Triển vọng phát triển của ngành cho thuê tài chính Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng sài gòn thương tín (Trang 61 - 63)

Trên thế giới, thị trường CTTC đã có một tiền đề phát triển vững chắc và đã khẳng định được thế mạnh của mình để trở thành một trong những nghiệp vụ thường xuyên và quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Tại Việt Nam, xuất phát điểm thấp với thực trạng lạc hậu của thiết bị hiện nay tại các doanh nghiệp là tiềm năng lớn cho sự phát triển của ngành CTTC. Phần lớn các doanh nghiệp đang hoạt động với quy mơ tài sản cố định nhỏ bé, máy móc thiết bị cũ, cơng nghệ hàng chục năm vẫn chưa thay đổi. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, tỷ lệ đầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,2 – 0,3%/doanh thu. Đây là một tỷ lệ quá thấp so với các nước trong khu vực như Ấn Độ là 5%, Hàn Quốc 10%. Hơn thế nữa hầu hết các doanh nghiệp đang sử dụng cơng nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 – 3 thế hệ. Tính chung cho các doanh nghiệp, tỷ trọng thiết bị hiện đại chỉ có khoảng 10%, lạc hậu đến trung bình 38% và rất lạc hậu tới 52%. Trong khi đó, tiêu chỉ để đạt được trình độ nước cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thì tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao phải là trên 60%. Đặc biệt một số lĩnh vực như sản xuất vật liệu xây dựng, thực phẩm, dệt nhuộm…tỷ lệ cơng nghệ lạc hậu chiếm tỷ trọng cịn cao hơn nữa. Theo số liệu điều tra, hiện nay có từ 1% đến 5% sản phẩm do doanh nghiệp Việt Nam làm ra đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Như vậy để đáp ứng yêu cầu về cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập, chắc chắn rằng các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ khơng thể vẫn tiếp tục “bình chân” sử dụng những công nghệ lạc hậu để tạo ra các sản phẩm không thể cải tiến về chất lượng trong khi giá thành sản phẩm luôn ở mức cao. Đó là chưa kể đến các yêu cầu để gia tăng sản lượng để cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Chính vì vậy, nhu cầu đổi mới máy móc thiết bị và cơng nghệ của các doanh nghiệp nước ta trong thời gian tới sẽ rất lớn. Đây là một cơ sở hết sức quan trọng làm nền tảng cho sự phát triển của dịch vụ cho thuê tài chính.

Đi kèm với hệ thống máy móc thiết bị cũ kỹ là sự hạn chế về lượng vốn của các doanh nghiệp. Theo thống kê mới nhất của Bộ kế hoạch – Đầu tư, hiện cả nước có 349.309 doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh với số vốn vào khoảng 1.389.000 tỷ đồng (trong đó có hơn 95% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ), tương đương 84,1 tỷ đơ la Mỹ, chỉ tương đương một tập đồn quốc gia cở trung bình trên thế giới.

Nếu tính lượng vốn bình qn đối với một doanh nghiệp ở Việt Nam thì mỗi doanh nghiệp chỉ có lượng vốn vào khoảng 3,97 tỷ đồng, một con số khá khiêm tốn.

Với nhu cầu đổi mới trang thiết bị trong điều kiện nguồn vốn kinh doanh cịn hạn hẹp thì việc tìm đến một nguồn tài trợ là điều mà các doanh nghiệp phải nghĩ tới. Ở thị trường Việt Nam, tín dụng của các NHTM đã gánh vác trách nhiệm này trong một thời gian rất dài. Chính vì vậy, CTTC ra đời ở thị trường Việt Nam được đánh giá là một giải pháp hữu hiệu để hổ trợ cho các doanh nghiệp và giải quyết một phần gánh nặng tài trợ vốn cho các NHTM. Hơn thế nữa, sự ra đời của các công ty CTTC cũng là một tất yếu theo quy luật phát triển của thị trường.

Cho đến nay, trải qua 13 năm hoạt động, thị trường CTTC tăng trưởng đều qua các năm, dao động trong khoảng từ 30% đến 40%. Thống kê cho thấy, nếu tính trên tổng vốn đầu tư của nền kinh tế thì tỷ trọng thực hiện qua CTTC của nước ta chỉ chiếm 1/100, nếu tính tỷ trọng đầu tư qua hình thức CTTC với kênh tín dụng ngân hàng thì doanh số CTTC đạt được chỉ vào khoảng 1.38%. Trong khi đó, tại các quốc gia phát triển, so với tín dụng thì CTTC tài trợ đến 15 – 20%, tức là chiếm khoảng 1/5 thị phần tài trợ.

Theo dự báo thì trong khoảng 10 năm tới, Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp với quy mô GDP lên đến 250 tỷ USD, gấp khoảng 1.5 lần so với hiện nay, trong khi đó dự báo nguồn vốn ngân hàng cung ứng cho nền kinh tế cũng phải đạt hơn 300 tỷ USD, gấp gần 5 lần so với hiện nay ( khoảng 63 tỷ USD cuối năm 2008). Tốc độ tăng trưởng của thị trường cho thuê tài chính Việt Nam dự báo ở khoảng 20-25%/năm. Như vậy, đến cuối năm 2020, tổng dư nợ của ngành cho thuê tài chính sẽ vào khoảng 109.000 tỷ đồng ( tương đương 6 tỷ USD), chiếm khoảng 2% so với tín dụng ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng sài gòn thương tín (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)