành tiền mặt.
(5) Đánh giá chi tiết về khoản phải trả:
− Các nhà cung cấp chính: chu kỳ đặt hàng, phương thức thanh tốn, giá trị đơn đặt hàng bình qn, uy tín thị trường, chính sách ưu đãi…
− Thời gian thanh toán các khoản phải trả, xu hướng tăng/ giảm thời gian thanh tốn.
− Vịng quay các khoản phải trả: xu hướng tăng/giảm.
− Thông tin về lịch sử quan hệ:
+ Quan hệ với nhà cung cấp đầu tiên: nguồn gốc thiết lập quan hệ (hội thảo ngành nghề, nhà cung cấp tự tìm đến…)
+ Nhà cung cấp truyền thống: lịch sử quan hệ với nhà cung cấp, lịch sử thanh toán (đúng hạn, trễ hạn, khơng thanh tốn)
+ Lịch sử về các trường hợp tranh chấp thương mại: nguyên nhân tranh chấp, cách thức giải quyết tranh chấp: giảm giá, chiết khấu, trả hàng, giải quyết bằng trọng tài, tòa án…
(6) So sánh với các công ty hoạt động cùng ngành: so sánh một số chỉ tiêu với các
công ty tương tự trong ngành về sản phẩm, công suất, vốn đầu tư, doanh thu, lợi
nhuận trước thuế và lãi vay, lợi nhuận ròng, ROS, ROA, ROE, vốn lưu động
rịng,… Qua đó đánh giá được sự phù hợp của công ty so với các doanh nghiệp
cùng ngành.
* Xác định và đề xuất hạn mức BTT bên mua
− Căn cứ xác định:
+ Dựa vào kế hoạch kinh doanh của cơng ty và tình hình kinh doanh trong thời gian qua để xác định nhu cầu phải trả trong nước bình quân.
+ Căn cứ nhu cầu thực tế của khách hàng và uy tín thanh tốn cho nhà cung cấp cũng như cho các TCTD để xác định hạn mức BTT cần cấp cho khách hàng.
+ Xác định hạn mức BTT trong nước: căn cứ vào số lượng bên bán có thể sử dụng hạn mức và thời gian thanh toán để đề xuất mức tài trợ cho bên mua
(cần loại trừ các khoản phải thu được thanh toán bằng tiền mặt và thời gian thanh toán < 10 ngày).
+ Đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng 1: hạn mức tối đa 15% vốn chủ sở
hữu.
+ Đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng 2: hạn mức tối đa 80% nhu cầu vốn để
thanh toán người bán trong nước sau khi đã xem xét đối tượng sử dụng hạn mức và thời gian thanh toán.
− Xác định nhu cầu phải trả trong nước bình quân: Có 2 phương pháp:
*Phương pháp 1: Phương pháp trực tiếp (áp dụng trong trường hợp thu thập đủ
thông tin từ khách hàng):
− Cách thức thực hiện:
+ Xác định giá trị nguyên vật liệu cần thiết để tạo ra 01 sản phẩm.
+ Tính chí phí phải trả trung bình 1 tháng cho từng nhóm ngun vật liệu và tồn bộ ngun vật liệu cần thiết.
+ Dựa vào thời hạn thanh toán của các loại vật liệu để xác định nhu cầu cần thực hiện BTT. + Công thức: (2.7) Định mức NVL/1 sản phẩm Sốlượng sản phẩm được sản xuất bình quân 1 tháng Số ngày phải trả nhà cung x x x Nhu cầu thanh toán trong nước Đơn giá NVL
+ Nhu cầu thanh toán trong nước = Tổng các nhu cầu thanh toán trong nước
đối với từng loại nguyên vật liệu.
Lưu ý: Phương pháp 1 ít được áp dụng tại ACB vì khó xác định định mức
nguyên vật liệu cần thiết để tạo 1 sản phẩm do vậy phương pháp 2 dưới đây
thường được chọn.
− Ví dụ minh họa:
+ Sản phẩm X của 1 doanh nghiệp được làm từ 2 nguyên liệu chính, được mua 100% trong nước. Nguyên liệu A: định mức 1,2 kg/sản phẩm, đơn giá bình
quân 2.000 đồng/kg. Nguyên liệu B: định mức 0,5 kg/sản phẩm, đơn giá bình quân 3.000 đồng/kg.
+ Biết rằng 1 tháng doanh nghiệp sản xuất được 500.000 sản phẩm, số ngày
phải trả nhà cung cấp trong nước bình quân khoảng 60 ngày. Doanh nghiệp thuộc đối tượng 2.
Ta có được:
+ Nhu cầu thanh toán trong nước đối với nguyên liệu A là: (1,2 x 2.000 x 500.000 x 60)/30 = 2.400.000.000 đồng.
+ Nhu cầu thanh toán trong nước đối với nguyên liệu B là: (0,5 x3.000 x 500.000 x 60)/30 =1.500.000.000 đồng
+ Nhu cầu thanh toán trong nước = 2.400.000.000 + 1.500.000.000 = 3.900.000.000 đồng.
Do doanh nghiệp thuộc đối tượng 2 nên mức BTT đề xuất đối với doanh nghiệp này: Tối đa khơng q 80% nhu cầu thanh tốn trong nước = 3.900.000.000*
80% = 3.120.000.000 đồng.
=> Mức BTT bên mua đề xuất hợp lý trong trường hợp này tối đa là:
3.000.000.000 đồng.
*Phương pháp 2: Phương pháp gián tiếp (áp dụng trong trường hợp không thu thập đủ thông tin):
− Cách thức thực hiện:
+ Xác định kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận và nhu cầu vốn lưu động
của DN để đánh giá xu hướng phát triển và nhu cầu vốn trong thời gian tới.
+ Xác định nhu cầu vốn để thanh toán người bán trong nước dựa vào: % chi
phí NVL/GVHB, tỷ trọng NVL mua trong nước trong tổng doanh số mua hàng, giá vốn hàng bán, doanh số phát sinh các khoản phải trả nhà cung cấp trong nước và số ngày phải trả nhà cung cấp trong nước.
(2.8)
− Ví dụ minh họa: Doanh nghiệp A thuộc đối tượng 1, vốn chủ sở hữu là 35 tỷ
đồng.
+ Tỷ trọng mua nguyên liệu trong nước là 60% và nhập khẩu chiếm 40%.
+ Tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trong giá vốn hàng bán là 80%.
+ Giá vốn hàng bán năm kế hoạch là 95.000.000.000 đồng.
+ Số ngày phải trả nhà cung cấp bình qn là: 60 ngày. Ta có được:
+ Nhu cầu thanh toán cho nhà cung cấp trong nước là:
(60% x 80% x 95.000.000.000 x 60)/360 = 7.600.000.000 đồng.
+ Mức bao thanh toán đề xuất đối với doanh nghiệp A là:
9 Tối đa 15% vốn chủ sở hữu = 35 tỷ đồng x 15% = 5.250.000.000 đồng.
9 Không quá 80% nhu cầu thanh toán trong nước = 7.600.000.000* 80% = 6.080.000.000 đồng.
=> Hạn mức BTT bên mua đề xuất hợp lý trong trường hợp này tối đa là:
5.000.000.000 đồng.