Tổng quan họat động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh vũng tàu , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 37)

1.2.3.2 .Quan hệ giữa thẩm định tín dụng và rủi ro tín dụng

2.1. Phân tích họat động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Ch

2.1.2.1. Tổng quan họat động tín dụng

Huy động vốn và cho vay là hai họat động cơ bản, song hành của bất kỳ một tổ

chức tín dụng nào. Đây cũng là một trong những cơ sở để đánh giá quy mơ họat động, uy tín và mức an toàn trong họat động ngân hàng. Điều này được thể hiện qua cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu sử dụng vốn của NHTM.

Chi nhánh luôn coi trọng cơng tác nguồn vốn, thực hiện chính sách khách hàng, triển khai các chương trình huy động vốn với nhiều hình thức khuyến mại hấp dẫn. Cơng tác lãi suất, tỷ giá luôn được quan tâm, điều chỉnh kịp thời, linh họat, có sức cạnh tranh trên thị trường.

Với chủ trương mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt, nâng cao số lượng và chất lượng phục vụ khách hàng, tăng cường quảng bá các sản phẩm của VCB và những tiện ích đi kèm, chi nhánh vẫn giữ được những khách hàng lớn truyền thống và mở rộng khách hàng mới. Vốn huy động luôn đạt tăng trưởng khá qua nhiều năm và luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn của chi nhánh, vốn huy động VND chiếm trên 70% tổng nguồn vốn VND. Vốn huy động ngọai tệ chiếm hơn 90% tổng nguồn vốn ngọai tệ.

Đây là những con số lý tưởng mà bất cứ tổ chức tín dụng nào cũng mong muốn đạt được.

Công tác sử dụng vốn cũng hết sức thận trọng. Tín dụng VND chỉ chiếm tối đa

40% tổng nguồn vốn VND, tín dụng ngọai tệ chiếm dưới 20% tổng nguồn vốn ngọai tệ. Dư nợ tín dụng tăng trưởng trung bình khỏang 18%/năm. Tốc độ tăng trưởng mạnh nhất

đạt được vào năm 2005, tăng 52% so với năm 2004. Xét về con số tuyệt đối thì dư nợ tín

dụng đạt được cao nhất vào năm 2008 là 2.144,8 tỷ đồng. Tỷ lệ giữa tổng vốn cho vay so với tổng vốn huy động ln được giữ ở mức an tịan dưới 20%.

Nhìn chung cơng tác tín dụng tại Chi nhánh đạt tăng trưởng cao, tín dụng trung dài hạn ln chiếm tỷ lệ khá lớn, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương là đến năm 2020 là phát triển công nghiệp – dịch vụ - nơng nghiệp. Dư nợ tín dụng tập trung vào các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh như: cơng nghiệp khai thác, vận chuyển, khoan dầu khí, luyện kim, thủy hải sản, vật liệu xây dựng…, tín dụng tiêu dùng.

7.214,87 644 5.482,81 612 2.986,83 705 3.935,64 568 5.642,18 641 7.646,58 976 6.639,83 1.434 13.311,93 1.795 17.598,37 2.145 0,00 2.000,00 4.000,00 6.000,00 8.000,00 10.000,00 12.000,00 14.000,00 16.000,00 18.000,00 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Vốn huy động Vốn cho vay

Bảng 2.2: Tỷ trọng vốn huy động, vốn cho vay và nợ dưới chuẩn (tỷ đồng) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng nguồn vốn 7.383,64 6.082,87 3.424,89 4.348,99 6.525,60 8.695,16 7.525,90 14.458,04 18.956,85 Vốn huy động 7.214,87 5.482,81 2.986,83 3.935,64 5.642,18 7.646,58 6.639,83 13.311,93 17.598,37 Tỷ lệ VHĐ/TNV 97,71% 90,14% 87,21% 90,50% 86,46% 87,94% 88,23% 92,07% 92,83% Vốn cho vay 644,20 611,95 705,03 568,37 641,04 976,00 1.434,46 1.795,22 2.144,80 - Ngắn hạn 565,73 504,23 364,76 212,63 271,11 402,41 124,52 128,10 134,81 - Trung dài hạn 78,47 107,72 340,27 355,74 369,93 573,59 1.309,94 1.667,12 2.009,99 - VNĐ 242,50 258,71 305,00 261,98 241,72 395,45 429,75 584,47 667,48 - USD 401,70 353,24 400,03 306,39 399,32 580,55 1.004,71 1.210,75 1.477,32 Tỷ lệ VCV/VHĐ 8,93% 11,16% 23,6% 14,44% 11,36% 12,76% 21,6% 13,49% 12,19% Nợ dưới chuẩn 0,21 2,5 4,42 15,86 71,70 48,91 43,67 Tỷ lệ NDC/TDN 0,03% 0,44% 0,69% 1,63% 5,00% 2,72% 2,04% Nợ xấu 4,18 27,67 34,88 Tỷ lệ NX/TDN 0,29% 1,54% 1,63%

Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả họat động kinh doanh Vietcombank Vũng Tàu

Nợ dưới chuẩn tại Chi nhánh nếu xét về con số tương đối theo tỷ lệ trên tổng dư

nợ trong 02 năm gần đây chỉ xấp xỉ 2% đến 3% và có xu hướng giảm nhưng nếu tính ra con số tuyệt đối thì cũng khá lớn: năm 2007 là 48,91 tỷ đồng và năm 2008 là 43,67 tỷ đồng. Trong đó, nợ xấu (nợ từ nhóm 3 trở lên) lại có xu hướng tăng lên, năm 2007 là

27,67 tỷ đồng chiếm 1,54% tổng dư nợ và năm 2008 là 34,87 tỷ đồng, chiếm 1,63% tổng dư nợ. Tuy nhiên, trong số nợ xấu năm 2008, có một số khoản nợ thuộc nhóm 3 và nhóm 4 là những khoản nợ chịu tác động nhóm nợ của những khoản nợ đã tất tóan cả gốc và lãi, nhưng chưa hết thời gian thử thách về quá hạn/cơ cấu. Tổng nợ xấu nội bảng bị kéo theo nhóm nợ rủi ro cao hơn do khách hàng đang trong thời gian thử thách là 1,3 tỷ đồng.

705,03 568,37 641,04 976,00 1434,46 1795,22 2144,80 0,03% 0,44% 0,69% 1,63% 5,00% 2,72% 2,04% 0,00 500,00 1000,00 1500,00 2000,00 2500,00 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 0,00% 1,00% 2,00% 3,00% 4,00% 5,00% 6,00%

Tổng dư nợ Tỷ lệ nợ dưới chuẩn

Biểu đồ 2.6: Diễn biến nợ dưới chuẩn từ năm 2002 đến 2008 2.1.2.2. Cơ cấu tín dụng

Dư nợ tín dụng phân theo thời hạn cho vay

Cho vay ngắn hạn: Đây là sản phẩm tín dụng có thời hạn vay dưới 12 tháng, lãi

suất cho vay có thể cố định hoặc thả nổi tùy vào thỏa thuận giữa ngân hàng và khách

hàng, nhưng đa phần là lãi suất cố định trong suốt thời hạn cho vay. Các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm này của ngân hàng thường là doanh nghiệp nhỏ và vừa, có nhu cầu bổ sung vốn lưu động cho quá trình sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng phân theo thời hạn cho vay (tỷ đồng)

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng dư nợ 644,20 611,95 705,03 568,37 641,04 976,00 1.434,46 1.795,22 2.144,80

- Ngắn hạn 565,73 504,23 364,76 212,63 271,11 402,41 124,52 128,10 134,81

- Trung dài hạn 78,47 107,72 340,27 355,74 369,93 573,59 1.309,94 1.667,12 2.009,99

Nguồn: Báo cáo tình hình dư nợ tín dụng Vietcombank Vũng Tàu

Cho vay ngắn hạn trong những năm gần đây chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ của chi nhánh: năm 2006 cho vay ngắn hạn chiếm 8,68% tổng dư nợ, năm 2007 là 7,14% và năm 2008 là 6,29% chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ dầu khí (Cơng ty OSC), sản xuất vật liệu bao bì (Cơng ty Hương Phong), thu mua chế biến hải sản xuất khẩu

(Cơng ty Phú Q, Hương Bình, Tứ Hải... ). Cho vay ngắn hạn doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hầu như ít xảy ra rủi ro. Phần lớn doanh nghiệp đều được xác định một hạn mức tín dụng duy trì trong thời gian 01 năm dựa trên đánh giá thực tế chu kỳ kinh doanh và năng lực tài chính của khách hàng, khả năng trả nợ gần như được đảm bảo chắc chắn.

Chi nhánh hiện còn 02 khách hàng doanh nghiệp bị phân vào nợ nhóm 5 là Công ty Chế biến Xuất nhập khẩu Nông sản và Tiểu thủ công nghiệp Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (Vũng tàu Sinhanco), mất khả năng trả nợ do Giám đốc cơng ty bị khởi tố và đã có quyết

định giải thể năm 2007. Món nợ này Chi nhánh đã xiết nợ bằng tài sản. Công ty Cung ứng vật tư kỹ thuật Tramatsuco, đây là khỏan cho vay thanh tóan cơng nợ. Đơn vị mất

khả năng trả nợ do phá sản và đã có quyết định giải thể năm 2006. Còn 01 đơn vị khác là UBND Huyện Cơn Đảo, bị xếp vào nhóm 5. Đây thực chất là khoản vay nhận nợ thay cho đơn vị đã giải thể vay thanh tóan cơng nợ. Hiện chi nhánh đang tiến hành thực hiện các biện pháp xử lý các khỏan nợ nêu trên.

Cho vay ngắn hạn khách hàng thể nhân bao gồm cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay thế chấp bất động sản, cho vay thấu chi, cho vay cán bộ công nhân viên… Rủi ro xảy ra đối với cho vay ngắn hạn phần nhiều do nhóm khách hàng thể nhân gây ra.

566 78 504 108 365 340 213 356 271 370 402 574 125 1310 128 1667 135 2010 0 500 1000 1500 2000 2500 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Ngắn hạn Trung dài hạn

Biểu đồ 2.7: Dư nợ tín dụng phân theo thời hạn cho vay (tỷ đồng)

Cho vay trung và dài hạn: Chiếm trên 90% tổng dư nợ, chủ yếu là cho vay phục vụ các dự án đầu tư qui mô lớn của một số doanh nghiệp có uy tín, Tổng công ty Nhà nước với các số dự án như:

Tên dự án Chủ đầu tư

Giàn khoan tự nâng 90m nước Cty cổ phần khoan và dịch vụ khoan dầu khí Dự án cấp nước hồ đá đen Cty cấp nước Bà rịa Vũng tàu

Chung cư cao cấp 21 tầng Cty cổ phần phát triển nhà tỉnh Bà rịa Vũng tàu Nhà máy luyện phôi thép Cty TNHH Thép Việt

Nhà máy thủy điện Đồng Nai 3 & 4 Tổng Cty điện lực Việt Nam

Dự án tàu chở dầu thô số 2 Cty cổ phần vận tải dầu khí PVTRANS Tàu chở dầu sản phẩm Cty vận tải xăng dầu Phương Nam Nhà máy thép hợp kim, thép dự ứng lực Cty cổ phần Thép - Thép Việt

Dự án khu điều dưỡng du lịch Vũng Tàu Cty TNHH Điều dưỡng Du lịch Vũng tàu

Cho vay trung dài hạn đối với cá thể phần nhiều là cho vay cán bộ công nhân viên, ngồi ra cịn có cho vay bão số 5 năm 1997 (đây là khỏan cho vay theo chỉ định của

Chính phủ), cho vay thế chấp bất động sản, cho vay trả góp mua nhà, mua ơtơ..

Cho vay trung dài hạn khách hàng doanh nghiệp ít xảy ra rủi ro vì phần lớn các dự án được thẩm định kỹ càng, qua nhiều cấp phê duyệt, đặc biệt các dự án cho vay đồng tài trợ có sự phối hợp thẩm định của nhiều ngân hàng thành viên. Vì vậy, về mặt phân tích, thẩm định khả năng trả nợ và hiệu quả dự án gần như được đảm bảo. Đối với lọai cho vay này, rủi ro (nếu có) thường là do bất khả kháng. Vì vậy, yêu cầu đơn vị mua bảo hiểm

100% giá trị cơng trình vay vốn ln là một trong những điều kiện bắt buộc để giải ngân.

Điển hình là dự án Khu Điều dưỡng du lịch Vũng Tàu do Cty TNHH Điều dưỡng Du lịch

Vũng Tàu làm chủ đầu tư. Đơn vị bị chuyển nợ nhóm 5 từ quý I năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nợ quá hạn của doanh nghiệp là:

o Dự án chậm tiến độ so với kế họach là 9 tháng.

o Ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão số 9 năm 2006 thiệt hại 3 tỷ đồng.

o Việc cấp giấy phép khám chữa bệnh chậm làm ảnh hưởng đến doanh thu dự án. Nhìn chung, nợ quá hạn ở nhóm khách hàng thể nhân là do những nguyên nhân:

o Khách hàng không muốn trả nợ: Đây là những khách hàng cố tình vi phạm hợp đồng tín dụng đã ký kết; cán bộ mất liên lạc với khách hàng.

o Khách hàng khơng có khả năng trả nợ: do phá sản, làm ăn thua lỗ, do cán bộ thẩm

định khơng chính xác năng lực tài chính của khách hàng.

o Nợ q hạn nhóm 5 khách hàng thể nhân đều là các món nợ cho vay khắc phục hậu quả cơn bão số 5 năm 1997 theo chỉ định của Chính phủ.

Dư nợ tín dụng phân theo lọai tiền cho vay

Cho vay ngọai tệ từ năm 2005 đến nay tăng nhanh và mạnh hơn so với cho vay tiền đồng do Chi nhánh đẩy mạnh tìm kiếm và đầu tư vào các dự án trung dài hạn phục vụ ngành dầu khí trên địa bàn, ngành thép và các dự án thủy điện của quốc gia. Hầu hết các dự án này đều phải nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư… từ nước ngòai nên nhu cầu ngọai tệ rất lớn.

Bảng 2.4: Dư nợ tín dụng phân theo lọai tiền cho vay (tỷ đồng)

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng dư nợ 644,20 611,95 705,03 568,37 641,04 976,00 1.434,46 1.795,22 2.144,80

- VNĐ 242,5 258,71 305 261,98 241,72 395,45 429,75 584,47 667,48

- USD 401,7 353,24 400,03 306,39 399,32 580,55 1.004,71 1.210,75 1.477,32

Nguồn: Báo cáo tình hình dư nợ tín dụng Vietcombank Vũng Tàu

Vay ngắn hạn ngọai tệ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, đa phần là thanh tóan L/C nhập

khẩu máy móc thiết bị của các đơn vị trên địa bàn tỉnh và cung cấp lại cho các đơn vị trong khối dầu khí. Cho vay ngọai tệ thường gặp rủi ro tỷ giá. Ngoàii ra, trong trường hợp khan hiếm ngoại tệ, Chi nhánh không đủ ngoại tệ để cho vay, đặc biệt là các loại ngoại tệ huy động được rất ít như EUR, JPY…nhằm đảm bảo hợp đồng đã ký kết với khách hàng, Chi nhánh phải đi vay của Trung ương, sau đó cho khách hàng vay lại kiếm chênh lệch

lãi suất. Trường hợp này, lãi cho vay còn lại rất ít, thậm chí khơng có lãi hoặc có khi lỗ. Việc khan hiếm ngoại tệ cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nợ quá hạn. Vì nguyên tắc vay vốn là vay bằng loại tiền gì, phải trả bằng loại tiền đó. Trường

hợp khách hàng khơng có ngoại tệ để trả nợ đến hạn, nhưng ngân hàng cũng khơng có đủ ngoại tệ đáp ứng kịp thời nhu cầu mua ngoại tệ của khách hàng, khoản vay không thể thu nợ đúng hạn, làm phát sinh nợ quá hạn. 395,45 241,72 261,98 305,00 258,71 242,50 429,75 584,47 667,48 1477,32 1210,75 1004,71 580,55 399,32 306,39 400,03 353,24 401,70 0,00 200,00 400,00 600,00 800,00 1000,00 1200,00 1400,00 1600,00 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 VNĐ USD

Biểu đồ 2.8: Dư nợ tín dụng phân theo lọai tiền cho vay Dư nợ tín dụng phân theo loại hình kinh tế

Năm 2006, Doanh nghiệp nhà nước vẫn là nhóm khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khối các loại hình kinh tế có dư nợ tại Chi nhánh, mà đa phần là các Doanh nghiệp Nhà nước Trung ương, chiếm 68%. Sang năm 2007 và 2008, thực hiện chủ trương cổ phần hóa các DNNN, một số các DNNN thực hiện quá trình cổ phần hóa và chuyển sang họat động theo cơ chế cổ phần nên tỷ trọng dư nợ của các Doanh nghiệp Nhà nước Trung ương giảm và tỷ trọng dư nợ của các Công ty cổ phần Nhà nước tăng lên, chiếm trên 58% tổng dư nợ. Đứng thứ hai xét về dư nợ phân theo các loại hình kinh tế là nhóm Cơng ty TNHH tư nhân. Loại hình doanh nghiệp này tỏ ra khá năng động và hiệu quả nên

được Chi nhánh xếp vào nhóm khách hàng ưu tiên phát triển.

Dư nợ của khối Doanh nghiệp Nhà nước địa phương chiếm tỷ trọng ngày càng

giảm trong tổng dư nợ. Đa phần các doanh nghiệp này tiềm lực tài chính kém, vay nợ

nhiều ngân hàng trên địa bàn, họat động không hiệu quả. Trong 03 doanh nghiệp bị xếp

Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng phân theo loại hình kinh tế (tỷ đồng)

Năm 2006 2007 2008

DNNN TW 976,29 68,06% 134 7,49% 240,65 11,22% DNNN địa phương 7,6 0,53% 2,15 0,12% 2,14 0,10% Cty TNHH tư nhân 176,15 12,28% 321,7 17,92% 320,86 14,96% Cty TNHH NN 100,14 6,99% 49 2,73% 0 0 Cty CP NN 94,10 6,56% 1.054,69 58,75% 1.255,14 58,52% CTCP khác 0 0 88,14 4,91% 188,1 8,77% KT cá thể 80,18 5,59% 145,54 8,08% 137,91 6,43%

Tổng dư nợ 1.434,46 1.795,22 2.144,80

Nguồn: Báo cáo tình hình dư nợ tín dụng Vietcombank Vũng Tàu

DNNN địa phuơng; 0,53% Cty TNHH NN;

6,99% Cty TNHH tư nhân;

12,28% CTCP NN; 6,56% KT cá thể; 5,59% DNNN TW; 68,06% CTCP NN; 58,75% CTCP khác; 4,91% KT cá thể; 8,08% DNNN TW; 7,49% Cty TNHH NN; 2,73% DNNN địa phuơng; 0,12%

Cty TNHH tư nhân; 17,92%

Năm 2006 Năm 2007 KT cá thể; 6,43% CTCP khác; 8,77% DNNN địa phuơng; 0,10% DNNN TW; 11,22%

Cty TNHH tư nhân; 14,96%

CTCP NN; 58,52%

Năm 2008

Dư nợ tín dụng phân theo ngành kinh tế

Bảng 2.6: Dư nợ tín dụng phân theo ngành kinh tế (tỷ đồng)

Năm 2006 2007 2008 CN khai thác mỏ 911,60 63,55% 1.002,45 55,84% 898,24 41,88% CN chế biến 0,72 0,05% 0 0 356,04 16,60% SXPP điện, khí đốt 101,56 7,08% 178,27 9,93% 278,40 12,98% Xây dựng 271,40 18,92% 403,92 22,50% 99,30 4,63% KS nhà hàng 54,37 3,79% 55,47 3,09% 42,47 1,98% Vận tải, TTLL 8,03 0,56% 5,92 0,33% 281,18 13,11% Thủy sản 4,16 0,29% 4,85 0,27% 4,93 0,23% Khác 83,34 5,81% 144,16 8,03% 184,24 8,59% Tổng dư nợ 1.434,46 1.795,22 2.144,80

Nguồn: Báo cáo tình hình dư nợ tín dụng Vietcombank Vũng Tàu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh vũng tàu , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 37)