Xây dựng phần mềm phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tự động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh vũng tàu , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 71)

1.2.3.2 .Quan hệ giữa thẩm định tín dụng và rủi ro tín dụng

3.1.1.4.Xây dựng phần mềm phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tự động

3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

3.1.1.4.Xây dựng phần mềm phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tự động

Đây là một yêu cầu hết sức thiết thực và cấp bách của toàn bộ các Chi nhánh trong

hệ thống bởi hiện nay, hầu như hàng tháng các Chi nhánh phải thực hiện công tác này bằng tay, mất rất nhiều thời gian và thiếu chính xác. Tuy có sự hỗ trợ của Trung ương nhưng chất lượng của file hỗ trợ kém, cần có sự rà sốt và sửa chữa của Chi nhánh.

So với các ngân hàng TMCP khác thì đây là sự tụt hậu của ngân hàng TMCP Ngoại Thương. Vì vậy, việc xây dựng phần mềm phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tự động là một tiến bộ rất lớn, giúp giảm thiểu khối lượng công việc của chi nhánh.

3.1.1.5. Củng cố hòan thiện hệ thống thơng tin tín dụng

Nhằm đáp ứng nhu cầu tra cứu thông tin hiệu quả, phục vụ công tác thẩm định,

phân tích và phịng ngừa rủi ro tín dụng, hệ thống thông tin tin dụng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cần được củng cố và hoàn thiện.

Bước đầu, hệ thống cần được thiết kế để các chi nhánh có thể tra cứu thơng tin các khách hàng của hệ thống một cách dễ dàng. Để đảm bảo tính bảo mật thơng tin, cần thiết chỉ cho phép một số cán bộ thường xuyên phải làm công tác thẩm định, được cấp mã

khóa đặc biệt có thể tra cứu thông tin phục vụ cho công việc, cam kết bảo mật và có chế tài xử phạt nếu để lộ thông tin doanh nghiệp. Tiếp theo, hệ thống cần được kết nối với

kho thông tin dữ liệu của các ngân hàng bạn nhằm bổ sung, cập nhật, đảm bảo tính đầy đủ và chính xác, khơng những thơng tin khách hàng mà cịn thơng tin về ngành hàng, một số dự báo, đánh giá thiết thực, hữu ích làm cơ sở cho phân tích và thẩm định tín dụng.

Hệ thống cũng cần cập nhật thơng tin về các dự án đã được cấp tín dụng để các Chi nhánh tham khảo. Thiết lập mối quan hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thơng tin trên thế giới để có thể khai thác, mua tin khi cần thiết, đặc biệt là thông tin về tư cách

pháp nhân, tình hình tài chính, tình hình họat động kinh doanh của các cơng ty mẹ có chi nhánh đặt tại Việt Nam, là đối tác của các doanh nghiệp vay vốn hoặc chính họ là khách hàng vay vốn.

Trong điều kiện nguồn cung cấp thơng tin ít và kém chất lượng như hiện nay, việc Trung ương xây dựng kho thơng tin tín dụng đầy đủ, chính xác và cập nhật có ý nghĩa hết sức to lớn, giúp các Chi nhánh giảm chi phí và thời gian trong việc tìm kiếm thơng tin khách hàng, tập trung vào công tác thẩm định đạt kết quả cao, góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

3.1.1.6. Cập nhật bổ sung thường xuyên Cẩm nang tín dụng

Cẩm nang tín dụng tập hợp và liệt kê hệ thống những văn bản tín dụng hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và của Trung ương, hướng dẫn quy trình tín dụng đối với từng

trình đặc thù như chấm điểm và xếp hạng tín dụng, xác định giới hạn tín dụng khách

hàng… là một sáng kiến hay của Trung ương gửi đến tịan bộ các chi nhánh. Có thể xem Cẩm nang tín dụng là sách gối đầu giường của mọi cán bộ tín dụng.

Tuy nhiên, được ban hành từ năm 2004, đến nay đã qua 5 năm, mặc dù đã có nhiều thay đổi về quy trình tín dụng, các văn bản pháp lý hướng dẫn thực hiện, hàng loạt sản phẩm tín dụng mới được triển khai… nhưng cẩm nang vẫn chưa được cập nhật, bổ

sung kịp thời. Vì vậy đến nay, cẩm nang tín dụng dần bị lãng quên và mất hẳn trong ngăn tủ của các cán bộ tín dụng. Điều này đã làm hạn chế khả năng hệ thống hóa và nắm bắt

các vấn đề mới trong nghiệp vụ tín dụng của cán bộ. Do vậy, hàng năm, cần rà sóat, tái bản có điều chỉnh cẩm nang tín dụng để cập nhật các văn bản pháp lý, các quy định, quy trình đáp ứng yêu cầu đào tạo và nghiên cứu chuyên môn.

3.1.1.7. Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ khách hàng

Con người là yếu tố quan trọng, là hạt nhân trong mọi vấn đề của cuộc sống. Đào tạo được một đội ngũ cán bộ giỏi, trình độ chun mơn cao, giàu kinh nghiệm và có đạo

đức đã khó, việc giữ được họ ở lại lâu dài với cơng việc lại càng khó hơn.

Hiện nay, tình trạng “chảy máu chất xám” đã và đang diễn ra tại Chi nhánh nói riêng và hệ thống nói chung mà nguyên nhân chủ yếu trước hết từ yếu tố kinh tế, thứ đến là địa vị tại các vị trí chủ chốt tại nơi làm việc. Đây là điều tất yếu, là hậu quả của chính sách cào bằng trong mọi họat động, mọi công việc, mọi chế độ của hệ thống. Nhiều người nói vui rằng, Vietcombank là lò đào tạo nhân viên cho các ngân hàng bạn.

Vấn đề này phần nào đã được cải thiện khi Ngân hàng Ngoại thương được cổ phần hóa. Khi hàng lọat cán bộ giỏi đã bỏ đi thì vấn đề quan trọng lúc này là làm sao giữ được những người còn ở lại. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cần xây dựng được

chính sách con người thiết thực với việc sử dụng, đãi ngộ, đề bạt, phân công công việc

phù hợp với năng lực và trình độ của từng cán bộ, đảm bảo thu nhập phải tương xứng với trách nhiệm, phân phối thu nhập phải căn cứ vào chất lượng công việc. Đồng thời có chế tài xử phạt thích đáng những cán bộ có hành vi sai trái, vi phạm quy định của ngân hàng.

3.1.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

3.1.2.1. Hồn thiện và nâng cấp hệ thống thơng tin tín dụng Trung tâm CIC NHNN

Hiện nay, các Ngân hàng thương mại tra cứu thông tin Trung tâm CIC của Ngân hàng Nhà nước đều phải trả một khoản phí cho từng lần hỏi tin, cho dù CIC NHNN có cung cấp được thơng tin hay khơng. Thơng tin được cung cấp nghèo nàn, mang tính chất liệt kê, không cập nhật. Tuy nhiên để đảm bảo thủ tục giấy tờ thẩm định và giải ngân cho khách hàng, trong hồ sơ trình lãnh đạo tại Chi nhánh vẫn phải có phiếu tra cứu thơng tin khách hàng từ CIC NHNN.

Nhằm nâng cao hiệu quả họat động và chất lượng thông tin do CIC NHNN cung

cấp, Ngân hàng Nhà nước cần quan tâm đến việc nâng cấp và phát triển Trung tâm thơng tin tín dụng trở thành trung tâm dữ liệu hàng đầu quốc gia, hướng tới sự phát triển như là một tổ chức tín nhiệm độc lập, với thông tin cung cấp đặc trưng khơng chỉ đối với thơng tin tín dụng, mà mở rộng tầm thơng tin tài chính tiền tệ cho tịan bộ nền kinh tế.

Nâng cao chất lượng thơng tin tín dụng. Đây là yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của CIC NHNN. Mở rộng và phát triển công nghệ mới, công nghệ hiện đại trong họat động thơng tin tín dụng nhằm thu thập và xử lý thông tin tốt hơn, theo kịp đà phát triển của NHTM. Trước mắt, cần phát triển và hồn thiện các sản phẩm thơng tin tín dụng như bản tin thơng tin tín dụng, xếp lọai doanh nghiệp, thơng tin về tài chính doanh nghiệp. Về dài hạn, cần hướng tới phát triển các lọai thông tin như đánh giá xếp hạng

công ty, doanh nghiệp, tránh tình trạng một khách hàng nhưng được xếp nhiều thứ hạng khác nhau tại các ngân hàng thương mại khác nhau.

Hoàn thiện và xây dựng cơ chế trao đổi tin trong hệ thống ngân hàng phù hợp trong mối quan hệ không thể thiếu đồng thời chịu tác động bởi yếu tố thương mại. Có

như vậy mới đảm bảo động lực cho sự phát triển họat động thơng tin tín dụng, đồng thời nâng cao chất lượng thông tin.

Củng cố, đào tạo đội ngũ cán bộ làm cơng tác thơng tin tín dụng. Thực hiện

thơng tin tín dụng. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề giới thiệu phương pháp, kỹ thuật mới trong đánh giá, phân loại và xếp hạng tín dụng khách hàng của các tổ chức có uy tín, hay kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới để các ngân hàng

thương mại tham khảo.

Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét trình Chính phủ chuyển đổi Trung tâm CIC NHNN thành công ty cổ phần có sự tham gia góp vốn của các ngân hàng thương mại nhằm tạo động lực làm việc của lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ nhân viên Trung tâm. Trên cơ sở đó, hệ thống thơng tin sẽ được nâng cấp cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập hiện nay.

3.1.2.2. Hợp lý hóa phân loại nợ khách hàng theo Quyết định 493 và Quyết định 18

Như đã đề cập ở phần trên, việc xếp loại phân nhóm khách hàng có gia hạn nợ cần căn cứ vào cả thời gian và số lần gia hạn nợ (hiện nay chỉ căn cứ vào số lần gia hạn nợ)

để việc phân loại nợ được chính xác và khách quan hơn, tránh tình trạng đánh đồng các

khoản nợ đều là nợ xấu.

Về cơ sở tính DPRR: dự phịng cụ thể của các nhóm nợ nên được xác định bằng các tỷ lệ khác nhau, tùy thuộc vào thời gian quá hạn của các món nợ chứ không nên xác

định bằng một tỷ lệ cố định cho từng nhóm nợ. Vì ví dụ các khoản nợ quá hạn 91 ngày và

179 ngày có mức độ rủi ro khác nhau….

Cần hướng phân loại nợ theo phương pháp định tính kết hợp đánh giá, nhận xét

khoản nợ, tránh việc phân loại nợ chủ yếu dựa vào thời hạn trả nợ không phản ánh đúng thực chất khoản nợ. Kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng được coi là cơ sở chủ yếu cho việc phân loại nợ, tiến tới thực hiện trích lập dự phịng rủi ro theo thơng lệ quốc tế.

3.1.2.3. Triển khai các cơng cụ bảo hiểm tín dụng

Ngân hàng Nhà nước cần triển khai các công cụ bảo hiểm tín dụng như hốn đổi tín dụng. Đây là cơng cụ của một thị trường tài chính phát triển cao nhằm giúp các ngân hàng thương mại phòng ngừa và bảo hiểm rủi ro tín dụng, san sẻ rủi ro và tạo tính linh hoạt trong quản lý danh mục các khoản cho vay của mỗi ngân hàng.

3.2. Nhóm giải pháp về họat động thực tiễn tại Vietcombank Vũng Tàu

3.2.1 Xác định mục tiêu và thiết lập chính sách tín dụng cụ thể, rõ ràng, chi tiết đến

từng đối tượng khách hàng

3.2.1.1. Xác định mục tiêu họat động

Xác định mục tiêu hàng đầu của NHTMCP Ngọai thương Việt Nam Chi nhánh

Vũng Tàu là bám sát các định hướng của Vietcombank Trung ương và định hướng phát triển của địa phương để có hướng đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn, những thành

phần kinh tế, những dự án có hiệu quả và an tồn. Tận dụng thế mạnh sẵn có, tiếp tục tài trợ các dự án lớn, có hiệu quả của các chủ đầu tư có năng lực và tín nhiệm với Chi nhánh.

Đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa có các dự án hiệu quả, đảm bảo khả

năng trả nợ ngân hàng. Triển khai các sản phẩm bán lẻ, cho vay khơng có đảm bảo bằng tài sản theo chỉ đạo của Trung ương.

Kiểm sốt chặt chẽ chất lượng tín dụng, đẩy mạnh cơng tác xử lý và thu hồi nợ

xấu, rà sốt và có biện pháp kịp thời đối với các khoản vay trong lĩnh vực có rủi ro cao, khống chế và giảm thiểu tối đa tỷ lệ nợ xấu không vượt quá 3% tổng dư nợ.

3.2.1.2. Về chính sách khách hàng

Định hướng của Ngân hàng TMCP Ngọai Thương Việt Nam là: “Tăng trưởng tín

dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng và hướng tới chuẩn mực quốc tế”. Dựa trên cơ sở chính sách khách hàng do Trung ương quy định, Vietcombank Vũng Tàu cần xây dựng chính sách khách hàng theo hướng mở rộng, hướng đến các doanh nghiệp trên toàn bộ

Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, tránh tập trung chủ yếu trong nội bộ thành phố Vũng Tàu, trong

đó chú trọng các doanh nghiệp thuộc ngành dầu khí, du lịch, thu mua chế biến thủy hải

sản xuất khẩu và các doanh nghiệp trong các khu cơng nghiệp, đặc biệt những doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngịai. Xây dựng chính sách tín dụng cụ thể, trọn gói cho từng

đối tượng khách hàng với quy định chi tiết về chính sách tiếp thị, chính sách cấp tín dụng,

chính sách lãi suất, đảm bảo tiền vay và các dịch vụ tổng thể khác của Vietcombank. Dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng hằng năm mà áp dụng chính sách tín dụng phù hợp.

Thực hiện thống nhất chỉ đạo của Trung ương về chính sách tín dụng đối với từng

đối tượng khách hàng là tổ chức (không phải là tổ chức tín dụng), doanh nghiệp nhỏ và

vừa, thể nhân với việc tn thủ chặt chẽ 03 Quy trình tín dụng: Quy trình 246, 36 và 130.

3.2.1.3. Về định hướng khách hàng

Xác định hướng đến mọi khách hàng thuộc địa bàn Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, tránh

đầu tư giàn trải ngoài địa bàn nhằm giảm thiểu rủi ro. Duy trì và giữ vững các khách hàng

truyền thống hiện có, xác định khách hàng doanh nghiệp thuộc khối dầu khí là nhóm khách hàng lớn. Chủ động tìm đến khách hàng, hợp tác với các Chi nhánh ngân hàng bạn

đồng tài trợ cho các dự án lớn nhằm san sẻ rủi ro. Đây là nhóm khách hàng mang lại lợi

nhuận lớn cho Chi nhánh, tuy nhiên một khi rủi ro xảy ra thì thiệt hại phái gánh chịu là rất lớn. Trước đây, cho vay các dự án thuộc khối dầu khí đều yêu cầu có chứng thư bảo lãnh của Tập địan Dầu khí Việt Nam. Hiện nay cho vay các dự án này thường được đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, do vậy việc mua bảo hiểm 100% giá trị cơng trình là yêu cầu bắt buộc đối với từng dự án.

Mở rộng tín dụng đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi ngành nghề và thành phần kinh tế. Hiện nay nhóm khách hàng này của Chi nhánh chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp thu mua chế biến thủy sản xuất khẩu, cung cấp lương thực thực phẩm cho ngành dầu khí, kinh doanh du lịch, khách sạn thuộc nhóm các doanh nghiệp nhà nước vừa cổ phần hóa, cơng ty TNHH Nhà nước, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân. DNNVV hiện là sự lựa chọn hợp lý và phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt nam, đồng thời phù hợp với năng lực, trình độ và kinh nghiệm hiện có của cán bộ khách hàng tại Chi nhánh. Một điểm quan trọng khác là cho vay DNNVV thường cho vay theo hợp đồng hạn mức và có tài sản đảm bảo cho 100% dư nợ phát sinh, đa số là bất động sản. Do đó, rủi ro xảy ra đối với nhóm khách hàng này là nhỏ, có thể tiên liệu được

và nếu có thì Chi nhánh vẫn ít chịu thiệt hại nặng nề.

Phát triển tín dụng đối với nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và các doanh nghiệp khác thuộc các khu công nghiệp. Mặc dù địa bàn Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có

rất nhiều khu cơng nghiệp như KCN Đông Xuyên, KCN Mỹ Xuân A, KCN Phú Mỹ I, KCN Phú Mỹ II …nhưng Vietcombank Vũng tàu hiện không mấy mặn mà với các doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp này. Nguyên nhân vẫn là sợ rủi ro, ngại mở rộng tín dụng. Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, số lượng các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt nam ngày một gia tăng và số liệu thống kê cũng cho thấy Bà Rịa Vũng Tàu là một trong các tỉnh đi đầu trong thu hút vốn FDI. Thực tế cho thấy doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi là nhóm khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh, năng lực quản lý tốt, khả năng cạnh tranh cao, họat động hiệu quả. Vì thế đây là nhóm khách hàng tiềm năng mà

trong thời gian tới, Chi nhánh cần có sự quan tâm đúng mức, nghiên cứu, ưu tiên, mở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh vũng tàu , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 71)