Rủi ro đạo đức : Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ
1.2. Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng
1.2.3.1. Quan hệ giữa phân tích tín dụng và rủi ro tín dụng
Mục tiêu của phân tích tín dụng là nhằm đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng
để quyết định cho vay. Mối quan hệ giữa phân tích tín dụng và rủi ro tín dụng có thể tóm
Phân tích tín dụng Rủi ro tín dụng Quyết định cho vay
Mục tiêu Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng Giảm thiểu
rủi ro
Ra quyết định
đúng
Nội dung Phân tích tình hình
tài chính doanh nghiệp và
Phân tích phương án SXKD
Rủi ro thế nào?
Cho vay hay không cho vay Tốt + Khả thi => Rủi ro thấp Cho vay Tốt + Không khả thi => Có rủi ro Có thể cho vay Khơng tốt + Khả thi => Có rủi ro Có thể cho vay Kết quả
Khơng tốt + Khơng khả thi => Rủi ro cao Kkông cho vay
Đặc tính Phản ánh quá khứ + Phản ánh tương lai Kỳ vọng Kỳ vọng
Như vậy, để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, cần tập trung phân tích hai nội dung chính: tình hình tài chính doanh nghiệp và phương án SXKD khả thi.
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sử dụng những dữ liệu trong báo cáo tài chính và áp dụng các kỹ thuật phân tích tỷ số tài chính nhằm đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Đây là những số liệu trong quá khứ nên phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp chỉ thích hợp để đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong quá khứ. Cho vay là việc ở hiện tại và thu hồi nợ trong tương lai. Do đó, phân tích tình hình tài chính có những hạn chế nhất định cần phải được bổ sung bằng phân tích phương án SXKD.
Phân tích phương án SXKD sử dụng số liệu trong quá khứ và số liệu ước lượng để
đánh giá tính khả thi của phương án như doanh thu, chi phí, lợi nhuận và dịng tiền dự án.
Kết hợp giữa phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và phân tích phương án sản xuất kinh doanh là sự kết hợp giữa quá khứ và tương lai nhằm đánh giá chính xác khả năng trả nợ của khách hàng.