2.3.2 .2Các kết quả nghiên cứu
3.1 Mục tiêu và quan điểm xây dựng giải pháp
3.1.2 Quan điểm xây dựng giải pháp
Nguồn nhân lực không chỉ là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh mà thực sự là nguồn tài sản quý giá của mọi doanh nghiệp. Lao động khơng phải là một loại chi phí đơn thuần mà các doanh nghiệp có thể cắt giảm tùy tiện, trái lại, các doanh nghiệp cần đầu tư vào nguồn nhân lực để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp thơng qua lực lượng lao động có chất lượng và sẵn lịng gắn bó với doanh nghiệp, tạo giá trị doanh nghiệp cao hơn.
Các chính sách của hoạt động quản trị nguồn nhân lực nói chung, và công tác tạo động lực làm việc cho người lao động nói riêng, cần được phát triển trên các nguyên tắc chủ yếu: nguồn nhân lực cần được đầu tư thỏa đáng để phát triển các năng
lực riêng nhằm thỏa mãn các nhu cầu cá nhân, đồng thời tạo ra năng suất lao động cao hơn, hiệu suất công việc cao hơn; các chính sách, chương trình hành động và triển khai thực tế được thiết lập nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất và phi vật chất của người lao động, đem lại sự hài lòng cho họ, có thể kích thích người lao động gắn bó với doanh nghiệp và đóng góp ở mức cao nhất các tri thức và kỹ năng của họ vào công việc.
Dựa trên mục tiêu và quan điểm như trên, trong chương 3 tác giả sẽđưa một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao sự thỏa mãn và mức độ gắn kết của nhân viên đối với công ty, qua đó phần nào giúp hồn thiện cơng tác ổn định nguồn nhân lực tại công ty TNHH Decotex Việt Nam. Dựa vào phần phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu trong chương 2, giải pháp của đề tài tập trung vào việc nâng cao sự thỏa mãn của nhân viên với các thành phần công việc có tác động mạnh nhất đến sự thỏa mãn chung và sự gắn kết với tổ chức nhưng ngược lại lại có mức độ thỏa mãn của nhân viên tương đối thấp trong số các yếu tố liên quan đến bản chất cơng việc, đó là các yếu tố: lãnh đạo; phúc lợi; tiền lương; đào tạo – thăng tiến; đồng nghiệp.