Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Vũng Tàu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh vũng tàu , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 60 - 66)

1.2.3.2 .Quan hệ giữa thẩm định tín dụng và rủi ro tín dụng

2.2.2.Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Vũng Tàu

2.2. Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương

2.2.2.Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Vũng Tàu

Nhìn chung, cơng tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Vũng Tàu đã có những thay đổi rõ rệt. Chi nhánh đã đánh giá được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro tín dụng, tích cực thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Chi nhánh là một trong những đơn vị tiên phong của hệ thống áp dụng mơ hình

quản lý rủi ro tín dụng theo hướng hiện đại, hướng đến những chuẩn mực quốc tế bằng cách tách bạch chức năng nhiệm vụ của 03 bộ phận nghiệp vụ tín dụng cũ thành các phịng chức năng theo hướng chun mơn hóa cao, đảm bảo tính khách quan trong q trình phân tích và phê duyệt tín dụng. Việc nghiêm túc thực hiện xác định giới hạn tín dụng hàng năm đối với các doanh nghiệp cịn dư nợ tín dụng làm cơ sở cho cơng tác quản trị nguồn vốn tín dụng hiệu quả. Kết quả phân lọai nợ, trích lập dự phịng rủi ro tín dụng hàng tháng là cơ sở để Chi nhánh điều chỉnh chính sách tín dụng và chủ động đề ra hướng xử lý các khoản nợ có vấn đề.

Tuy nhiên, nghiên cứu những rủi ro tín dụng tại chi nhánh thời gian qua do nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng cho thấy cơng tác phịng ngừa rủi ro tín dụng tại Chi nhánh vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại và hạn chế cần xem xét và giải quyết, đó là:

Xây dựng chính sách cho vay chưa phù hợp là nguyên nhân gây nên tăng trưởng tín dụng nóng và khoản nợ tồn đọng lớn tại Chi nhánh. Danh mục đầu tư của Chi nhánh hiện nay còn tập trung vào các doanh nghiệp lớn, các Tổng công ty Nhà nước. Mặc dù đã có định hướng phát triển đối với lọai hình doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng tỷ trọng đầu tư

đối với khu vực này còn thấp, ảnh hưởng lớn đến cơng tác quản trị rủi ro tín dụng.

Là một trong những chi nhánh lớn, hàng đầu và ra đời sớm của hệ thống nhưng

đến nay Chi nhánh vẫn chưa có trang Web riêng quảng bá hình ảnh, thương hiệu và cung

cấp những thông tin cần thiết về các sản phẩm dịch vụ hiện có. Việc xây dựng hệ thống khai thác thông tin, cảnh báo rủi ro tín dụng khơng được quan tâm và đầu tư nhằm hỗ trợ cán bộ khách hàng trong các tác nghiệp. Cán bộ khách hàng hoàn toàn dựa vào những thơng tin do CIC NHNN cung cấp. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến những phân tích và nhận định sai lầm về khách hàng, gây nên những rủi ro về mất khả năng thanh toán, về uy tín khách hàng…

Cơng tác quản lý và đào tạo cán bộ không được quan tâm đúng mức là nguyên nhân gây nên rủi ro đạo đức của cán bộ, vừa khơng khuyến khích được người tài vừa tạo ra một lớp cán bộ vừa thiếu vừa yếu. Cơng tác thẩm định cho vay cịn nhiều sơ hở, khơng bao qt hết được các tình huống có thể xảy ra để chủ động ngăn ngừa và có biện pháp

xử lý kịp thời.

Sự tuân thủ Quy trình tín dụng của hệ thống chưa được tn thủ nghiêm và thiếu thận trọng. Một số khoản tín dụng được phê duyệt một cách vội vàng, chạy theo yêu cầu của khách hàng, thiếu sự phân tích, thẩm định kỹ càng của cán bộ quản lý khoản vay.

Quá trình kiểm tra, giám sát khơng được thực hiện một cách nghiêm chỉnh tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích và cũng là nguyên nhân gây nên sự thông đồng giữa cán bộ ngân hàng và khách hàng vay vốn.

Cho vay dựa quá nhiều vào tài sản đảm bảo, nhất là cho vay cá thể, nhưng khơng có quy định cụ thể về việc kiểm tra, đánh giá định kỳ tài sản đảm bảo dẫn đến khách hàng vỡ nợ mà ngân hàng vẫn không xử lý được tài sản để thu hồi nợ.

Cho đến nay, Chi nhánh chưa xây dựng được Quy trình chuẩn hướng dẫn xử lý các khoản tín dụng có vấn đề, giúp cán bộ định hướng cơ bản trong việc tiếp cận và thảo luận các giải pháp đối với khách hàng. Do vậy, hầu như trước rủi ro, cán bộ phụ trách chỉ đóng vai trị là người nắm tình hình, thụ động báo cáo lên cấp trên và chờ ý kiến chỉ đạo.

Ngoài ra, còn một số bất hợp lý trong các văn bản và quy trình hướng dẫn thực hiện cơng tác phịng ngừa rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và Trung Ương như:

Sự tồn tại cùng lúc 3 quy trình tín dụng: quy trình 246, quy trình 36 và quy trình 130 với một hệ thống mẫu biểu, công văn, giấy tờ đề xuất, giao nhận giữa các phịng

nghiệp vụ gây mất thời gian, lãng phí, dễ nhầm lẫn… khơng mang tính chất phịng ngừa rủi ro tín dụng mà chỉ có tác dụng kiểm sốt lẫn nhau về mặt thủ tục, công văn giấy tờ, tạo cảm giác khó chịu cho khách hàng khi phải chờ đợi khá lâu mới có thể rút vốn.

Thực tế hiện nay, các phịng nghiệp vụ có những động tác trùng lắp như kiểm tra

bộ hồ sơ vay vốn có đầy đủ về số lượng và chính xác về các con số hay không, đây vốn là cơng việc của Phịng khách hàng nhưng theo quy định trong quy trình 246 và 36, Phịng Quản lý nợ kiểm tra hồ sơ có đầy đủ, chính xác và đúng chế độ mới cho giải ngân. Nhưng Phòng Quản lý nợ không được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Như vậy, khi hồ sơ

được chuyển đến Phòng Quản lý nợ một lần nữa lại được kiểm tra, nếu chưa đầy đủ,

chính xác thì yêu cầu Phòng khách hàng bổ sung, sửa đổi. Đến lượt cán bộ khách hàng lại yêu cầu khách hàng cung cấp thêm thơng tin. Đây là ngun nhân chính gây nên sự chậm trễ trong giải ngân, khơng có tác dụng phịng ngừa rủi ro, chỉ mang nặng tính hình thức.

Việc tuân thủ Quy trình 246 đối với các dự án đầu tư quy mô lớn buộc phải thơng qua Phịng Quản lý rủi ro tín dụng đầu mối tại Thành phố Hồ Chí Minh nếu dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng tín dụng cơ sở và thơng qua Phịng Quản lý rủi ro tín dụng Hội sở chính nếu dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng tín dụng Trung

ương gây mất rất nhiều thời gian và chi phí, kéo dài thời gian thẩm định và quyết định

cấp tín dụng cho khách hàng, làm ảnh hưởng đến uy tín, khả năng cạnh tranh của Chi

nhánh với các Chi nhánh ngân hàng bạn trên cùng địa bàn, đồng thời mất cơ hội kinh doanh của khách hàng. Kết quả là bỏ lỡ cơ hội đầu tư những dự án tốt nhưng lại chấp

nhận những dự án tồi.

Quy trình tín dụng được đưa ra nhưng khơng phân định rõ ràng trách nhiệm pháp lý của từng bộ phận nghiệp vụ tham gia thẩm định và cấp tín dụng, dẫn đến tâm lý e ngại của cán bộ tham gia. Hơn nữa, Phịng Quản lý rủi ro tín dụng là bộ phận thẩm định độc

lập, không được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng vay vốn, trong khi khả năng thu thập thông tin hiện nay của hệ thống là rất hạn chế dễ dẫn đến có những đánh giá, kết luận sai lầm về dự án vay vốn.

Quy trình đánh giá, chấm điểm, và xếp hạng tín dụng khách hàng thống nhất trong tồn hệ thống có nhiều chi tiết thừa khơng cần thiết nhưng lại thiếu một số chi tiết quan trọng không được đưa vào để đánh giá như: hồ sơ pháp lý của khách hàng, nhóm khách hàng chi phối hoạt động công ty, công nợ nội bộ giữa các chi nhánh công ty con, nguồn cung cấp nguyên liệu, kênh phân phối sản phẩm…

Chưa có một chính sách khách hàng rõ ràng, hồn chỉnh mang tính pháp lý cao để chi nhánh có cơ sở xây dựng chiến lược họat động của mình.

Sự bất hợp lý trong hướng dẫn phân lọai nợ của Ngân hàng Nhà nước: Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/01/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày

25/04/2007 sửa đổi bổ sung một số điều khoản Quyết định 493 của Thống đốc NHNN

còn một số bất hợp lý như sau:

Về tiêu chí phân loại nợ: mặc dù quyết định này đã phân các khoản nợ thành 5

nhóm phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, nhưng tiêu chí phân loại nợ vẫn dựa nhiều vào thời gian nợ quá hạn chứ chưa dựa trên đánh giá tình hình tài chính của khách hàng. Điều này dẫn đến hệ quả là nhóm nợ chưa thực sự phản ánh đúng chất lượng tín dụng.

Nợ q hạn dưới 10 ngày thì phân vào nhóm 1, quá hạn từ 10 đến 90 ngày phân vào nhóm 2, quá hạn từ 91 đến 180 ngày phân vào nhóm 3…cịn nếu gia hạn nợ thì khơng căn cứ vào thời gian gia hạn mà chỉ căn cứ vào số lần gia hạn nợ để phân vào các nhóm nợ khác nhau: gia hạn lần đầu tiên thì phân ngay vào nợ nhóm 3, gia hạn lần thứ hai phân vào nhóm 4 và kéo theo tồn bộ các món nợ khác của cùng khách hàng vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn. Đây thực sự là bất hợp lý vì có trường hợp nợ gia hạn chỉ khoảng 1 đến 2 tuần là khách hàng đã trả nợ đầy đủ nhưng tồn bộ các món nợ khác của khách hàng vẫn chịu nhóm nợ xấu trong thời gian thử thách là 3 tháng đối với vay ngắn hạn và 6 tháng đối với vay trung và dài hạn mới được chuyển sang nhóm nợ bình thường.

Về cơ sở tính DPRR: Quyết định 493 đã tính đến giá trị tài sản đảm bảo trong

cơng thức tính tốn dự phịng cụ thể, nhưng dự phịng cụ thể của các nhóm nợ vẫn được tính theo tỷ lệ dự phòng cố định, nghĩa là các khoản nợ thuộc cùng một nhóm thì áp dụng cùng một tỷ lệ trích lập dự phịng. Đây là yếu tố cứng nhắc khiến cho dự phòng các khoản nợ chưa phản ánh đúng mức độ rủi ro của nó. Ví dụ: nhóm 2 bao gồm các khoản nợ q hạn từ 91 đến 180 ngày sẽ được trích lập DPRR đồng bộ theo cùng tỷ lệ 5% trong khi trên thực tế hai khoản nợ quá hạn 91 ngày và 179 ngày có mức độ rủi ro khác nhau.

Về thời điểm trích lập dự phịng cho qu ý IV là dựa vào số dư cuối ngày 30/11.

Thực tế cho thấy, trong khoảng thời gian từ ngày 30/11 đến 31/12, tình hình tài chính và hoạt động của các doanh nghiệp có thể có sự khác biệt đáng kể. Vì vậy, số dự phịng được tính tốn tại 30/11 sẽ được trình bày trên báo cáo tài chính nhưng khơng phản ánh chính xác mức độ rủi ro và chất lượng tín dụng tại thời điểm lập báo cáo.

Về cơ sở tính dự phịng chung: Theo quy định hiện tại là 0,75% tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Như vậy, dư nợ các nhóm 2, 3, 4 được tính dự phòng 2 lần.

KÊT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã trình bày một cách khái qt và hồn chỉnh họat động tín dụng và những biện pháp đang được sử dụng nhằm phịng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

phát triển, bên cạnh những thành tựu xuất sắc đã đạt được, họat động tín dụng mà vấn đề cốt lõi là cơng tác phịng ngừa rủi ro tín dụng tại Chi nhánh cho thấy nợ xấu hiện nay cũng như rủi ro trong cơng tác tín dụng cịn diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, cơng tác

cung cấp, khai thác và sử dụng thơng tin tín dụng vẫn cịn yếu, tình trạng một khách hàng vay vốn tại nhiều ngân hàng nhưng khơng có sự kiểm tra, đánh giá về mức độ rủi ro.

Nguyên nhân của tình trạng này là do cơng tác quản trị rủi ro tín dụng chưa được tiến hành một cách bài bản, nghiêm ngặt. Rủi ro tín dụng chưa được xác định, đo lường,

đánh giá và kiểm soát chặt chẽ, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và yêu cầu hội nhập.

Vì vậy, Chi nhánh cần xây dựng được một hệ thống các giải pháp đồng bộ để nâng cao

năng lực quản trị rủi ro tín dụng, có khả năng bao qt được và hạn chế đến mức tối thiểu những rủi ro tín dụng có thể xảy ra, đảm bảo họat động tín dụng an toàn, hiệu quả.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CN VŨNG TÀU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh vũng tàu , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 60 - 66)