Đặc điểm hoạt động CTTC tại SBL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng sài gòn thương tín (Trang 33)

2.2. Tình hình hoạt động CTTC tại Công ty CTTC Ngân hàng Sài Gòn Thương

2.2.1.3. Đặc điểm hoạt động CTTC tại SBL

Đối tượng khách hàng thuê tài chính: bao gồm tất cả các thành phần kinh tế: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể, cá nhân.

Địa bàn cho thuê: tất cả các địa bàn trên lảnh thổ Việt Nam đã có chi nhánh, Phịng Giao dịch Sacombank hoạt động.

Giới hạn dư nợ cho thuê:

 Tối đa 90 tỷ VNĐ đối với một khách hàng (tính đến năm 2010), riêng

khách hàng cá nhân, tối đa 20 tỷ VNĐ.

 Được thành lập và hoạt động theo qui định pháp luật, tình hình tài

chính lành mạnh, khơng có nợ quá hạn, nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.

Đối tượng tài sản thuê:

 Phương tiện vận chuyển.

 Các động sản khác.

 Tài sản mới 100% hoặc đã qua sử dụng, mua trong nước hoặc

nhập khẩu.

 Giá trị tài sản thuê lớn hơn 100 triệu đồng.

Đồng tiền cho thuê:

 Khách hàng có thể thuê tài chính tại SBL bằng đồng VNĐ hoặc

USD.Khách hàng thuê bằng đồng tiền nào thì trả nợ bằng đồng tiền đó.

 Nếu khách hàng th tài chính bằng đồng tiền USD thì tài sản thuê

phải là nhập khẩu hoặc ủy thác nhâp khẩu theo hợp đồng cho thuê tài chính.

Thời hạn cho thuê:

 Tối thiểu là 13 tháng.

 Đối với phương tiện vận chuyển: tối đa là 48 tháng .

 Đối với máy móc thiết bị: tối đa là 72 tháng.

Điều kiện về thanh lý trước hạn.

 Hợp đồng cho th tài chính khơng hủy ngang, tuy nhiên khách hàng

muốn thanh lý trước hạn thì phải được sự đồng ý của SBL và phải chịu phí phạt thanh lý trước hạn.

2.2.2. Tình hình hoạt động CTTC tại Cơng ty cho th tài chính Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín.

2.2.2.1. Tình hình dư nợ CTTC.

Chính thức đi vào hoạt động vào ngày 10/07/2006, SBL mới chỉ thâm nhập vào thị trường cho th tài chính 4 năm, tuy nhiên cơng ty cũng đã đạt được những kết quả khả quan. Tính đến ngày 30/06/2010, Cơng ty đã ký được 416 hợp đồng cho thuê tài chính với dư nợ đạt được là 703 tỷ VNĐ. Kết quả dư nợ CTTC qua các năm như sau:

Bảng 2.2: Dư nợ CTTC tại SBL qua các năm.

Năm 2006 30 34.3

Năm 2007 112 231.5

Năm 2008 252 417.02

Năm 2009 347 565.15

Lũy kế đến tháng 6 năm 2010 421 703.019

“Nguồn:Ttổng hợp số liệu báo cáo tổng kết năm 2006, 2007, 2008, 2009 và báo cáo sơ kết 6 tháng năm 2010 của SBL.”[5,6,7,8,9].

Như vậy dư nợ CTTC qua các năm có xu hướng tăng. Nếu như cuối năm 2006, dư nợ CTTC mới chỉ đạt được là 34,3 tỷ đồng với 30 hợp đồng CTTC thì đến cuối năm 2007, con số này đạt được là 231 tỷ đồng với 112 hợp đồng CTTC tăng 197 tỷ đồng so với năm 2006 (mức tăng 575%). Đến cuối năm 2008, dư nợ CTTC đạt được 417 tỷ đồng, tăng 185 tỷ đồng so với cuối năm 2007, mức tăng 80% so với cuối năm 2007. Đến cuối năm 2009, dư nợ CTTC tăng 148 tỷ VNĐ tương đương với mức tăng 36% so với cuối năm 2008 và đến 6 tháng năm 2010, dư nợ CTTC đạt được 703 tỷ đồng tăng 138 tỷ đồng so với cuối năm 2009 với mức tăng tương đương 20%. Kế hoạch dự kiến cuối năm 2010, dư nợ CTTC đạt được 1000 tỷ đồng.

Nhìn vào con số tuyệt đối thì dư nợ CTTC của SBL đều tăng qua các năm. Tuy nhiên, xét về con số tương đối thì tỷ lệ tăng trưởng này phát triển không đồng đều. Cụ thể như năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010, mức tăng lại có xu hướng giảm so với mức tăng của năm 2008. Điều này cho thấy rằng việc tăng trưởng dư nợ CTTC cịn gặp nhiều khó khăn. Nếu như năm 2008, một năm được được đánh giá với nhiều thuận lợi đối với hoạt động CTTC khi mà Ngân hàng nhà nước ban hành qui định khống chế mức tăng trưởng tín dụng đối với các Ngân hàng thương mại thì hoạt động CTTC có phần sơi động và SBL đã tận dụng thời cơ để để tăng trưởng dư nợ CTTC của công ty. Đến năm 2009, các NHTM được hổ trợ lãi suất 4%/năm của NHNN đối với các dự án đầu tư trung và dài hạn trong đó các cơng ty CTTC lại khơng nằm trong đối tượng được hổ trợ này, điều này đã gây ra khó khăn lớn cho các cơng ty CTTC và SBL cũng rơi vào tình thế như trên. Chính vì vậy đã ảnh hưởng lớn đến việc tăng trưởng dư nợ CTTC của thị trường CTTC Việt Nam nói chung và SBL nói riêng.

Mặc dù mới chỉ đi vào hoạt động 4 năm, quảng thời gian còn ngắn so với thời gian hoạt động của một số công ty CTTC khác trên thị trường CTTC Việt Nam. Tuy nhiên SBL cũng đã khẳng định được tên tuổi của mình thơng qua thị phần CTTC đạt được. VILC, 1.65% SBL, 2.98% ACBL, 0.75% Chaileas, 2.26% VCBL, 4.58% Vinashin, 1.43% Kexim, 4.92% ICBL, 5.47% BIDV II, 7.24% BIDV I, 6.81% ANZ, 0.02% ALC I, 11.48% ALC II, 50.41%

Hình 2.3: Thị phần CTTC của các công ty CTTC đến quý II/2010.

“Nguồn số liệu: Tổng hợp số liệu báo cáo kết quả kinh doanh Quý II năm 2010 của các Công ty CTTC hội viên của Hiệp Hội cho thuê tài chính Việt Nam và thông tin CIC số tháng 8 năm 2010 của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam”[43], [21].

Như vậy mặc dù thời gian hoạt động cịn ngắn, tuy nhiên đến hết q 2 năm 2010, SBL cũng đã chiếm lĩnh thị phần là 2,98%, vượt qua cả thị phần của VILC và ANZ với hơn 10 năm hoạt động. Đây được xem là một tín hiệu tích cực, đánh dấu thành quả hoạt động của một công ty CTTC trực thuộc Ngân hàng Thương mại cổ phần được đánh giá là năng động.

2.2.2.2.Cơ cấu dư nợ CTTC.

Cơ cấu dư nợ theo nguồn khách hàng.

Là một trong những cơng ty CTTC trực thuộc tập đồn Sacombank, SBL đã tận dụng được lợi thế về mạng lưới hoạt động của Sacombank thơng qua chương trình bán chéo sản phẩm để tiếp cận, giới thiệu dịch vụ cho thuê tài chính đến với các khách hàng cũng như phát triển số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ CTTC của công ty.

Bảng 2.3: Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ CTTC của SBL qua các năm.

Năm 2006 2007 2008 2009 Đến tháng 6 năm

2010

Số lượng khách hàng 30 112 157 223 265

“Nguồn: Báo cáo sơ kết tình hình hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm

2010 của SBL” [11].

Như vậy, sau hơn 4 năm đi vào hoạt động, số lượng khách hàng biết đến SBL và sử dụng dịch vụ CTTC của SBL ngày càng tăng. Trong đó tập trung chủ yếu là các khách hàng được khai thác thông qua hệ thống Sacombank giới thiệu.

Bảng 2.4: Dư nợ CTTC phân theo nguồn khách hàng giới thiệu.

Nguồn hình thành

Dư nợ CTTC đến tháng

6 /2010 Số lượng khách hàng đến tháng 6/2010

Dư nợ (triệu đồng) Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng

Sacombank 386.686 55% 106 40%

Nhà cung cấp 14.744 2,1% 40 15%

Khác 301.589 42,9% 119 45%

Tổng cộng 703.019 100% 265 100%

“Nguồn: Báo cáo quản lý rủi ro tháng 6 năm 2010 của SBL “[9].

Như vậy, xét theo tỷ trọng dư nợ CTTC phân theo nguồn hình thành khách hàng trong tổng dư nợ CTTC của SBL đến tháng 6 năm 2010 thì nguồn dư nợ từ

khách hàng của các thành viên trong hệ thống Sacombank giới thiệu chiếm một tỷ lệ đáng kể (55%). Đây là một lợi thế lớn của SBL so với các cơng ty cho th tài chính khác. SBL thừa hưởng được hệ thống mạng lưới rộng lớn của Sacombank để quảng bá và phát triển nghiệp vụ cho th tài chính, đẩy mạnh cơng tác bán chéo sản phẩm đến các thành viên trong hệ thống Sacombank và đã mang lại hiệu quả cao.

Đối với nguồn khách hàng từ nhà cung cấp, đây cũng là một kênh giới thiệu khách hàng lớn mà các công ty CTTC cần quan tâm. Hiện nay, tỷ trọng dư nợ CTTC từ nguồn này đối với SBL cịn thấp, do đó SBL cần triển khai, hợp tác với các nhà cung cấp để phối hợp, giới thiệu khách hàng có nhu cầu cũng như cùng nhau xây dựng các chính sách quảng bá sản phẩm để có thể phát triển mạnh mẽ số lượng khách hàng cũng như dư nợ CTTC từ nguồn này trong tương lai.

Trong hệ thống khách hàng trên có một số khách hàng lớn giao dịch cho thuê tài chính tại SBL.

Bảng 2.5: Danh sách mười (10) cơng ty có dư nợ lớn tại SBL tính tháng 6/2010.

Đơn vị tính: Triệu đồng.

STT Tên khách hàng Tổng dư nợ %/Tổng dư nợ %/Vốn điều lệ

1 Công ty CP Than Cọc 6 67.937 9,7% 22,6%

2 Công ty TNHH Minh

Hưng Tiền Giang

60.116 8,6% 20%

3 Công ty CP Đầu tư và

Phát triển Cảng Đình Vũ 35.822 5,1% 11,9% 4 Công ty TNHH TM – DV Minh Phương 24.081 3,4% 8% 5 Công ty CP Tập đồn Mai Linh 20.979 3% 7%

Thành Phú 7 Cơng ty CP Greenfeed Việt Nam 19.775 2,8% 6,6% 8 Công ty TNHH Việt Nam JS Plastic Packaging 17.872 2,5% 6%

9 Công ty CP Hữu Liên Á

Châu

15.320 2,2% 5,1%

10 Công ty TNHH Xi

Măng Holcim Việt Nam

14.102 2% 4,7%

Tổng cộng 296.621 42,2% 98,9%

“Nguồn: Báo cáo quản lý rủi ro tháng 6 năm 2010 của SBL” [9].

Tỷ trọng dư nợ 10 khách hàng lớn của SBL trong cơ cấu dư nợ vẫn duy trì ở mức an tồn, trong đó Cơng ty Than cọc 6 có dư nợ lớn nhất, chiếm 22,6% vốn điều lệ và 9,7% tổng dư nợ. Than cọc 6 là cơng ty cổ phần trực thuộc tập đồn Than khoáng sản Việt Nam và nhà nước chiếm giữ 51% vốn điều lệ, công ty đã niêm yết cổ phiếu trên Sàn Giao dịch chứng khoán Hà Nội với hoạt động sản xuất chính là khai thác mỏ. Sản phẩm của công ty hầu như được Tập đoàn bao tiêu toàn bộ, do vậy thị trường đầu ra ổn định. Rủi ro đối với khách hàng này được đánh giá là tương đối thấp, chính vì vậy mà SBL đã đầu tư lớn vào khách hàng này.

Cơ cấu dư nợ theo loại tài sản.

Qui định pháp luật hiện hành Việt Nam không cho phép các cơng ty CTTC thực hiện cho th tài chính đối với tài sản là bất động sản, điều này đã giảm đi sự đa dạng trong tài sản cho thuê tài chính và phần nào làm hạn chế khả năng phát triển của các cơng ty CTTC nói chung và SBL nói riêng. Cơ cấu dư nợ CTTC theo loại tài sản cho thuê của SBL đến tháng 6 năm 2010 được thể hiện như sau:

Phương tiện vận chuyển, 28.3% Máy móc thiết bị, 71.7%

Hình 2.4: Cơ cấu dư nợ phân theo tài sản cho thuê tại SBL đến tháng 6 năm 2010.

“Nguồn: Báo cáo quản lý rủi ro tháng 6 năm 2010 của SBL” [9].

Như vậy, trong cơ cấu dư nợ theo tài sản cho thuê, tài sản cho thuê là máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn (gần 72%). Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, để có thể tồn tại và cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam phải đổi mới trang máy móc thiết bị , hiện đại hóa dây chuyền sản xuất để năng cao năng lực sản xuất. Vì vậy, nhu cầu đầu tư đối với máy móc thiết bị là rất lớn. Do đó, đối tượng tài sản cho thuê là máy móc thiết bị của SBL chiếm tỷ trọng lớn để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Bảng 2.6: Dư nợ CTTC đối với máy móc thiết bị phân theo ngành kinh doanh.

Đơn vị tính: Triệu đồng.

STT Ngành kinh doanh Dư nợ CTTC đến tháng 6 năm 2010 Dư nợ Tỷ Trọng

1 Khai Khống 910 0,13%

2 Cơng nghiệp chế biến,

trong đó : 371.451 52,84%

+ Dệt, may mặc 180.600 25,69%

+ In, xuất bản 17.609 2,5%

+ Sắt thép 50.158 7,13%

+ Thức ăn chăn nuôi 30.516 4,34%

+ Khác 26.218 3,73%

3 Xây dựng 65.314 9,29%

4 Thương nghiệp 8.714 1,24%

5 Vận tải kho bãi 35.822 5,1%

6 Thiết bị y tế 20.320 2,89%

7 Khác 1.840 0,26%

Tổng cộng 504.371 71,7%

“Nguồn: Báo cáo quản lý rủi ro tháng 6 năm 2010 của SBL “[9].

Máy móc thiết bị cho th tài chính đối với ngành cơng nghiệp chế biến đang chiếm tỷ lệ lớn trong danh mục tài sản máy móc thiết bị do nhu cầu đầu tư máy móc thiết bị của ngành này lớn để hiện đại hóa các thiết bị sản xuất, trong đó ngành dệt may đang dẫn đầu với tỷ trọng 25% trong tổng dư nợ tại SBL tính đến tháng 6 năm 2010.

Đối với tài sản cho thuê là phương tiện vận chuyển, việc đẩy mạnh phát triển sản phẩm này đối với các công ty cho th tài chính trong đó có SBL chịu sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM nên dư nợ cho thuê đối với phương tiện vận chuyển chiếm tỷ trọng chưa cao.

Bảng 2.7: Dư nợ CTTC đối với phương tiện vận chuyển.

Đơn vị tính: Triệu đồng Loại xe Dư nợ CTTC đến tháng 6 năm 2010 Dư nợ Tỷ Trọng Xe chuyên dùng 100.396 14,2% Ơtơ tiêu dùng 53.320 7,1% Xe tải 5.543 0,9%

Xe đầu kéo, rơmooc, container 39.389 5,6%

Tổng cộng 198.648 28,3%

“Nguồn: Báo cáo quản lý rủi ro tháng 6 năm 2010 của SBL “[9].

cho vay đối với xe ô tô tải, xe tiêu dùng. Tỷ lệ tài trợ của các ngân hàng không thấp hơn so với các cơng ty cho th tài chính, ngồi ra khơng u cầu khoản ký quỹ và tài sản đảm bảo chính là tài sản hình thành từ vốn vay. Bên cạnh đó khách hàng cịn được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Điều này đã tác động đến mảng cho thuê tài chính đối với tài sản là xe tải, ô tô tiêu dùng của SBL nên dư nợ chưa cao. Trong thời gian tới, SBL cần nghiên cứu đưa ra các chính sách bán hàng cho phù hợp để đẩy mạnh việc phát triển sản phẩm cho thuê xe ô tô.

Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh doanh.

Với mục tiêu tăng trưởng dư nợ CTTC phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và bền vững. Do vậy, SBL cũng đã hướng việc tăng trưởng dư nợ CTTC của mình vào một số ngành nghề mà đang phát triển cũng như tiềm năng còn lớn. Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề kinh doanh đến tháng 6 năm 2010 được thể hiện như sau:

Hình 2.5:Cơ cấu dư nợ CTTC phân theo ngành kinh doanh.

“Nguồn: Báo cáo quản lý rủi ro tháng 6 năm 2010 của SBL “[9].

Qua biểu đồ trên cho thấy rằng ngành dệt may đang chiếm tỷ trọng dư nợ lớn trong tổng dư nợ của SBL. Tính đến tháng 6 năm 2010, hàng dệt may là mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu của cả nước, không chỉ thế mạnh thể hiện ở

Tài chính tín dụng; 1.2% Thức ăn chăn nuôi; 5.0% Sắt thép (các sp bằng kim loại); 7.6% Nhựa; 9.6% In, xuất bản; 2.8% Vận tải kho bãi 14.3% Các ngành khác; 16.1% Y tế và các HĐ cứu trợ; 3.0% Công nghiệp khai thác mỏ; 10.0% CNCB khác; 4.6% Dệt , May mặc; 25.7%

địa (6 tháng năm 2010 tăng ở mức 20%). Nắm bắt được tiềm năng tăng trưởng của ngành, SBL ưu tiên đầu tư vào ngành này. Tuy nhiên, ngành này hiện đang phải đối mặt với khơng ít khó khăn như: sự thiếu chủ động với nguồn nguyên liệu chính, thiếu điện sản xuất và tình trạng khan hiếm lao động. Vì vậy vẫn cần thận trọng khi đầu tư vào ngành dệt may.

Ngành công nghiệp khai thác cũng chiếm ưu thế trong cơ cấu dư nợ cho thuê của SBL. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành khai thác mỏ, sản phẩm hầu như được nhà nước bao tiêu toàn bộ, do vậy nguồn thị trường đầu ra ổn định, rủi ro xảy ra với ngành này thấp. Do đó việc đẩy mạnh đầu tư vào ngành này là chiến lược thích hợp.

Ngồi ra, SBL cịn đầu tư vào một số ngành khác như: vận tải kho bãi, nhựa, sắt thép….Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư ngành nghề kinh doanh, hạn chế tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng sài gòn thương tín (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)