2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA TẠI NGÂN HÀNG TMCP
2.3.3.2. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản phẩm bao thanh
thanh tốn nội địa tại ACB
¾ Về phía ACB
Thứ nhất: ACB gặp khó khăn trong việc thẩm định người mua
Khác với các nghiệp vụ tín dụng truyền thống, rủi ro tín dụng của BTT chủ yếu phụ thuộc vào uy tín và năng lực tài chính của bên mua chứ khơng phải bên bán, bởi vì bên mua là người chịu trách nhiệm trả nợ chính cho ngân hàng. Nhưng vì họ khơng phải là người trực tiếp yêu cầu tín dụng từ ngân hàng do đó họ khơng có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin và tài liệu liên quan đến khả năng tài chính và tình hình hoạt động của mình cho ngân hàng. Chính vì vậy, khó khăn lớn nhất của các ngân
hàng trong trong hoạt động BTT là khơng có đầy đủ thơng tin để thẩm định được
bên mua hàng.
Để giải quyết khó khăn này, ACB đã ban hành sẵn một danh mục các bên mua hàng
và theo đó, các Chi nhánh, Phịng giao dịch của ACB chỉ chấp nhận tài trợ BTT cho bên bán hàng nếu họ có bên mua hàng thuộc danh mục này. Tuy nhiên, đây là một cách giải quyết khơng triệt để bởi vì danh mục này q nhỏ không đủ để phù hợp với bên bán hàng, khả năng mà các doanh nghiệp bị ACB từ chối cao vì có thể bên mua khơng nằm trong danh mục này là rất lớn. Cho dù ACB có mở rộng danh mục này cho tất cả những khách hàng được đánh giá là có uy tín tín dụng tốt thì cũng không đủ để phù hợp với tất các doanh nghiệp bán hàng muốn sử dụng sản phẩm
BTT.
Nhưng nếu bên mua mặc dù khơng có quan hệ với ACB nhưng họ lại có quan hệ giao dịch thường xun với những ngân hàng khác thì ACB cũng có thể khai thác thông tin về người mua thông qua những ngân hàng này. Chính vì vậy, một cách khác có thể giải quyết vấn đề này là sử dụng thông tin về người mua hàng từ những ngân hàng mà bên mua có quan hệ giao dịch. Nhưng cách này lại gặp phải một khó khăn khác. Hiện nay do áp lực cạnh tranh nên sự liên kết giữa các ngân hàng trên
địa bàn vẫn còn rất lỏng lẻo. Khơng có quan hệ liên kết thì các ngân hàng khơng dễ
gì trao đổi những thơng tin về khách hàng của mình cho các ngân hàng khác.
Ngồi ra, để có được những thơng tin chính xác về người mua cũng như cung cấp hiệu quả dịch vụ thu hộ các khoản phải thu, các ngân hàng có thể sử dụng hệ thống hai đại lý BTT. Nhưng Việt Nam vẫn chưa có Hiệp hội BTT quốc gia, và dĩ nhiên vẫn chưa có Luật điều chỉnh về sự ràng buộc về trách nhiệm của các đại lý BTT. Hơn nữa, các ngân hàng lại chưa chủ động trong việc đặt quan hệ đại lý về dịch vụ BTT.
Có thể thấy rằng, các ngân hàng muốn có thơng tin chính xác và đầy đủ về người mua là khơng dễ dàng. Chính vì vậy, ACB hiện nay chưa dám cung cấp rộng rãi
BTT cho các khách hàng, đối tượng khách hàng được ACB cấp BTT bên mua thường là những doanh nghiệp lớn, có uy tín và tên tuổi trên thị trường hoặc đang là khách hàng của ACB.
Thứ hai: ACB chưa có bộ phận bao thanh toán độc lập tại các chi nhánh
Hiện nay, tại Hội sở ACB đã thành lập bộ phận BTT trực thuộc Khối Khách hàng Doanh nghiệp. Tuy nhiên, bộ phận BTT chưa được thành lập ở các chi nhánh, việc xử lý các nghiệp vụ liên quan đến BTT vẫn do bộ phận khác kiêm nhiệm là bộ phận tín dụng. Bộ phận này tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng bên bán có nhu cầu BTT, thẩm định và trình cấp hạn mức BTT cho bên bán dựa trên danh sách bên mua,
trong khi đó hạn mức BTT bên mua được Hội sở duyệt và cung cấp, nhân viên tín dụng tại các chi nhánh thực hiện tiếp thị,… nên chưa tạo ra một cơ chế hoạt động
độc lập và hiệu quả, đây là một trở ngại lớn cho việc mở rộng và nâng cao hiệu quả
hoạt động BTT.
Thứ ba: Quy định bao thanh toán nội địa của ACB quá chặt chẽ
Hiện nay, tiêu chuẩn lựa chọn bên mua đã quy định của ACB rất cao. ACB chỉ lựa chọn các bên mua uy tín và thương hiệu, thị phần lớn trên thị trường, tình hình tài chính lành mạnh như các tổng cơng ty nhà nước, Metro, Unilever, Big C, Samsung, Sony, Nguyễn Kim, Coopmart... ACB thực hiện phân tích và thẩm định bên mua rất kỹ vì ACB quan niệm rằng khả năng thanh tốn của bên mua là rất quan trọng. Nếu bên mua khơng có khả năng thanh tốn tức ACB gặp rủi ro. Vì mặc dù được phép truy địi từ bên bán thì ACB cũng tốn rất nhiều thời gian để thu được khoản tiền ứng trước. Tuy nhiên, đòi hỏi tiêu chuẩn quá cao bên mua sẽ là trở ngại để mở rộng hoạt động BTT.
Thời gian qua, khi sản phẩm BTT còn mới mẻ tại Việt Nam, việc ACB phân nhóm các mặt hàng để thực hiện BTT đã giúp ACB tập trung vào thực hiện BTT các mặt hàng có chất lượng và ổn định, để giảm thiểu rủi ro. Hiện nay, ACB không thực
hiện BTT đối với mặt hàng là thực phẩm tươi sống, thủy sản tươi sống, gia súc sống, gia cầm sống, thức ăn nhanh…, trong khi những mặt hàng này lại đang chiếm
ưu thế trong các mặt hàng kinh doanh và cũng đang là lợi thế trong xuất khẩu của
Việt Nam. Việc ACB quy định không thực hiện BTT các mặt hàng trên đã hạn chế sự phát triển của hoạt động BTT.
Thứ tư: ACB chưa có chương trình quản lý tín dụng tập trung
Mặc dù ACB có lợi thế là số lượng khách hàng doanh nghiệp khá lớn, khoảng hơn 6.000 doanh nghiệp. Tuy nhiên khả năng khai thác đối tượng này gặp hạn chế do ACB chưa có chương trình quản lý tín dụng tập trung. Chỉ có chi nhánh nào cho vay thì mới biết được thơng tin của khách hàng mình quản lý. Khi cần thông tin
không phải là nhiệm vụ của chi nhánh nên thời gian phản hồi thông tin khá lâu, do
đó bộ phận BTT muốn lựa chọn khách hàng bên mua để tiếp thị sản phẩm BTT
cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm những khách hàng tiềm năng.
Tuy nhiên hiện nay ACB đang xây dựng chương trình quản lý tín dụng tập trung, dự kiến triển khai trên toàn hệ thống ACB trong quý III/2010. Với chương trình này, sẽ phần nào khắc phục được hạn chế nêu trên.
Thứ năm: Quá trình xét duyệt bao thanh tốn cịn khá lâu
Hiện nay, việc xét duyệt để cấp hạn mức BTT trong nước cho bên bán tại ACB do Ban tín dụng ở các chi nhánh thực hiện tùy theo mức được phân quyền phán quyết, nếu vượt mức này phải chuyển lên Hội sở. Bên bán được coi là một khách hàng vay vốn và việc xét duyệt chủ yếu dựa vào khả năng thanh toán của bên mua hàng. Nhưng việc xét và cấp hạn mức BTT cho bên mua thì do Hội đồng tín dụng quyết
định.
Hội sở cung cấp danh sách và hạn mức BTT bên mua cho các chi nhánh trong từng thời kỳ, thậm chí lập danh sách phân bổ hạn mức bên mua cho các bên bán đến các chi nhánh. Trên cơ sở đó bộ phận tín dụng tại các chi nhánh sẽ xem xét thực hiện BTT khi có yêu cầu từ khách hàng bên bán trong hạn mức BTT được cấp của bên mua. Vì vậy, để đảm bảo hạn mức BTT của bên mua thì phải lựa chọn rất kỹ bên bán.
Việc xét duyệt cấp hạn mức BTT cho một bên mua mới để bổ sung vào danh sách,
địi hỏi một q trình thẩm định rất kỹ về bên mua. Nếu bên mua là khách hàng
chưa bao giờ có quan hệ với ACB thì q trình thẩm định là hết sức khó khăn, bên cạnh đó bên bán khơng thể thực hiện BTT với ACB khi bên mua không được ACB chấp nhận. Từ đó q trình xét duyệt BTT tại ACB sẽ khá lâu và cản trở khả năng mở rộng hoạt động BTT của ACB.
Thứ sáu: Sản phẩm bao thanh toán trong nước chưa đa dạng
Dù nhận thức rõ việc triển khai sản phẩm BTT là hoàn hoàn phù hợp với xu thế khách quan, nhưng hiện nay ACB chỉ triển khai loại hình BTT trong nước có truy
địi. Khách hàng khơng có cơ hội lựa chọn loại hình BTT phù hợp với điều kiện
kinh doanh của mình, tiết kiệm chi phí và ACB cũng có thể đánh mất cơ hội tăng thu nhập.
Thứ bảy: Đối tượng khách hàng mà ACB nhắm đến hầu hết là các doanh nghiệp lớn
Đối tượng mà ACB đang nhắm đến là những doanh nghiệp lớn làm ăn hiệu quả và
có tình hình tài chính lành mạnh. Lý do là ACB muốn phòng ngừa trường hợp nếu khơng địi được bên mua thì sẽ truy địi địi bên bán. Nhưng thường những doanh
nghiệp này ít có nhu cầu sử dụng BTT vì họ thường có đủ vốn để quay vịng và nhất là khơng bị các đối tác ép sử dụng hình thức trả chậm như các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thật sự chính những doanh nghiệp nhỏ và vừa mới là người cần sử dụng sản phẩm BTT hơn ai hết. Chiến lược của ACB sẽ khiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa bị thiệt thịi vì khơng được cung cấp sản phẩm mà họ có nhu cầu, cịn ACB thì mất đi các khách hàng tiềm năng, đây là một con số khơng hề khiêm tốn vì các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta chiếm tỷ lệ rất cao (khoảng 97%) trong toàn bộ các doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ tám: Mức phí bao thanh tốn tại ACB cịn khá cao
BTT mang đến cho doanh nghiệp nhiều tiện ích nhưng đồng thời chi phí lại khá
cao. Nguyên nhân là ngoài khoản lãi ứng trước, doanh nghiệp cịn phải trả khoản phí BTT đã khiến chi phí sử dụng sản phẩm này cao hơn so với các sản phẩm tín dụng truyền thống.
Mức phí cao là điều hợp lý, khi các ngân hàng không chỉ tài trợ các khoản phải thu cho doanh nghiệp mà còn gánh chịu mọi rủi ro xuất phát từ người mua. Tuy nhiên, không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng chấp nhận mức phí này, họ sẽ cân nhắc và lựa chọn. Theo đánh giá của khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm BTT tại ACB thì sản phẩm BTT đã mang đến sự hài lòng cho khách hàng, tuy nhiên mức phí tại ACB cịn cao hơn so với các ngân hàng khác.
Hiện tại, ACB chỉ áp dụng một loại phí duy nhất là phí bao thanh tốn.
Bảng 2.11: Tỷ lệ phí BTT nội địa của ACB
Phí dịch vụ BTT Mức phí Hướng dẫn thu phí
Phí tối thiểu: 3.000.000đ/ 1 lần
Áp dụng đối với trường hợp
cấp mới, tái cấp
Phí dịch vụ BTT trong nước (áp dụng đối với
trường hợp tính trên hạn mức: cấp mới, tái cấp, điều chỉnh tăng hạn mức)
Mức phí = 6%/năm/hạn mức BTT
- Thu 1 lần ngay khi ký hợp
đồng hạn mức BTT, tái cấp, điều chỉnh tăng hạn mức - Trường hợp thời hạn hạn mức < 1 năm thì số tiền phí = Mức phí/12 tháng*thời hạn hạn mức*hạn mức BTT Phí tối thiểu: 500.000 VNĐ; thời hạn khế ước (Đvt: ngày) Khế ước ≤ 30 ngày ; Phí = 0,5% x trị giá KPT Phí dịch vụ BTT trong nước (áp dụng đối với
trường hợp không chọn tính phí trên hạn mức và trường hợp BTT từng
lần) 30 < Khế ước ≤ 60 ngày;
Thu ngay khi giải ngân BTT Trường hợp tỉ lệ ứng trước
<80% thì trị giá KPT (để tính phí) = số tiền ứng trước *
Phí dịch vụ BTT Mức phí Hướng dẫn thu phí Phí = 1% x trị giá KPT 60 < Khế ước ≤ 90 ngày; Phí = 1,5% x trị giá KPT 90 < Khế ước ≤120 ngày; Phí = 2% x trị giá KPT 90 < Khế ước ≤120 ngày; Phí = 2% x trị giá KPT 150 < Khế ước ≤ 180 ngày; Phí = 3% x trị giá KPT
(Nguồn: Biểu phí BTT tại ACB)
Nguyên nhân mức phí BTT tại cao:
− BTT hoạt động chủ yếu trên cơ sở tín chấp, rủi ro cao hơn so với việc cấp tín dụng có tài sản bảo đảm. Ngun tắc rủi ro cao thì thường đi đơi với tỷ suất
sinh lợi cao, do đó chi phí sử dụng BTT thường cao hơn so với cho vay thông thường là lẽ dĩ nhiên.
− Phí của ACB cao theo nguyên tắc chất lượng quyết định giá cả sản phẩm dịch vụ. ACB là một TCTD hàng đầu Việt Nam trong việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao nên mức phí thường cao hơn các TCTD khác.
− BTT là sản phẩm mới tại Việt Nam nên việc xác định phí xây dựng trên cơ sở cung cầu về sản phẩm có hạn chế vì trước nay chưa có cung nên quyết định tỷ lệ phí có phần chủ quan áp đặt của đơn vị BTT.
− Áp lực tạo nguồn thu ngoài lãi của các TCTD đã làm cho các đơn vị triển khai BTT đẩy mức phí dịch vụ BTT lên cao, ACB cũng không ngoại lệ. Theo thống kê của các ngân hàng, thu nhập từ lãi của các TCTD hiện chiếm từ 65 - 85% tổng thu nhập, đặc biệt đối với các TCTD nhỏ, tỷ lệ này còn lên tới 90 - 97%. Nguồn thu nhập như vậy rất khơng bền vững vì phụ thuộc q cao vào hoạt
động cho vay. Chính vì vậy các ngân hàng luôn đặt trọng tâm nâng cao tỷ
trọng thu nhập ngồi lãi tín dụng. Trong điều kiện như vậy, BTT trở thành một sản phẩm rất tiềm năng để triển khai thu phí do những tiện ích to lớn có thể
mang lại cho khách hàng, đồng thời khoản phí này cũng được bao bọc bởi một
lý do rất hợp lý: đơn vị BTT là người theo dõi khoản phải thu cho bên bán nên phải thu một khoản phí tương xứng.
Thứ chín: Đội ngũ nhân viên cho hoạt động bao thanh tốn cịn khá
Hiện nay, chỉ có duy nhất bộ phận BTT được thành lập tại Hội sở và chỉ có khoảng 7 nhân viên. Tại các chi nhánh, công việc của hoạt động BTT do các nhân viên bộ phận tín dụng kiêm nhiệm, chưa có bộ phận chun trách nên trình độ về nghiệp vụ BTT của nhân viên chưa được chuyên mơn hóa, bên cạnh đó nhân viên thẩm định cịn e dè đối với sản phẩm vì những lý do sau:
− BTT là sản phẩm tín chấp nên mức độ rủi ro rất cao, nếu cho vay đối tượng này, rủi ro không thu được vốn sẽ xử lý ra sao, làm sao để địi được nợ nếu
khơng có tài sản thế chấp trong khi khơng thiếu những đơn vị vay có đầy đủ
tài sản bảo đảm đang có nhu cầu vay.
− Thu thập thơng tin về người mua hàng rất khó, khơng có kênh hỗ trợ thông tin
đáng tin cậy và hầu như họ không hợp tác tốt với ngân hàng.
− Dù quy trình sản phẩm BTT ban hành đầy đủ, tuy nhiên q trình xét duyệt
BTT khó khăn do tâm lý sợ rủi ro, sợ trách nhiệm khi khơng thu hồi nợ.
¾ Về phía Nhà nước
Thứ nhất: Khung pháp lý cho hoạt động bao thanh tốn cịn hạn chế:
Văn bản của nhà nước về BTT cịn ít. Thống kê các văn bản của Nhà nước chi phối hoạt động BTT ở trên cho thấy: chưa có một văn bản nào tổng hợp bao trùm
để hướng dẫn được đầy đủ các khía cạnh của nghiệp vụ BTT. Ngay cả luật TCTD,
văn bản pháp quy cao nhất của hệ thống ngân hàng vẫn chưa đề cập đến hoạt
động BTT để làm cơ sở pháp lí cho các TCTD khi thực hiện và là cơ sở để các
văn bản quy phạm dưới luật điều chỉnh hoạt động BTT.
Quy chế hoạt động BTT của TCTD số 1096/2004/QĐ-NHNN được ban hành
ngày 06/09/2004, được sửa đổi, bổ sung bởi quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN
ngày 16/10/2008 đã quy định được những vấn đề cơ bản trong hoạt động BTT.