Nhóm giải pháp về họat động thực tiễn tại Vietcombank Vũng Tàu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh vũng tàu , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 76)

1.2.3.2 .Quan hệ giữa thẩm định tín dụng và rủi ro tín dụng

3.2.Nhóm giải pháp về họat động thực tiễn tại Vietcombank Vũng Tàu

3.2.1 Xác định mục tiêu và thiết lập chính sách tín dụng cụ thể, rõ ràng, chi tiết đến

từng đối tượng khách hàng

3.2.1.1. Xác định mục tiêu họat động

Xác định mục tiêu hàng đầu của NHTMCP Ngọai thương Việt Nam Chi nhánh

Vũng Tàu là bám sát các định hướng của Vietcombank Trung ương và định hướng phát triển của địa phương để có hướng đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn, những thành

phần kinh tế, những dự án có hiệu quả và an tồn. Tận dụng thế mạnh sẵn có, tiếp tục tài trợ các dự án lớn, có hiệu quả của các chủ đầu tư có năng lực và tín nhiệm với Chi nhánh.

Đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa có các dự án hiệu quả, đảm bảo khả

năng trả nợ ngân hàng. Triển khai các sản phẩm bán lẻ, cho vay khơng có đảm bảo bằng tài sản theo chỉ đạo của Trung ương.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, đẩy mạnh cơng tác xử lý và thu hồi nợ

xấu, rà sốt và có biện pháp kịp thời đối với các khoản vay trong lĩnh vực có rủi ro cao, khống chế và giảm thiểu tối đa tỷ lệ nợ xấu không vượt quá 3% tổng dư nợ.

3.2.1.2. Về chính sách khách hàng

Định hướng của Ngân hàng TMCP Ngọai Thương Việt Nam là: “Tăng trưởng tín

dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng và hướng tới chuẩn mực quốc tế”. Dựa trên cơ sở chính sách khách hàng do Trung ương quy định, Vietcombank Vũng Tàu cần xây dựng chính sách khách hàng theo hướng mở rộng, hướng đến các doanh nghiệp trên toàn bộ

Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, tránh tập trung chủ yếu trong nội bộ thành phố Vũng Tàu, trong

đó chú trọng các doanh nghiệp thuộc ngành dầu khí, du lịch, thu mua chế biến thủy hải

sản xuất khẩu và các doanh nghiệp trong các khu cơng nghiệp, đặc biệt những doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngịai. Xây dựng chính sách tín dụng cụ thể, trọn gói cho từng

đối tượng khách hàng với quy định chi tiết về chính sách tiếp thị, chính sách cấp tín dụng,

chính sách lãi suất, đảm bảo tiền vay và các dịch vụ tổng thể khác của Vietcombank. Dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng hằng năm mà áp dụng chính sách tín dụng phù hợp.

Thực hiện thống nhất chỉ đạo của Trung ương về chính sách tín dụng đối với từng

đối tượng khách hàng là tổ chức (không phải là tổ chức tín dụng), doanh nghiệp nhỏ và

vừa, thể nhân với việc tn thủ chặt chẽ 03 Quy trình tín dụng: Quy trình 246, 36 và 130.

3.2.1.3. Về định hướng khách hàng

Xác định hướng đến mọi khách hàng thuộc địa bàn Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, tránh

đầu tư giàn trải ngoài địa bàn nhằm giảm thiểu rủi ro. Duy trì và giữ vững các khách hàng

truyền thống hiện có, xác định khách hàng doanh nghiệp thuộc khối dầu khí là nhóm khách hàng lớn. Chủ động tìm đến khách hàng, hợp tác với các Chi nhánh ngân hàng bạn

đồng tài trợ cho các dự án lớn nhằm san sẻ rủi ro. Đây là nhóm khách hàng mang lại lợi

nhuận lớn cho Chi nhánh, tuy nhiên một khi rủi ro xảy ra thì thiệt hại phái gánh chịu là rất lớn. Trước đây, cho vay các dự án thuộc khối dầu khí đều u cầu có chứng thư bảo lãnh của Tập địan Dầu khí Việt Nam. Hiện nay cho vay các dự án này thường được đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, do vậy việc mua bảo hiểm 100% giá trị cơng trình là yêu cầu bắt buộc đối với từng dự án.

Mở rộng tín dụng đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi ngành nghề và thành phần kinh tế. Hiện nay nhóm khách hàng này của Chi nhánh chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp thu mua chế biến thủy sản xuất khẩu, cung cấp lương thực thực phẩm cho ngành dầu khí, kinh doanh du lịch, khách sạn thuộc nhóm các doanh nghiệp nhà nước vừa cổ phần hóa, cơng ty TNHH Nhà nước, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân. DNNVV hiện là sự lựa chọn hợp lý và phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt nam, đồng thời phù hợp với năng lực, trình độ và kinh nghiệm hiện có của cán bộ khách hàng tại Chi nhánh. Một điểm quan trọng khác là cho vay DNNVV thường cho vay theo hợp đồng hạn mức và có tài sản đảm bảo cho 100% dư nợ phát sinh, đa số là bất động sản. Do đó, rủi ro xảy ra đối với nhóm khách hàng này là nhỏ, có thể tiên liệu được

và nếu có thì Chi nhánh vẫn ít chịu thiệt hại nặng nề.

Phát triển tín dụng đối với nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp khác thuộc các khu công nghiệp. Mặc dù địa bàn Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có

rất nhiều khu cơng nghiệp như KCN Đông Xuyên, KCN Mỹ Xuân A, KCN Phú Mỹ I, KCN Phú Mỹ II …nhưng Vietcombank Vũng tàu hiện không mấy mặn mà với các doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp này. Nguyên nhân vẫn là sợ rủi ro, ngại mở rộng tín dụng. Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, số lượng các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt nam ngày một gia tăng và số liệu thống kê cũng cho thấy Bà Rịa Vũng Tàu là một trong các tỉnh đi đầu trong thu hút vốn FDI. Thực tế cho thấy doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi là nhóm khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh, năng lực quản lý tốt, khả năng cạnh tranh cao, họat động hiệu quả. Vì thế đây là nhóm khách hàng tiềm năng mà

trong thời gian tới, Chi nhánh cần có sự quan tâm đúng mức, nghiên cứu, ưu tiên, mở

rộng tín dụng.

Cho vay bán lẻ trên cơ sở cân nhắc giữa lợi ích đạt được và thời gian, chi phí quản lý bởi đây khơng phải là thế mạnh của chi nhánh. Do số lượng khách hàng thuộc nhóm

này là rất lớn với từng món vay nhỏ lẻ, manh mún, vì vậy, cần thận trọng trong từng khoản xét duyệt cho vay và xây dựng giải pháp tổng thể về gói sản phẩm đồng bộ nhằm kiểm soát và quản lý rủi ro hiệu quả như chủ trương thanh tốn khơng dùng tiền mặt, kiểm soát thu nhập bằng trả lương qua tài khỏan mở tại Chi nhánh, thu nợ tự động bằng cách trích từ tài khỏan thu nhập hàng tháng… nhằm giảm thiểu thời gian quản lý và thu nợ của ngân hàng. Đối với nhóm khách hàng này chi nhánh khơng chủ trương mở rộng tín dụng mà chỉ nên tập trung vào một số đối tượng khách hàng thực sự tốt, có năng lực trả nợ đảm bảo.

3.2.2. Các giải pháp về công tác cán bộ

Tăng cường công tác đào tạo thường xuyên và định kỳ nhằm nâng cao trình độ, kiến thức và khả năng vận dụng kinh nghiệm vào thực tế. Khuyến khích cán bộ vận dụng những kỹ thuật, phương pháp mới trong phân tích, thẩm định và quản lý tín dụng mang lại hiệu quả cao. Đào tạo nâng cao trình độ cho các cán bộ chủ chốt đã được quy hoạch để xây dựng bộ khung cho sự phát triển ổn định và vững chắc. Bố trí cán bộ có trình độ, bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm cao vào các vị trí quan trọng, để phát huy thế mạnh con người.

Hỗ trợ chi phí cho cán bộ tự giác tham gia các khóa học nâng cao trình độ nhằm phục vụ cho cơng việc chuyên môn. Định kỳ hàng năm phát động tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ tín dụng cho cán bộ khách hàng với những giải thưởng hấp dẫn nhằm khuyến khích sự thi

đua học hỏi của cán bộ. Đồng thời có chính sách ưu đãi cho cán bộ khách hàng để khuyến

khích tinh thần, trách nhiệm và ý thức vươn lên của mỗi cán bộ.

Xử phạt thích đáng các cán bộ có sai phạm. Thực hiện luân chuyển công việc và các doanh nghiệp chuyên trách giữa các cán bộ khách hàng nhằm tạo điều kiện cho các cán bộ có khả năng nắm bắt nhiều kỹ năng nghề nghiệp, có thể hỗ trợ hoặc đảm đương

cơng việc khi có những thay đổi trong tổ chức, giúp cho hoạt động suôn sẻ và liên tục. Đặc biệt, đối với những cán bộ làm việc có tiềm ẩn nguy cơ tiêu cực, sự luân chuyển này

sẽ hạn chế những mối quan hệ không lành mạnh phát sinh sau quá trình tiếp xúc lâu dài,

ảnh hưởng không tốt và chứa đựng nhiều rủi ro cho ngân hàng.

Nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng an tịan và hiệu quả, khuyến khích cán bộ khách hàng trong việc tìm kiếm khách hàng mới, cần đặt chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng hàng tháng hoặc hàng quý cho từng cán bộ khách hàng và khống chế tỷ lệ nợ quá hạn trong sự tăng trưởng đó. Thíết kế hệ thống chỉ tiêu chấm điểm cán bộ khách hàng.

Trên cơ sở đó áp dụng mức lương, thưởng phù hợp. Thưởng đối với cán bộ có tăng

trưởng tín dụng tốt, khơng phát sinh nợ quá hạn. Phạt những cán bộ thường xuyên để phát sinh nợ quá hạn kéo dài. Đối với cán bộ khơng đạt tăng trưởng tín dụng trong thời gian dài, nên thuyên chuyển, bố trí cơng tác khác thích hợp hơn.

3.2.3. Các giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng

3.2.3.1. Xây dựng hệ thống khai thác thơng tin và cảnh báo rủi ro tín dụng

Đây là vấn đề cấp bách cần được Chi nhánh quan tâm, đầu tư đúng mức. Trong

thời đại ngày nay, thông tin cập nhật, chính xác, nhanh chóng là tài sản vô cùng quý giá của mỗi doanh nghiệp. Do vậy, Chi nhánh cần xây dựng được hệ thống khai thác thơng tin và cảnh báo rủi ro tín dụng nhằm hỗ trợ cán bộ làm cơng tác tín dụng trong các tác nghiệp của mình.

Bước đầu nên thiết lập trang web riêng của Chi nhánh nhằm quảng bá hình ảnh và thương hiệu, đồng thời có kết nối với website của CIC Trung ương và CIC NHNN cũng như website của các cơ quan quản lý hành chính, doanh nghiệp hiện đang hoạt động trên

địa bàn Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp đang có dư nợ tại

Chi nhánh thì có những nhận định, đánh giá, phân tích, cảnh báo về hoạt động hiện tại và dự báo tương lai. Thỏa thuận với các Ngân hàng bạn kết nối và chia sẻ thơng tin tín dụng, các văn bản pháp lý và thông tin trong ngành, triển vọng phát triển của các ngành kinh tế. Tại Chi nhánh nên thành lập Phịng Thơng tin tín dụng, chun tìm kiếm, cập nhật thông tin, tổng hợp và đưa ra những nhận định, đánh giá sắc bén. Mở rộng quyền truy

cập, khai thác thông tin qua mạng internet đến mọi cán bộ ngân hàng. Tuy nhiên nhằm quản lý cán bộ, nên cấp hạn mức truy cập hàng ngày cho từng người. Nếu trong ngày đã sử dụng hết hạn mức thì sẽ không được truy cập nữa. Như vậy sẽ hạn chế phần nào cán bộ sử dụng internet vào việc riêng, khơng nhằm mục đích phục vụ cơng việc.

3.2.3.2. Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng

Thẩm định và phân tích tín dụng có vai trị rất quan trọng, giúp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng hiệu quả nhất. Vì vậy, cơng tác thẩm định, phân tích phải được thực

hiện cẩn thận, chi tiết đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và thời gian cần thiết. Việc phân tích, thẩm định, đánh giá nhu cầu vốn vay, tính khả thi của phương án

vay vốn, tình hình tài chính của khách hàng, khả năng trả nợ, thơng tin về tài sản đảm bảo cần được phân tích thận trọng và lập thành báo cáo đề xuất cấp tín dụng. Cán bộ khách hàng phải chủ động đến tận cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng kiểm tra thực tiễn,

đảm bảo khách hàng có nhu cầu vốn thực sự và sử dụng vốn vay đúng mục đích, đánh giá

nguồn trả nợ, đánh giá rủi ro và đề xuất biện pháp khắc phục, định giá tài sản đảm bảo, kết luận và đề xuất tín dụng. Đối với các nhu cầu vay vốn đầu tư các dự án lớn, việc phân tích thẩm định tín dụng nên được thực hiện bởi một nhóm các cán bộ chuyên trách gọi là Tổ thẩm định dự án. Mỗi thành viên trong tổ phụ trách một mảng trong Báo cáo thẩm định và đề xuất đầu tư dự án.

Vấn đề quan trọng hàng đầu là thu thập thông tin khách hàng, không chỉ dựa vào những thông tin khách hàng cung cấp, cán bộ cần tìm kiếm khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau kết hợp với khảo sát thực tế tại đơn vị. Trên cơ sở những thông tin đã thu thập, chọn lọc, đánh giá, phân tích và xác định rủi ro tổng thể của khách hàng thơng

qua xác định giới hạn tín dụng, tốt nhất là 6 tháng 1 lần.

Để quản trị rủi ro tín dụng đạt hiệu quả cao nhất, cán bộ khách hàng cần tích cực vận dụng các mơ hình lượng hố rủi ro tín dụng như: mơ hình chất lượng 6C, mơ hình Moody’s và Standard & Poor’s, mơ hình điểm số Z, và mơ hình điểm số tín dụng tiêu dùng. Sử dụng thành thạo, thường xun mơ hình chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách

hàng kết hợp với phân tích định tính nhằm đánh giá chính xác rủi ro của từng phương án vay vốn và của từng khách hàng. Các mơ hình này là những cơng cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản trị ngân hàng có những quyết định đúng đắn trước khi cấp tín dụng.

Xây dựng biện pháp hạn chế, phòng ngừa và xử lý rủi ro hịan chỉnh, đón đầu được mọi tình huống nhằm chủ động khi có sự việc xảy ra. Đây là nội dung thường xuyên thiếu sót trong hầu hết các báo cáo thẩm định cho vay hiện nay tại Chi nhánh mà nguyên nhân chính là do kinh nghiệm, năng lực, trình độ thẩm định của cán bộ khách hàng cịn yếu.

Ngân hàng ngồi tư cách là người cho vay hãy tham gia cùng doanh nghiệp với tư cách là nhà đầu tư vào dự án, cùng hưởng lợi khi dự án hoạt động tốt và cùng chung sức khi dự án gặp trở ngại. Có như vậy, chất lượng phân tích, thẩm định cho vay của ngân

hàng sẽ được nâng lên một tầm cao mới, vừa giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vừa nâng cao được thu nhập, uy tín và chất lượng hoạt động của ngân hàng.

3.2.3.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát tín dụng

Bất cứ việc gì được triển khai cũng cần có hệ thống kiểm tra, giám sát thường xuyên và định kỳ mới có thể thực hiện tốt và đi đúng định hướng ban đầu đã đề ra. Nhất là trong cơng tác tín dụng, kiểm tra, giám sát cần thực hiện nghiêm chỉnh vì hậu quả mang lại do sự lơ là, thờ ơ sẽ là rất lớn và không thể khắc phục được.

Kiểm tra và giám sát tín dụng cần được thực hiện nghiêm túc, nhất là giai đoạn

trong và sau khi cho vay, tránh tình trạng chỉ tập trung đánh giá khách hàng trong giai

đoạn trước khi cho vay. Việc kiểm tra sử dụng vốn vay có thể được thực hiện hàng tháng

hoặc hàng quý tùy thuộc vào tính chất mặt hàng của từng món vay và đối tượng vay vốn. Kết quả kiểm tra phải được lập thành biên bản có chữ ký xác nhận của đại diện ngân hàng và khách hàng vay vốn.

Thực hiện giải ngân theo đúng quy định hiện hành và đúng với mục đích vay vốn

đã được duyệt với đầy đủ giấy tờ, chứng từ chứng minh hợp lệ. Kiên quyết từ chối yêu

cầu giải ngân sai mục đích. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt đến mức tối thiểu, trừ các

trường hợp vay trả lương cho cơng nhân, vay thanh tốn tiền thu mua thủy hải sản của các hộ dân…, chủ trương áp dụng phương thức thanh toán chuyển khoản nhằm kiểm sóat việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Đặc biệt đối với các khoản vay thanh tóan tiền

mua hàng hóa hay cung cấp dịch vụ, nếu người bán có tài khoản thanh tóan tại ngân hàng thì yêu cầu giải ngân 100% khoản tiền vay trực tiếp vào tài khoản của người bán.

Xây dựng kế họach kiểm tra việc sử dụng vốn vay và tài sản đảm bảo hợp lý, phù hợp với đặc thù ngành nghề kinh doanh của từng đối tượng khách hàng vừa đảm bảo an

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh vũng tàu , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 76)