Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong điều kiện sản xuất bình thường (khơng bị lũ lụt, thiên tai, dịch bệnh phá hoại), thị trường gạo trong nước và trên thế giới khơng cĩ những biến động lớn (cĩ liên quan đến an ninh lương thực các quốc gia), thì dù là chuỗi gạo thường hay gạo thơm, tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu, phần GTGT của người trồng lúa vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là doanh nghiệp chế biến, tiếp theo là hệ thống bán lẻ/trung gian nhập khẩu và sau cùng là thương lái.
Đối với nơng dân trồng lúa, lợi nhuận trong các chuỗi giá trị luơn đạt từ
43-48%, tương đương với 875-877 đồng/kg gạo cao nhất trong các tác nhân tham gia chuỗi. Vậy thì tại sao đời sống của nơng dân trồng lúa luơn gặp khĩ khăn?
Như phần phân tích mối liên kết và lợi ích của nơng dân trong chuỗi cho thấy, nếu một hộ gia đình trồng lúa cĩ 1ha đất canh tác, 4 nhân khẩu/hộ, sản xuất 2 vụ trên năm, thu nhập bình quân 17 triệu đồng/vụ. Thì thu nhập của hộ gia đình trên năm là 34 triệu đồng/hộ hay 8,5 triệu đồng/người/năm, chỉ bằng gần một nửa so với mức thu nhập bình quân chung đầu người ở Cần Thơ năm 2007 (18.190.000 đồng hay 1.124USD/người). Rõ ràng, thu nhập của người trồng lúa khơng thể bù đắp cho chi phí sinh hoạt trong hộ. Nguyên nhân của tình trạng này ngồi việc quản lý chuỗi cung ứng hiện nay chưa hiệu quả, nên chất lượng hạt gạo thấp, dẫn đến giá bán thấp, cịn cĩ yếu tố về hạn điền, tập quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết giữa người trồng lúa để tạo ra vùng nguyên liệu lúa cĩ chất lượng cao, thiếu thơng tin và dự báo thơng tin, … dẫn dến chất lượng sản phẩm làm ra chưa đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Đối với doanh nghiệp, phân tích sâu trong chuỗi giá trị cho thấy, dù là chế biến và tiêu thụ gạo thường hay gạo thơm, thì khi xuất khẩu vẫn cho lợi nhuận cao hơn so với tiêu thụ nội địa từ 7-12%. Điều này giải thích tại sao đa số các doanh nghiệp chế biến chỉ quan tâm đến thị trường xuất khẩu mà ít chú ý đến thị trường nội địa, nếu cĩ cũng chỉ là thực hiện nhiệm vụ chính trị là đảm bảo an ninh lương thực trong nước.
Đối với thương lái, trong các chuỗi phân tích dù cho lợi nhuận của doanh
nghiệp, và hệ thống phân phối cĩ nhiều thay đổi, nhưng đối với thương lái vẫn giữ mức từ 10-12%. Là người cĩ tỷ lệ GTGT thấp nhất trong chuỗi nên họ thường phải cố gắng nâng cao giá trị tăng thêm cho mình. Và vì đầu ra của họ phụ thuộc hồn tồn vào các doanh nghiệp chế biến nên cách duy nhất mà họ cĩ thể thực hiện là tìm giá trị từ nơng dân trồng lúa, làm cho đời sống nơng dân càng thêm khĩ khăn.