Những thiệt hại từ rủi ro tín dụng trong thời gian qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh vũng tàu , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 50 - 51)

1.2.3.2 .Quan hệ giữa thẩm định tín dụng và rủi ro tín dụng

2.1.2.3.Những thiệt hại từ rủi ro tín dụng trong thời gian qua

2.1. Phân tích họat động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Ch

2.1.2.3.Những thiệt hại từ rủi ro tín dụng trong thời gian qua

Rủi ro tín dụng xảy ra đã gây khơng ít thiệt hại, làm ảnh hưởng đến uy tín, doanh thu và kết quả họat động kinh doanh của Chi nhánh.

Uy tín của ngân hàng bị giảm sút: Những khoản nợ xấu phát sinh do công ty bị giải thể, phá sản hay giám đốc bị truy tố hoặc những khoản nợ chây ỳ, cố tình vi phạm hợp đồng tín dụng buộc ngân hàng phải khởi kiện đều được đưa ra pháp luật giải quyết. Sự xuất hiện nhiều lần của lãnh đạo ngân hàng trong các sự vụ tại tịa án làm hao mịn uy tín, hình ảnh tốt đẹp của ngân hàng. Việc liên tục thông báo bán đấu giá tài sản thế chấp

nhằm thu hồi nợ trên các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng ngày càng giảm sút.

Tăng chi phí họat động: chủ yếu ở khâu xử lý tài sản đảm bảo. Đối với là tài sản

đảm bảo là đất và tài sản gắn liền với đất có giá trị lớn, việc định giá tài sản phát mãi cần được tiến hành bởi cơ quan giám định độc lập. Giá đó sẽ là cơ sở xác định giá khởi điểm

để đấu giá tài sản và phải được thực hiện thông qua Trung tâm bán đấu giá tài sản có

thẩm quyền. Trong điều kiện thị trường bất động sản xuống dốc liên tục và đóng băng thì việc định giá loại tài sản này phải thực hiện nhiều lần với việc hạ giá liên tục nhưng vẫn khơng có người mua. Điển hình là tài sản đảm bảo của Cơng ty Vũng tàu Sinhanco, định giá lại lần 3 với giá trị giảm gần 1/3 so với ban đầu nhưng vẫn chưa tìm được người mua

Thu nhập giảm đáng kể do tổn thất tín dụng. Tính đến hết quý I/2009, Chi nhánh còn 12 doanh nghiệp và 24 khách hàng cá nhân vay khắc phục hậu quả cơn bão số 5/1997 cịn dư nợ được xử lý bằng DPRR.

Tình trạng của các đối tượng khách hàng doanh nghiệp có dư nợ được xử lý bằng DPRR tại chi nhánh hiện khá phức tạp, bao gồm:

1. Đã giải thể, khơng cịn tài sản để thu nợ.

2. Sát nhập vào doanh nghiệp khác hiện vẫn đang họat động nhưng doanh nghiệp nhận sát nhập không chịu nhận nợ.

3. Tự động hạch tốn xóa nợ khỏi bảng cân đối kế toán khoản nợ ngân hàng và

chuyển hình thức họat động.

4. Một số doanh nghiệp cam kết sẽ trả nợ cho ngân hàng.

Các khoản nợ của 24 khách hàng cá nhân vay khắc phục hậu quả cơn bão số 5/1997 hiện nay khơng cịn tài sản, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, mất khả năng trả nợ.

Tổng số nợ đã được sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý tính đến thời điểm

31/12/2008 là 214.623 triệu đồng, Chi nhánh đã thu hồi được 97.295 tỷ đồng từ khách

hàng. Hiện dư nợ đã sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý còn phải thu là 117.328 triệu đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh vũng tàu , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 50 - 51)