Thực trạng năng lực cạnh tranh của BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 47)

Chương 1 : Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của NHTM

2.3.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của BIDV

2.3.2.1 Thực trạng các yếu tố nội tại 2.3.2.1.1 Vị thế tài chính 2.3.2.1.1 Vị thế tài chính

Trong bối cảnh đất nước chuyển mình hịa nhập với thế giới, năng lực tài chính được coi là yếu tố quyết định đảm bảo sức mạnh, sức cạnh tranh của một ngân hàng. Nhận thức rõ điều này, BIDV luơn đặt mục tiêu nâng cao năng lực tài chính như là một mục tiêu quan trọng bậc nhất trong hoạt động của mình. Tăng cường năng lực tài chính một cách tồn diện, đồng bộ, đảm bảo sức chống đỡ chịu đựng rủi ro, phát triển ổn định bền vững.

Để nâng cao năng lực tài chính của một ngân hàng cần nhiều yếu tố, trong đĩ vốn tự cĩ là yếu tố quyết định sức mạnh tài chính, là “tấm đệm chống đỡ rủi ro”, tạo nên sức cạnh tranh trên thị trường, là cơ sở để phát triển các nguồn vốn khác. Nhận thức được điều này, BIDV luơn nỗ lực bằng nhiều cách để tăng vốn tự cĩ như được Chính Phủ, Bộ Tài Chính và NHNN cấp bổ sung vốn điều lệ, tăng vốn theo

cam kết với Ngân hàng Thế giới (WB) từ Dự án Tài chính nơng thơn II 2; tăng từ thu lãi trái phiếu đặc biệt; bổ sung từ nguồn lợi nhuận để lại…Năm 2007, BIDV được cấp bổ sung vốn điều lệ thêm 3.400 tỷ đồng nâng vốn chủ sở hữu (VCSH) lên 7.699 tỷ đồng. Như vậy, VCSH của BIDV đã khơng ngừng được tăng cao qua các năm và đã tăng hơn 16 lần so với năm 2001 gĩp phần đáng kể nâng cao năng lực tài chính.

Hình 2.3: Tăng trưởng vốn chủ sở hữu của BIDV từ năm 2001-2007

Tỷ VND 479 1,658 3,084 3,063 3,150 4,502 7,699 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Năm

Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV năm 2007

2

Dự án tài chính nơng thơng II:

Dự án 200 triệu USD do WB tài trợ theo đĩ BIDV được giao nhiệm vụ là cơ quan chủ quản và là chủ dự án (Ngân hàng bán buơn) để phân bổ các khoản vay cho khu vực nơng thơn đến các hộ nghèo. Dự án được phân bổ làm 2 cấu phần:

• Cấu phần tín dụng với số vốn tương đương 189,7 triệu USD được chia thành 2 tiểu cấu

phần: (i) Quỹ phát triển nơng thơn II (RDF II) cĩ số vốn 165,7 triệu USD; (ii) Quỹ cho vay tài chính vi mơ (MLF) với số vốn 24 triệu USD, và

• Cấu phần Tăng cường năng lực thể chế cho các ngân hàng tham gia dự án cĩ số vốn tương

đương 10,3 triệu USD. Phạm vi cho vay của dự án được thực hiện trên tồn quốc, trừ khu vực nội

Cũng đến 31/12/2007, vốn tự cĩ 3 của BIDV đạt 14.030 tỷ đồng trong đĩ vốn cấp 1 đạt 10.800 tỷ đồng và vốn cấp 2 là 3.880 tỷ đồng. So với năm 2006, vốn tự cĩ của BIDV tăng khả quan, tăng 33% (tương ứng 3.462 tỷ đồng). Vốn cấp 1 tăng đáng kể 52% do BIDV được cấp bổ sung 3.400 tỷ đồng vốn điều lệ.

Bảng 2.3: Chỉ số CAR của BIDV các năm 2005-2007

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Vốn tự cĩ (tỷ đồng) 6.499 10.838 14.030

Vốn cấp 1 6.411 7.489 10.800

Vốn cấp 2 124 3.524 3.880

Chỉ số CAR theo VAS (%) 6,86 9,1 11,6

Chỉ số CAR theo IFRS (%) 3,36 5,9 7,57

Tốc độ tăng trưởng vốn tự cĩ của BIDV đáng được ghi nhận khi năm sau tăng cao hơn năm trước, chính sự tăng trưởng này gĩp phần cải thiện hệ số CAR một cách đáng kể đạt 11,6% theo VAS và 7,57% theo IFRS tiệm cận với chuẩn quốc tế- tiêu chuẩn Basel 4. Nhưng như vậy khơng cĩ nghĩa là BIDV đã hồn thành tốt việc nâng cao năng lực tài chính của mình mà chỉ là bước đi đầu tiên cần thiết trong bối cảnh hội nhập.

3 Theo Luật các TCTD và QĐ 457/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005, vốn tự cĩ bao gồm “ giá trị thực cĩ của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, một số tài sản “ nợ” khác của TCTD theo quy định của NHNN” và vốn tự cĩ là căn cứ để tính tốn các tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động ngân hàng.

• Vốn cấp 1 gồm: (i) vốn điều lệ, (ii) lợi nhuận khơng chia và (iii) các quỹ dự trữ được trích lập trên cơ sở trích lập từ lợi nhuận của TCTD như quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phịng tài chính, quỹ đầu tư phát triển. Theo Quyết định 457, vốn cấp 1 được dùng để xác định giới hạn mua,

Hình 2.4: Vốn chủ sở hữu các NHTMQD năm 2007 (tỷ đồng) 15,000 10,546 11,913 14,030 0 5000 10000 15000 20000

BIDV VCB ICB AGRIBANK

Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV, VCB, ICB, Agribank

Xét ở một khía cạnh khác, VCSH của một NHTM thể hiện vai trị rất quan trọng, đĩ là nền tảng để tạo uy tín trên thị trường, lịng tin nơi khách hàng, để ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn và tín dụng hiệu quả, gĩp phần mở rộng quy mơ hoạt động của ngân hàng. Với mức VCSH tính đến 31/12/2007 đạt 7.699 tỷ đồng tương đương 481 triệu USD, mặc dù là một trong những NHTM cĩ quy mơ vốn cao nhất trong hệ thống NHTM Việt Nam nhưng chắc chắn BIDV nĩi riêng và hệ thống NHTMQD Việt Nam sẽ yếu thế khi cạnh tranh bình đẳng với các ngân hàng lớn của khu vực và thế giới cĩ VCSH hàng chục tỷ USD như CitiGroup, HSBC Holding… (phụ lục 1)

• Vốn cấp 2 gồm (i) phần giá trị tăng thêm do định giá lại tài sản của TCTD (bao gồm 50% giá trị tăng thêm đối với tài sản cố định và 40% giá trị tăng thêm đối với các loại chứng khốn đầu tư), (ii) nguồn vốn gia tăng hoặc bổ sung từ bên ngồi (bao gồm trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi và một số cơng cụ nợ thứ cấp nhất định) và (iii) dự phịng chung cho rủi ro tín dụng (tối đa bằng 1,25% tổng tài sản “cĩ” rủi ro). Tuy nhiên, QĐ 457 đưa ra một số hạn chế về vốn cấp 2.

• Ngồi một số điều kiện khác, tổng giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng 100% tổng giá trị vốn cấp 1 và tổng giá trị trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi và các cơng cụ nợ khác tối đa bằng 50% vốn

cấp 1.

Với tiềm lực tài chính khơng mạnh sẽ là một thách thức đối với NHTM Việt Nam nĩi chung và BIDV nĩi riêng trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đường hội nhập, khi các ngân hàng 100% vốn nước ngồi đã được phép thành lập tại Việt Nam kể từ ngày 01/04/2007 và các hạn chế tiếp cận thị trường, hạn chế đối xử quốc gia trong lĩnh vực ngân hàng dần được tháo dỡ theo cam kết gia nhập WTO. Như vậy hơn bao giờ hết, BIDV phải cĩ chiến lược nâng cao năng lực tài chính bền vững để cĩ thể cạnh tranh khi hội nhập.

Ngồi yếu tố VCSH, vốn tự cĩ phản ánh nội lực của vị thế tài chính của BIDV nĩi riêng và của một doanh nghiệp nĩi chung. Với tư cách là một doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh một loại hàng hĩa đặc biệt là tiền tệ, năng lực tài chính của BIDV cịn được thể hiện qua các yếu tố như khả năng thanh khoản, tình trạng nợ xấu - nợ quá hạn, hiệu quả hoạt động kinh doanh.

♦ Khả năng thanh khoản

Khả năng thanh khoản đầy đủ và bền vững là một nhiệm vụ quan trọng và thiết yếu để một ngân hàng chiếm được lịng tin của khách hàng, để khách hàng an tâm gởi, uỷ thác tài sản của mình cho ngân hàng. Một ngân hàng cĩ tính thanh khoản tốt khi bản thân ngân hàng tiếp cận được dễ dàng các nguồn vốn khả dụng đúng lúc với chi phí hợp lý.

− Về chính sách quản lý thanh khoản: BIDV thực hiện quản lý thanh khoản hàng ngày dựa trên chiến lược đã được Hội đồng Quản trị phê duyệt cũng như các hạn mức và giới hạn thanh khoản được Ban lãnh đạo thơng qua. Đồng thời để đề phịng khủng hoảng xảy ra trong thực tế, BIDV thường xuyên tổ chức mơ phỏng

các TCTD khác, (iii) phần gĩp vốn, liên doanh, mua cổ phần của quỹ đầu tư, doanh nghiệp vượt mức 15% vốn tự cĩ và (iv) lỗ kinh doanh kể cả các khoản lỗ luỹ kế.

4 Tiêu chuẩn Basel là các tiêu chuẩn được thống nhất bởi Hiệp hội Ngân hàng quốc tế quy định về tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu và quản lý rủi ro tín dụng đối với ngân hàng: 1) Mức vốn tốt: CAR> 10%; 2) Mức vốn thích hợp: CAR >8%; 3) Thiếu vốn: CAR<8%; 4) Thiếu vốn rõ rệt: CAR<6%; 5) Thiếu vốn trầm trọng: CAR<2%.

tình huống và tập huấn các biện pháp phịng ngừa và đối phĩ với khủng hoảng thanh khoản.

− Về tỷ lệ dự trữ: BIDV duy trì tỷ lệ dự trữ thanh tốn (DTTT) khá ổn định và đảm bảo đủ dự trữ bắt buộc (DTBB) theo quy định của NHNN. Năm 2007, tỷ lệ DTTT chiếm 26,7% tổng nguồn vốn huy động trong đĩ tỷ lệ dự trữ sơ cấp là 9,4% và tỷ lệ dự trữ thứ cấp là 17,2%. Nguồn vốn cĩ hiện tượng dư thừa trong những tháng đầu năm 2007 do các nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng BIDV đã kịp thời áp dụng các biện pháp linh hoạt để tăng hiệu quả sử dụng vốn như: mở rộng hạn mức đầu tư tiền gởi, mở rộng khách hàng là các định chế tài chính; điều chỉnh lãi suất FTP linh hoạt phù hợp với tình hình thị trường; áp dụng các biện pháp điều chỉnh theo biến động thị trường; đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng. Đặc biệt, trong tháng 11 khi thanh khoản VND thiếu, lãi suất trên thị trường liên NH tăng mạnh, BIDV đã cân đối được nguồn vốn đảm bảo đủ DTBB, đáp ứng nhu cầu thanh khoản của hệ thống đồng thời tận dụng được cơ hội thị trường để kinh doanh; tiền gởi VND của BIDV tại NHNN hầu như thấp nhất trong các NHTMQD, các điều này được Thống đốc NHNN đánh giá cao.

− Về cơ cấu huy động vốn và cho vay: được điều chỉnh theo hướng giảm dần khe hở thanh khoản. Năm 2007, tổng nguồn vốn huy động tồn hệ thống đạt 146.000 tỷ đồng trong đĩ tiền gởi các TCKT 93.720 tỷ đồng tăng 36,30% so với năm 2006 chiếm tỷ trọng 64% nguồn vốn huy động, tiền gởi dân cư là 52.280 tỷ đồng giảm 1,98% so với năm 2006 chiếm 36% nguồn vốn huy động. Đồng thời để tăng tính ổn định của nguồn vốn huy động và giảm thiểu rủi ro kỳ hạn, BIDV luơn duy trì một tỷ trọng cĩ kỳ hạn ở mức hợp lý với tình hình thực tế. Tiền gởi khơng kỳ hạn chiếm 30,07% nguồn vốn huy động, tiền gởi cĩ kỳ hạn chiếm 69,93% nguồn vốn huy động (kỳ hạn ≤ 12 tháng là 27,41% và kỳ hạn > 12 tháng là 42,52%). BIDV tiếp tục phát triển các sản phẩm và cung ứng các dịch vụ mang tính cạnh tranh cao, huy động tiền gởi linh hoạt với lãi suất hấp dẫn và phù hợp với nhu cầu gởi tiền đa dạng của nền kinh tế. Bên cạnh đĩ, BIDV cũng giảm dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn chỉ cịn

được kiểm sốt trong giới hạn và cĩ sự dịch chuyển tích cực theo mục tiêu đề ra để từng bước cải thiện cơ cấu cho vay và huy động vốn một cách phù hợp nhằm hạn chế rủi ro và kinh doanh vốn hiệu quả nhất.

Bảng 2.4: Tỷ lệ khe hở thanh khoản của BIDV năm 2006-2007

Đơn vị tính: %

2006 2007

Dự trữ thanh tốn/VHĐ 30,2 26,7

Dự trữ thứ cấp/VHĐ 10,3 17,2

Dự trữ sơ cấp/VHĐ 19,8 9,4

Tỷ lệ khe hở thanh khoản

Thực hiện bình quân VND Chưa thực hiện 1,41

Thực hiện bình quân USD Chưa thực hiện 1,96

Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV

Qua phân tích, khả năng thanh khoản của BIDV được cải thiện và nâng cao qua các năm. Tuy nhiên, chỉ tiêu này cĩ mức độ biến động hàng ngày, chịu ảnh hưởng nhiều bởi sự ổn định của nền kinh tế, sự ổn định của thị trường tiền tệ lẫn niềm tin của cơng chúng; và đứng trên quan điểm khơng ngân hàng nào cĩ thể đảm bảo rằng

đủ thanh khoản cho tới khi vượt qua được thử thách của thị trường (như trường

hợp ACB vào tháng 10/2003 là một ví dụ điển hình 5), do vậy BIDV cần phải cĩ những biện pháp lâu dài vừa đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản vừa đem lại được lợi nhuận cao và giảm thiểu được rủi ro ở mức thấp nhất, chỉ cĩ như vậy BIDV đảm bảo được an tồn hoạt động và nâng cao khả năng cạnh tranh thích ứng với nhịp độ phát triển của thị trường.

Tình trạng nợ quá hạn - nợ xấu

Bên cạnh việc tăng vốn nỗ lực đưa hệ số CAR đạt chuẩn mực quốc tế thì việc đánh giá đúng thực trạng chất lượng tín dụng, hướng tới phân loại nợ theo chuẩn mực quốc tế và giảm tỷ lệ nợ xấu cũng là một nhiệm vụ quan trọng khơng kém giúp BIDV cĩ đủ điều kiện nâng cao năng lực tài chính đủ khả năng cạnh tranh khi hội nhập.

Năm 2007 đánh dấu sự vượt bậc của BIDV trong việc nỗ lực tận thu nợ ngoại bảng đạt 199% kế hoạch (1.870 tỷ đồng). Xem việc giảm tỷ lệ nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, BIDV đã chủ động đăng ký với NHNN thực hiện phương pháp phân loại nợ theo điều 7 - Quyết định 493/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 6, bên cạnh đĩ chủ động thuê tư vấn xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và đã được Thống đốc NHNN chấp thuận vào tháng 11/2006. Như vậy, BIDV là ngân hàng đầu tiên và duy nhất hiện nay thực hiện phân loại nợ theo điều 7 - Quyết định 493/QĐ-NHNN tiến gần đến thơng lệ quốc tế.

Quyết định thực hiện phân loại nợ theo điều 7- Quyết định 493, đĩ là một thách thức lớn với BIDV nhưng với mong muốn phản ánh trung thực chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả hoạt động, sau một năm thực hiện, BIDV đã cơ bản thành cơng khi tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu giảm đáng kể lần lượt là 1% và 3,4%. Theo đánh giá gần đây nhất của Tổ chức xếp hạng quốc tế Moody’s: “Để chuẩn bị cho quá trình CPH, BIDV đã tiến hành rất nhiều sáng kiến phát huy được năng lực quản lý tập đồn, củng cố cơ cấu tổ chức và hệ thống kiểm sốt nội bộ. Theo đĩ, BIDV tự điều

6 Quyết định 493/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 quy định về việc phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro tín dụng. TCTD cĩ đủ khả năng và điều kiện thực hiện phân loại nợ theo phương pháp định tính thì xây dựng chính sách phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo điều 7. TCTD thực hiện theo

điều 7 phải trình NHNN chính sách dự phịng rủi ro và chỉ được áp dụng khi NHNN chấp thuận.

Như vậy, muốn thức hiện được việc phân loại nợ theo định tính, NH phải xây dựng được Hệ thống

Bảng 2.5: Chất lượng tín dụng của BIDV năm 2006-2007

Đơn vị: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu 2006 2007

Dư nợ

_ Tổng dư nợ (bao gồm UTĐT) 100.208 126.260

_ Dư nợ (khơng bao gồm UTĐT) 95.324 118.889

Nợ quá hạn _ Số tuyệt đối 1.089 1.190 _ Tỷ lệ nợ quá hạn 1,16 1 Nợ xấu _ Số tuyệt đối 8.639 4.029 _ Tỷ lệ nợ xấu 9,1 3,4

Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV chỉnh theo với các nguyên tắc quốc tế về năng lực quản trị tốt, tính minh bạch và cơng bằng. Điều quan trọng nhất là BIDV - NHTMQD đầu tiên thiết lập một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và đã giảm rõ rệt thẩm quyền phê duyệt tín dụng cấp địa phương”.

Bảng 2.6: Chi tiết phân loại nợ của BIDV năm 2006-2007 Đơn vị: Tỷ đồng, % 2006 2007 Nhĩm nợ Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Chênh lệch Nhĩm 1 57.363 60,2 89.880 75,6 32.528 Nhĩm 2 29.322 30,8 24.960 21 (4.362) Nợ xấu 8.639 9,1 4.029 3,4 (4.610) Nhĩm 3 5.788 6,1 2.559 2,15 (3.229) Nhĩm 4 209 0,2 200 0,17 (9) Nhĩm 5 2.642 2,8 1.270 1,07 (1.372)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)