Mơ hình E-R-G của Alderfer

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm tăng cường sự thỏa mãn cho nhân viên tại công ty TNHH decotex việt nam (Trang 29 - 30)

Chương 1 : Cơ sở lý luận về sự thỏa mãn của người lao độ ng

1.2.2.3 Mơ hình E-R-G của Alderfer

Clayton Alderfer đã xây dựng mơ hình bậc thang nhu cầu với ba cấp E-R-G (hình 1.2), dựa trên những mơ hình về nhu cầu trước đó (chủ yếu là mơ hình của Maslow) và sửa chữa một vài khiếm khuyết. Alderfer cho rằng, nhân viên trước tiên quan tâm đến việc thỏa mãn các nhu cầu tồn tại (“E”: existence), bao gồm các nhu cầu sinh lý và an toàn. Lương bổng, điều kiện làm việc, việc làm bảo đảm, các phúc lợi có thểđược xếp vào nhóm nhu cầu này. Nhu cầu các mối quan hệ (“R”: relatedness) thuộc cấp bậc cao hơn, liên quan đến vấn đề được cấp trên, cấp dưới và người xung quanh hiểu và chấp nhận. Nhu cầu phát triển (“G”: growth) thuộc cấp thứ ba, liên quan đến nhu cầu tự trọng và hiện thực hóa bản thân.

Mơ hình E-R-G của Alderfer khác mơ hình của Maslow khơng chỉ ở chỗ tóm gọn năm cấp nhu cầu của Maslow thành ba cấp, mà cịn khác ở chỗ mơ hình của Alderfer khơng thừa nhận q trình tiến triển từ cấp bậc nhu cầu này lên cấp bậc nhu

cầu khác. Thay vào đó, Alderfer cho rằng cả ba cấp bậc nhu cầu có khả năng cùng đồng thời xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào, hoặc chỉ một cấp bậc nhu cầu cao xuất hiện mà thôi. Alderfer cũng cho rằng khi một nhân viên bất mãn với một trong hai cấp bậc nhu cầu cao có thể quay lại tập trung vào nhu cầu ở cấp bậc thấp hơn và bắt đầu quá trình đi lên lại từđầu. Cuối cùng, các nhu cầu ở hai bậc thấp chỉ giới hạn ở những yêu cầu cần được thỏa mãn, trong khi đó các nhu cầu phát triển ở bậc cao nhất không những không bị giới hạn mà còn được đánh thức mỗi yêu cầu đạt được một sự thỏa mãn nào đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm tăng cường sự thỏa mãn cho nhân viên tại công ty TNHH decotex việt nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)