Giới thiệu chung về thị trường cho thuê tài chính Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng sài gòn thương tín (Trang 27)

Mặc dù hoạt động CTTC đã phát triển trên thế giới từ những năm 50 của thế kỷ XX với những kết quả đáng kể ở một số nước, đặc biệt tại Mỹ ngành thuê mua thiết bị chiếm khoảng 25 – 30% tổng số tiền tài trợ cho các giao dịch mua bán thiết bị hàng năm. Như vậy, xét về mặt lý thuyết thì đây là một loại hình cấp vốn khá phổ biến trên thế giới và có nhiều lợi thế cạnh tranh so với các hình thức cấp vốn khác cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng tại Việt Nam, hoạt động này vẫn cịn khá mới mẻ.

Ngành cơng nghiệp CTTC xuất hiện ở Việt Nam khá muộn từ 1993, dưới sự giúp đỡ, tư vấn của cơng ty Tài chính Quốc tế (IFC), NHNN Việt Nam đã nghiên cứu và soạn thảo quy chế về CTTC nhằm xúc tiến đưa ngành CTTC vào Việt Nam. Nghiệp vụ CTTC hay cịn gọi là tín dụng th mua đã được NHNN Việt Nam cho áp dụng thí điểm bởi quyết định số 149/QĐ –NH5 ngày 17/5/1995. Lần đầu tiên trên thị trường tài chính tiền tệ nước ta đã ra đời một định chế tài chính mới, đó là hoạt động CTTC, thực hiện đầu tư trung và dài hạn bằng hiện vật. Đến 9/10/1995, Chính phủ ban hành Nghị định 64/CP về “Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động

của công ty CTTC tại Việt Nam”. Tháng 5/2001 Chính phủ ban hành Nghị định 16/ CP về “tổ chức và hoạt động của cơng ty CTTC”. Tháng 5/2005, Chính phủ ban hành Nghị đinh 65/2005 NĐ - CP quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 16/2001 NĐ - CP về “Tổ chức và hoạt động của công ty CTTC”

Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay, hai văn bản pháp luật cao nhất tạo hành lang cho hoạt động CTTC vẫn là hai Nghị định 16/2001/NĐ - CP và 65/2005/NĐ - CP . Dưới hai nghị định này là một số Thông tư hướng dẫn thực hiện như:

Thông tư 05/2006/TT - NHNN (25/07/2006) hướng dẫn một số nội dung về hoạt động CTTC và dịch vụ ủy thác CTTC theo qui định tại Nghị định số 16/2001/NĐ - CP (02/05/2001) và Nghị Định số 65/2005/NĐ - CP.

Thông tư 07/2006/TT - NHNN (07/09/2006) hướng dẫn một số nội dung về hoạt động mua và cho thuê lại theo hình thức CTTC theo qui định tại Nghị định số 16/2001/NĐ - CP (02/05/2001) và Nghị Định số 65/2005/NĐ - CP.

Thông tư 08/2006/TT - NHNN (12/10/2006) hướng dẫn hoạt động CTTC hợp vốn của các công ty CTTC theo qui định tại Nghị định số 16/2001/NĐ - CP (02/05/2001) và Nghị Định số 65/2005/NĐ - CP.

Thông tư số 09/2006/TT - NHNN (23/10/2006) hướng dẫn hoạt động bán các khoản phải thu từ hợp đồng CTTC theo qui định tại Nghị định số 16/2001/NĐ - CP (02/05/2001) và Nghị Định số 65/2005/NĐ - CP.

Như vây, vơi 2 Nghi đinh nền tảng va cac thông tư hương dẫn đã nêu, hoat động CTTC của Việt Nam đã dần đi vào ổn định và tạo đường hướng cho các công ty CTTC hoạt động và phát triển.

Cho đến nay, tại Việt Nam đã có 13 cơng ty CTTC ra đời và hoạt động. Sự ra đời và phát triển của các công ty CTTC đã tạo ra một kênh dẫn vốn trung và dài hạn mới cho nền kinh tế, góp phần giảm sức ép, gánh nặng cho hệ thống NHTM, giúp cho các doanh nghiệp đổi mới cơng nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và góp phần thực hiện chiến lược cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bảng 2.1: Danh sách các cơng ty CTTC tại Việt Nam tính đến tháng 6 năm 2010.

STT Tên Công ty Số và ngày cấp giấy phép

Số lượng

chi nhánh Vốn điều lệ

1 Công ty CTTC I Ngân hàng Đầu tư và Phát

triển Việt Nam. (BIDVI)

08/GP-CTCTTC ngày 27/10/1998

200 tỷ đồng

2 Công ty CTTC II Ngân hàng Đầu tư và Phát

triển Việt Nam. (BIDVII)

11/GP-NHNN ngày 17/12/2004

01 150 tỷ đồng

3 Công ty CTTC Ngân hàng Ngoại Thương Việt

Nam. (VCBL)

05/GP-CTCTTC ngày 25/05/1998

01 300 tỷ đồng

4 Công ty TNHH 1 thành viên CTTC NHTMCP

Công thương Việt Nam. (ICBL)

04/GP-CTCTTC ngày 20/03/1998

01 500 tỷ đồng

5 Công ty CTTC I Ngân hàng Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn Việt Nam. (ACLI)

06/GP-CTCTTC ngày 27/08/1998

02 200 tỷ đồng

6 Công ty CTTC II Ngân hàng Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn Việt Nam. (ALCII)

07/GP-CTCTTC ngày 27/08/1998

06 350 tỷ đồng

7 Công ty CTTC ANZ-VITRACT. (ANZ). 14/GP-CTTC

ngày 19/11/199

100 tỷ đồng

8 Công ty TNHH CTTC Quốc tế Việt Nam.

(VILC)

117/GP-NHNN ngày 24/04/2008 (cấp lại)

100 tỷ đồng

9 Công ty CTTC Kexim. (Kexim) 02/GP-CTCTTC

ngày 20/11/1996

13 triệu USD

10 Cơng ty CTTC Ngân hàng Sài Gịn Thương

Tín. (SBL)

04/GP-NHNN ngày 12/04/2006

01 300 tỷ đồng

11 Công ty TNHH CTTC Quốc tế Chailease.

(Chailease)

09/GP-NHNN ngày 09/10/2006

10 triệu USD

12 Công ty TNHH MTV Cho thuê tài chính

Ngân hàng Á Châu. (ACBL)

06/GP-NHNN ngày 22/05/2007

100 tỷ đồng

13 Công ty TNHH MTV CTTC Công nghiệp tàu

thủy. (Vinashin)

79/GP-NHNN ngày 19/03/2008

200 tỷ đồng

“Nguồn: Website Ngân hàng nhà nước Việt Nam. (http://www.sbv.gov.vn)”. Sự ra đời và hoạt động của các Cơng ty Cho th tài chính đã đánh dấu cột mốc quan trọng trong sự phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam và làm phong phú thêm các loại hình dịch vụ tài chính – ngân hàng. Các doanh nghiệp đã có thêm một kênh huy động vốn trung dài hạn để đầu tư máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Như vậy, qua hơn 13 năm hoạt động, các Công ty CTTC đã phát triển nhanh về quy mô và mạng lưới hoạt động. Tuy nhiên, so với hệ thống ngân hàng thương mại, qui mô vốn cũng như mạng lưới hoạt động của các cơng ty CTTC cịn rất nhỏ bé. Chính vì sự nhỏ bé về vốn nên các công ty CTTC bị giới hạn về mức tài trợ đối với các dự án lớn, tính khả thi cao. Điều này phần nào đã làm hạn chế khả năng phát triển cũng như hiệu quả hoạt động của các cơng ty CTTC. Chính vì vậy, doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng khách hàng chính và là khách hàng mục tiêu mà các Công ty CTTC Việt Nam hướng đến.

300 477 800 1786 2754 4032 5872 7634 8772 11649 15660 22134 23588 0 5000 10000 15000 20000 25000 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 6T/20 10 T V N Đ

Hình 2.1: Dư nợ CTTC trên tồn thị trường .

“ Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo trên Website Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và báo cáo của Hiệp hội cho th tài chính Việt Nam”.

2.2. Tình hình hoạt động CTTC tại Cơng ty CTTC Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (SBL).

2.2.1. Giới thiệu về Cơng ty CTTC Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín. 2.2.1.1. Q trình hình thành và phát triển.

Hoạt động cho thuê tài chính đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới. Tại Mỹ, cái nơi của loại hình hoạt động th mua hay cịn gọi là th tài chính đã phát triển vơ cùng mạnh mẽ vào đầu những năm 50 của thế kỷ này.

Dịch vụ CTTC tại Việt Nam bắt đầu hình thành vào khoảng năm 1995. Tuy quá trình phát triển dịch vụ CTTC chỉ mới ở giai đoạn đầu, nhưng các công ty CTTC đã tạo được một động lực không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam, phần nào làm giảm sức ép và gánh nặng cho hệ thống NHTM trong việc cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là vốn trung và dài hạn. Với đặc điểm tài sản cho thuê là tài sản thế chấp, các công ty CTTC đã tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn mới để đầu tư sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trước lộ trình hội nhập.

Nhằm đóng góp cho sự phát triển của loại hình dịch vụ mới này, Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín (Sacombank) quyết

định thành lập công ty CTTC. Ngày 12/04/2006 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam ký giấy phép số 04/GP – NHNN cho phép thành lập và hoạt động đối với Cơng ty cho th tài chính Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín. Ngày 10/07/2006, Cơng ty Cho thuê Tài chính Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (SBL) đã chính thức đi vào hoạt động với trụ sở chính đặt tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Đây là cơng ty Cho thuê tài chính đầu tiên trong hệ thống NHTMCP Việt Nam với vốn điều lệ ban đầu là 150 tỷ đồng và đến 17 tháng 12 năm 2009 đã tăng lên 300 tỷ đồng. Với vị thế là một công ty con của một NHTMCP được đánh giá là năng động, SBL có được những thuận lợi ban đầu là tận dụng được hệ thống mạng lưới hoạt động rộng khắp của Sacombank để tiếp cận, triển khai dịch vụ mới đến với khách hàng.

Sau 4 năm đi vào hoạt động, SBL đã được được kết quả hoạt động khả quan và cũng đã từng bước xác lập vai trị và vị thế của mình trên thị trường cho thuê tài chính Việt Nam.

Với mục đích thiết lập đầu mối giao dịch tại một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất ở khu vực phía bắc cũng như đẩy mạnh sự hiện diện của mình ở khu vực này, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng có thêm nhiều lựa chọn, tiếp cận và sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính của SBL, ngày 11/06/2010 SBL đã khai trương và đi vào hoạt động chi nhánh Hà Nội. Việc thành lập chi nhánh Hà Nội đã

khẳng định thương hiệu SBL trên thị trường cho thuê tài chính Việt Nam nói riêng và thị trường tài chính Việt Nam nói chung.

Ngành nghề kinh doanh của Công ty: Huy động vốn, phát hành các loại giấy tờ có giá, phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi khi được Ngân hàng nhà nước chấp thuận, cho thuê tài chính, tư vấn nghiệp vụ cho thuê tài chính, dịch vụ ủy thác, làm dịch vụ quản lý tài sản cho thuê tài chính của các cơng ty cho th tài chính khác, dịch vụ quản lý tài sản liên quan đến cho thuê tài chính, cho thuê vận hành, mua và cho th lại theo hình thức cho th tài chính, hoạt động ngoại hối theo giấy phép do ngân hàng nhà nước cấp.

2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức .

Tính đến ngày 30/06/2010, tổng số lượng cán bộ nhân viên của SBL gồm 67 người với bộ máy hoạt động được tổ chức như sau:

Hội đồng Quản trị Công ty Ban Kiểm sốt Cơng ty Bp. Kiểm toán nội bộ Tổng Giám Đốc Công ty P.Kinh doanh Bp.Quan hệ khách hàng

P.Thẩm định P.Quản lý rủi ro P. Tài chính - Kế tốn P.Hành chính - Nhân sự

Bp. Marketing

- PR cưu, đề xuất Bp.Nghiên Bp. Xử lý nợ xấu và quản lý

chính sách rủi ro

Bp.HC-NS Bp. Công nghệ thông tin Bp. Pháp chế Bp.Quản lý

Hợp đồng

Hình 2.2: Tổ chức bộ máy hoạt động của SBL.

“Nguồn: Quy chế tổ chức bộ máy hoạt động của SBL”[12]

Cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự như trên nhìn chung là khá đầy đủ. Phịng kinh doanh là bộ phận tập trung nhiều nhân sự nhất với cơ cấu chia làm 3 bộ phận. Bộ phận quan hệ khách hàng với chức năng chính là bán hàng, chăm sóc khách

và quản lý hợp đồng cho thuê tài chính. Bộ phận Marketing – PR với chức năng tiếp thị, phát triển thương hiệu và quan hệ quốc tế công chúng.

Phịng thẩm định thực hiện cơng tác thẩm định đối với các hồ sơ cho thuê tài chính từ bộ phận quan hệ khách hàng của phòng kinh doanh chuyển sang, đồng thời nghiên cứu, đánh giá tiềm năng phát triển của các ngành nghề để đảm bảo việc tăng trưởng dư nợ CTTC đảm bảo an tồn và hiệu quả.

Phịng quản lý rủi ro sẽ quản lý chính sách rủi ro cũng như đề xuất, triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu.

Bộ phận kiểm tốn nội bộ sẽ thực hiện cơng tác kiểm tra toàn diện hoạt động của các phịng ban để đảm bảo cơng tác thực hiện nghiệp vụ tuân theo quy chế, quy trình, giảm thiểu rủi ro cho hoạt động của công ty.

Như vậy với chức năng trên, Công ty cũng đã phân chia tách bạch hoạt động của công ty thành 3 luồng: kinh doanh, hổ trợ và giám sát để hướng đến mục tiêu an toàn, hiệu quả và bền vững.

2.2.1.3. Đặc điểm hoạt động CTTC tại SBL.

Đối tượng khách hàng thuê tài chính: bao gồm tất cả các thành phần kinh tế: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể, cá nhân.

Địa bàn cho thuê: tất cả các địa bàn trên lảnh thổ Việt Nam đã có chi nhánh, Phịng Giao dịch Sacombank hoạt động.

Giới hạn dư nợ cho thuê:

 Tối đa 90 tỷ VNĐ đối với một khách hàng (tính đến năm 2010), riêng

khách hàng cá nhân, tối đa 20 tỷ VNĐ.

 Được thành lập và hoạt động theo qui định pháp luật, tình hình tài

chính lành mạnh, khơng có nợ quá hạn, nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.

Đối tượng tài sản thuê:

 Phương tiện vận chuyển.

 Các động sản khác.

 Tài sản mới 100% hoặc đã qua sử dụng, mua trong nước hoặc

nhập khẩu.

 Giá trị tài sản thuê lớn hơn 100 triệu đồng.

Đồng tiền cho thuê:

 Khách hàng có thể thuê tài chính tại SBL bằng đồng VNĐ hoặc

USD.Khách hàng thuê bằng đồng tiền nào thì trả nợ bằng đồng tiền đó.

 Nếu khách hàng th tài chính bằng đồng tiền USD thì tài sản thuê

phải là nhập khẩu hoặc ủy thác nhâp khẩu theo hợp đồng cho thuê tài chính.

Thời hạn cho thuê:

 Tối thiểu là 13 tháng.

 Đối với phương tiện vận chuyển: tối đa là 48 tháng .

 Đối với máy móc thiết bị: tối đa là 72 tháng.

Điều kiện về thanh lý trước hạn.

 Hợp đồng cho th tài chính khơng hủy ngang, tuy nhiên khách hàng

muốn thanh lý trước hạn thì phải được sự đồng ý của SBL và phải chịu phí phạt thanh lý trước hạn.

2.2.2. Tình hình hoạt động CTTC tại Cơng ty cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín.

2.2.2.1. Tình hình dư nợ CTTC.

Chính thức đi vào hoạt động vào ngày 10/07/2006, SBL mới chỉ thâm nhập vào thị trường cho thuê tài chính 4 năm, tuy nhiên công ty cũng đã đạt được những kết quả khả quan. Tính đến ngày 30/06/2010, Cơng ty đã ký được 416 hợp đồng cho thuê tài chính với dư nợ đạt được là 703 tỷ VNĐ. Kết quả dư nợ CTTC qua các năm như sau:

Bảng 2.2: Dư nợ CTTC tại SBL qua các năm.

Năm 2006 30 34.3

Năm 2007 112 231.5

Năm 2008 252 417.02

Năm 2009 347 565.15

Lũy kế đến tháng 6 năm 2010 421 703.019

“Nguồn:Ttổng hợp số liệu báo cáo tổng kết năm 2006, 2007, 2008, 2009 và báo cáo sơ kết 6 tháng năm 2010 của SBL.”[5,6,7,8,9].

Như vậy dư nợ CTTC qua các năm có xu hướng tăng. Nếu như cuối năm 2006, dư nợ CTTC mới chỉ đạt được là 34,3 tỷ đồng với 30 hợp đồng CTTC thì đến cuối năm 2007, con số này đạt được là 231 tỷ đồng với 112 hợp đồng CTTC tăng 197 tỷ đồng so với năm 2006 (mức tăng 575%). Đến cuối năm 2008, dư nợ CTTC đạt được 417 tỷ đồng, tăng 185 tỷ đồng so với cuối năm 2007, mức tăng 80% so với cuối năm 2007. Đến cuối năm 2009, dư nợ CTTC tăng 148 tỷ VNĐ tương đương với mức tăng 36% so với cuối năm 2008 và đến 6 tháng năm 2010, dư nợ CTTC đạt được 703 tỷ đồng tăng 138 tỷ đồng so với cuối năm 2009 với mức tăng tương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng sài gòn thương tín (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)