Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 97)

Chương 1 : Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của NHTM

3.2 Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV trong

3.2.1 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV

3.2.1.1 Năng cao năng lực tài chính

Nâng cao năng lực tài chính là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao năng lực cạnh tranh khi mà vị thế tài chính của BIDV nĩi riêng hay các NHTM nĩi chung chỉ ở mức trung bình thậm chí là nhỏ bé so với các NHTM trên thế giới. Vậy khi hội nhập, đây là khĩ khăn lớn nhất và cơ bản nhất mà các NHTM Việt Nam phải cĩ cách khắc phục nhanh chĩng. Để cĩ được vị thế tài chính vững vàng đủ sức cạnh tranh, BIDV cần:

♦ Tăng vốn điều lệ, vốn tự cĩ:

Vốn là một nhân tố quan trọng hàng đầu khẳng định năng lực tài chính cũng như khả năng cạnh tranh của một NHTM. Hiện tại, là một NHTMQD nên nguồn vốn của BIDV được sự hỗ trợ to lớn từ phía Chính Phủ thơng qua các chương trình tái cấp vốn. Tuy nhiên, BIDV khơng thể dựa vào nguồn vốn này mãi khi mà nguồn vốn ngân sách quá hạn hẹp. Mặt khác, tăng vốn từ nguồn vốn ngân sách nhà nước sẽ khơng cịn là biện pháp chủ yếu để tăng vốn tự cĩ khi BIDV thực hiện thành cơng CPH. Cĩ những giải pháp để BIDV tăng vốn tự cĩ như sau:

Tăng vốn từ lợi nhuận để lại: đây là cách mà các NHTM đã làm. Ưu

điểm của giải pháp này giúp BIDV cũng như các NHTM khác khơng phải phụ thuộc quá nhiều vào thị trường vốn và khoảng chi phí phải bỏ ra khi tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngồi. Như vậy, nhiệm vụ của BIDV là phải gia tăng lợi nhuận, muốn làm được điều này cần phải cĩ những biện pháp nhằm gia tăng khả năng sinh lời (sẽ được trình bày ở phần sau).

Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn: đây là một biện pháp tăng

vốn khá hiệu quả mà BIDV đã thực hiện trong 2 năm 2006 và 2007. Trong vịng 2 năm, BIDV đã thực hiện thành cơng 2 đợt phát hành đưa tổng giá trị trái phiếu BIDV đang niêm yết và giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh đạt 4.251 tỷ đồng đồng thời cũng gia tăng tương ứng vốn cấp 2 của BIDV. Tuy nhiên, phải thấy rằng, biện pháp tăng vốn này chỉ mang tính tình thế nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trước mắt cịn về lâu dài sẽ tạo nên gánh nặng về nợ và chi phí do phải trả lãi trái phiếu. Nếu thực hiện biện pháp này, BIDV đồng thời phải cĩ những kế hoạch dài hạn tận dụng được nguồn vốn này một cách tối ưu để đảm bảo đủ khả năng trả nợ và sinh lời.

Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu kèm quyền chuyển đổi: nếu tăng

vốn bằng cách phát hành trái phiếu chuyển đổi là biện pháp các NHTMCP như ACB, SCB…sử dụng khá phổ biến thì trong khối NHTMQD đã cĩ VCB thực hiện phát hành trái phiếu kèm quyền chuyển đổi để huy động vốn. Khi áp dụng biện pháp này, BIDV sẽ nhẹ nhàng hơn về chi phí trả lãi do chỉ trả mức lãi suất thấp hơn lãi suất trái phiếu thơng thường, cĩ thể cịn thấp hơn cả lãi suất tiết kiệm (như VCB lãi suất phát hành trái phiếu kèm quyền chuyển đổi là 6%/năm). Mặt khác, BIDV sẽ chủ động được thời gian và cách thức sử dụng nguồn vốn này do được quyết định thời gian chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi. Với những ưu điểm trên, đây là giải pháp khá phù hợp để BIDV tăng vốn nâng cao năng lực tài chính khi chưa CPH xong trong bối cảnh thị trường chứng khốn phát triển như hiện nay.

Tăng vốn bằng việc đánh giá lại giá trị tài sản cố định theo giá thị trường: một thực tế mà ta đã thấy, khi các NHTMQD thực hiện CPH là việc xác

định giá trị tài sản của ngân hàng luơn ở mức thấp so với giá trị thực tế, điều này gây tổn thất cho các NHTM. Bản thân BIDV là một NHTMQD được thành lập lâu đời nên tồn tại nhiều tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn cịn sử dụng tốt và giá trị thực tế rất lớn, nhất là các tài sản là bất động sản như: trụ sở, quyền sử dụng đất…Những tài sản này nếu được đánh giá đúng giá trị thực tế sẽ gĩp phần đáng kể trong việc bổ sung nguồn vốn tự cĩ của BIDV. Vì vậy, BIDV cần chủ động trình Chính Phủ biện pháp xác định giá trị doanh nghiệp phản ánh đúng giá trị ngân hàng qua đĩ nâng cao năng lực tài chính của mình, một bước quan trọng trong cơng cuộc hội nhập và cạnh tranh.

Nhanh chĩng thực hiện xong CPH: thực hiện thành cơng CPH và phát

hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ là giải pháp cơ bản. CPH là bước đi tất yếu và cũng là mục tiêu được BIDV đưa lên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay. CPH khơng chỉ tạo điều kiện để BIDV tăng vốn dễ dàng thơng qua việc phát hành và niêm yết cổ phiếu trên TTCK gĩp phần nâng cao năng lực tài chính mà cịn là điều kiện cần để BIDV cĩ đầy đủ điều kiện nắm bắt kịp thời các cơ hội và vượt qua các thách thức của nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh tồn cầu. Chính vì tầm quan trọng trên, BIDV cần tiếp tục thực hiện các giái pháp sau để thúc đẩy tiến trình CPH:

▪ Nhanh chĩng hồn thành phương án CPH: sau khi đã lựa chọn được nhà tư vấn CPH, hồn thành đánh giá khảo sát thực trạng, cơ bản hồn thành việc xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp định giá theo thơng lệ quốc tế, BIDV phải nhanh chĩng hồn thành phương án CPH: giới thiệu về BIDV, đánh giá thực trạng BIDV tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, phương án sắp xếp lao động, kế hoạch kinh doanh sau CPH, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược trong và ngồi nước, phương án đàm phán về mức giá và tỷ lệ bán cổ phần, dự thảo điều lệ… Sau đĩ, tập trung lập và trình Chính phủ phê duyệt phương án CPH chi tiết.

▪ Bên cạnh đĩ, tập trung thực hiện thành cơng đề án chuyển đổi mơ hình quản trị điều hành (TA2), cơ cấu tổ chức và vận hành cĩ hiệu quả mơ hình chuyển đổi theo TA2 phù hợp với thơng lệ của một ngân hàng TMCP hiện đại, tạo bước chuyển cơ bản căn bản từ tư duy quản trị đến các hành độn trong tác nghiệp và kinh doanh.

▪ Tiếp tục nỗ lực xử lý nợ xấu và nâng cao năng lực kinh doanh: triển khai nhanh chĩng đề án xử lý nợ, phương án tăng vốn điều lệ phấn đấu đạt chuẩn mực quốc tế về các chỉ số nợ xấu, CAR, ROA, ROE trước thời điểm phát hành cổ phiếu lần đầu ra cơng chúng.

▪ Bên cạnh đĩ, BIDV phải dự đốn và đành giá tình hình kinh tế đất nước để chủ động trong việc chon thời điểm CPH thích hợp trong khoảng thời gian sớm nhất. Thực hiện mục tiêu: nhanh nhất nhưng hiệu quả hợp lý nhất.

▪ Và điều quan trọng nhất quyết định đến tiến trình CPH BIDV là tập thể người lao động BIDV. Để CPH thành cơng nhanh chĩng, địi hỏi tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo và nhạy bén của cả tập thể BIDV. Những giải pháp trên cĩ được thực hiện thành cơng hay khơng là do bản lĩnh và trình độ của tập thể BIDV từ lãnh đạo đến nhân viên.

♦ Tăng khả năng sinh lời

Gĩp một phần vào việc tăng vốn tự cĩ nhằm nâng cao năng lực tài chính của BIDV. Để tăng khả năng sinh lời, BIDV cần nắm bắt đúng lúc nhu cầu của khách hàng, cĩ những kế hoạch phát triển sản phẩm dịch vụ, chủ động tìm ra phương hướng đầu tư hiệu quả an tồn…

− Thường xuyên khảo sát ý kiến của khách hàng để nắm bắt được nhu cầu và đánh giá của họ đối với BIDV.

− Bên cạnh việc tiếp tục giữ và phát huy vai trị của những sản phẩm dịch vụ truyền thống, phải nghiên cứu cho ra đời dịng sản phẩm dịch vụ chứa hàm lượng cơng nghệ cao, nhiều tiện ích đáp ứng nhu cầu thị trường.

− Chủ động tìm kiếm và hợp tác đầu tư những dự án khả thi và tiềm năng để mang lại lợi nhuận lâu dài.

− Chuyển dịch cơ cấu thu nhấp từ hoạt động tín dụng sang hoạt động dịch vụ để vừa hạn chế được rủi ro tín dụng vừa định hướng theo mơ hình ngân hàng hiện đại.

♦ Ngăn ngừa và xử lý nợ xấu, hồn thiện cơng tác tín dụng để nâng cao

chất lượng tín dụng

Từ khi thành lập đến bây giờ, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động mang lại lợi nhuận chính cho BIDV, vì vậy những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn là vấn đề trọng tâm hàng đầu để BIDV hồn thiện hơn hoạt động tín dụng, giảm nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng:

− Luơn áp dụng chặt chẽ các biện pháp kiểm sốt trước, trong và sau thời gian cấp tín dụng đối với khách hàng. Mặt khác, tăng cường cơng tác phổ biến, giám sát và kiểm tra việc chấp hành các quy trình, quy chế tín dụng đối với phịng ban tín dụng và các bộ phận cĩ liên quan thơng qua các biện pháp như tổ chức học tập và tự học tập cho nhân viên; kiểm tra chéo định kỳ hoặc đột xuất giữa các phịng ban hoặc bởi phịng kiểm tra nội bộ.

− Tuyên truyền và nâng cao đạo đức nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm từ lãnh đạo đến nhân viên để khơng xảy ra tổn thất tín dụng do bất cẩn và trục lợi cá nhân.

− Cơng tác thẩm định các dự án cho vay cần được thực hiện mang tính thực tế hơn. Ngồi việc phân tích tính khả thi, hiệu quả dự án, thị trường đầu vào, đầu ra của dự án, tính pháp lý của dự án cũng như của tài sản đảm bảo tiền vay…Ngân hàng cần phải phân tích các yếu tố như lịch sử hình thành doanh nghiệp, uy tín của khách hàng trên thương trường, rủi ro thị trường, khả năng cạnh tranh của đối thủ/sản phẩm đối với khách hàng vay, trình độ người quản lý điều hành doanh nghiệp…để cĩ cái nhìn tổng quát và cụ thể về khách hàng vay

và từ đĩ cĩ thể phát hiện ra khách hàng tốt, xấu nhằm phát triển quan hệ tín dụng và ngăn ngừa rủi ro.

− Tiếp tục hồn thiện và bổ sung các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng vay, thực hiện một cách khách quan và thận trọng khi xếp hạng khách hàng tránh trường hợp tự ý nâng hoặc hạ điểm để từ đĩ cĩ thể đánh giá chính xác năng lực khách hàng vay nhằm ngăn ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng.

− Đối với những khách hàng cĩ nợ nhĩm 2: đây là nhĩm khách hàng nhạy cảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng của BIDV. Vì vậy, cần đưa ra cơ chế, chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện phù hợp cho nhĩm khách hàng này cĩ điều kiện chuyển lên nhĩm 1, đảm bảo tỷ lệ nợ nhĩm 2 khơng vượt quá kế hoạch đề ra.

− Kiểm sốt chặt chẽ đối với các khách hàng cĩ nợ xấu, nợ quá hạn, kiên quyết khơng gia tăng tín dụng đối với các khách hàng này nhằm giảm gánh nặng trích lập dự phịng rủi ro, gia tăng khoảng chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra.

− Tập trung kiểm sốt tốt việc cho vay tập trung vào một khách hàng hoặc một nhĩm khách hàng nhằm tránh tiềm ẩn rủi ro lâu dài.

− Khi phát hiện thấy dấu hiệu rủi ro với bất kỳ khoản vay nào, cần yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo nợ vay và lưu ý đến tính thanh khoản của tài sản đảm bảo và đưa khách hàng vào diện theo dõi sát sao.

− Xác định hợp lý những đối tượng khách hàng thuộc diện được cơ cấu nợ, xác định lại thời hạn trả nợ phù hợp với dịng tiền của khách hàng để tránh phát sinh trả nợ khơng đúng lịch dù khách hàng cĩ thiện chí.Tuy nhiên, những khoản nợ cơ cấu đĩ cần được theo dõi chặt chẽ cho đến khi khách hàng trả được nợ theo đúng lịch cơ cấu.

− Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng bằng cách triển khai đồng bộ và nhanh chĩng trong tồn hệ thống BIDV mơ hình thơng lệ quốc tế mà các ngân

phận Kinh doanh (Front Office-khởi tạo tín dụng), Bộ phận Quản lý rủi ro (Middle Office-phê duyệt tín dụng) và Bộ phận Tác nghiệp-thực hiện chức năng theo dõi, báo cáo (Operation hay Back Office-quản trị rủi ro). Với mơ hình này đảm bảo cho cơng tác đánh giá rủi ro và rà sốt tín dụng phải do những người khơng liên quan đến phê duyệt tín dụng thực hiện, đồng thời quản trị rủi ro được khối tác nghiệp tiến hành độc lập và khách quan.

− Tiếp tục tận thu hồi nợ xấu: đối với những khách hàng cĩ thiện chí trả nợ nhưng gặp khĩ khăn tạm thời thì tạo điều kiện thích hợp để khách hàng trả nợ; đối với các khách hàng chay ì thì cương quyết phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố để thu nợ hoặc khởi kiện khách hàng khi cần thiết.

− Thực hiện bán nợ cho Cơng ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính (DATC). Đối với những khoản nợ này, để thu hồi BIDV phải mất rất nhiều thời gian và thậm chí khơng thu được, việc bán nợ giúp BIDV tập trung nhân lực, thời gian vào hoạt động kinh doanh hơn. Tuy nhiên, biện pháp này hiện nay cịn nhiều hạn chế nên chưa mang lại hiệu quả cao chủ yếu do việc thoả thuận giá giữa bên mua và bên bán chưa đạt được kết quả; đa phần nợ xấu của BIDV là những khoản nợ cho vay theo chỉ định và kế hoạch của Nhà nước nên việc phối hợp với DATC để xử lý rất khĩ khăn do chưa cĩ cơ chế hay hướng dẫn xử lý riêng; hơn nữa DATC hoạt động theo cơ chế bảo tồn vốn nên thường khơng mua những khoản nợ được đánh giá là thu hồi khĩ khăn, lợi nhuận thấp trong khi phần lớn nợ xấu của BIDV rơi vào trường hợp này.

− Áp dụng các biện pháp khuyến khích trả nợ như: miễn giảm một phần hoặc tồn bộ nợ lãi, khơng tính lãi phạt, khoanh nợ cĩ thời hạn đối với những khách hàng gặp khĩ khăn nhưng BIDV đánh giá cĩ thiện chí trả nợ. Cịn đối với những khoản nợ khơng cĩ khả năng thu hồi thì kiên quyết chuyển xuống nhĩm 5 để xử lý rủi ro làm sạch bảng cân đối kế tốn.

Nâng cao năng lực tài chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu để BIDV nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập. Tuy nhiên,

để cĩ đủ năng lực và vị thế vững vàng trên thương trường, BIDV cần nỗ lực thực hiện nhiều hơn nữa các giải pháp chiến lược cụ thể ngồi việc nâng cao năng lực tài chính.

3.2.1.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

“Con người là tài sản vơ giá”. Đối với bất kỳ một tổ chức nào, con người vẫn là yếu tố quyết định đến sự thành bại của tổ chức đĩ. Và BIDV cũng khơng ngoại lệ, một tập thể con người cĩ năng lực, trình độ chuyên mơn cao, cĩ tác phong chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp… là mục tiêu mà BIDV đã và đang dày cơng xây dựng. Hiện tại, BIDV cĩ được một đội ngũ nhân sự bao gồm cả lãnh đạo lẫn nhân viên cĩ năng lực, trình độ chuyên mơn và tinh thần trách nhiệm. Tuy nhiên, bao nhiêu đĩ vẫn chưa đủ, muốn yếu tố nguồn nhân lực trở thành một trong những “vũ khí cạnh tranh” so với các NHTM khác, BIDV cần phải cĩ những giải pháp cụ thể và thực hiện triệt để nhằm hồn thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

Cơng tác tuyển dụng: cần xây dựng chính sách tuyển dụng rõ ràng

theo tiêu chí tuyển người cĩ năng lực phù hợp với những vị trí cần tuyển, BIDV cần linh hoạt trong việc yêu cầu bằng cấp, cĩ thể tiếp nhận những trường hợp hồ sơ khơng đáp ứng yêu cầu đưa ra nhưng sẽ thắt chặt ở vịng phỏng vấn và chỉ tuyển dụng những người thật sự cĩ năng lực (cĩ thể là tiềm năng) và tâm huyết với nghề. Triệt để huỷ bỏ những diện ưu tiên con ơng cháu cha nhưng khơng đủ năng lực làm việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 97)