2.1. NHÓM 10 TỈNH THU NHẬP TRUNG BÌNH CĨ KHẢ NĂNG TỰ CÂN ĐỐI VÀ
2.1.2.3 Điểm qua thay đổi nguồn thu của một số tỉnh trong năm 2003 và năm
2004
Phụ lục 4 cho thấy khơng có quy luật chung về nguồn thu chính của nhóm tỉnh thu nhập trung bình.
Quảng Ninh: Năm 2004 nguồn thu về đất, thu phí và lệ phí trước bạ, thu
khác vẫn chiếm tỷ trọng chính (68%) tổng thu địa phương được hưởng. Thu về đất
năm 2004 giảm 5% so với năm 2003, thu khác tăng 5% so với năm 2003. các nguồn
thu còn lại ít biến động.
Vĩnh Phúc: Năm 2004 tổng số thu từ xổ số kiến thiết, thu từ khu vực kinh tế
tư nhân, phí và lệ phí trước bạ, thu từ nhà đất chiếm 82% tổng thu địa phương được hưởng. Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước và kinh tế tư nhân năm 2004 giảm
11% so với năm 2003 và được bù đắp nhờ tăng 9% nguồn thu từ đất.
Đà Nẵng: Nguồn thu từ đất từ năm 2004 tăng 4% so với năm 2003 và chiếm
77% tổng nguồn thu địa phương được hưởng. Các nguồn thu khác biến động ít.
Khánh Hịa: Năm 2004 nguồn thu thuế tiêu thụ đặc biệt, thu từ đất, thu từ
khu vực doanh nghiệp nhà nước và kinh tế tư nhân vẫn chiếm tỷ trọng chủ đạo 84% tổng nguồn thu địa phương được hưởng. Năm 2004 nguồn thu từ đất tăng 10% so với năm 2003, thu khác giảm 9% và thu từ doanh nghiệp nhà nước giảm 2%.
Tiền Giang: năm 2004 nguồn thu từ khu vực kinh tế tư nhân và thu từ đất
vẫn chiếm 56% tổng nguồn thu địa phương được hưởng. Thu về đất năm 2004 tăng 5% so với năm 2003, thu phí xăng dầu tăng 3%, thu từ khu vực kinh tế tư nhân giảm 4%. Các nguồn thu khác biến động ít.
Cần Thơ: Năm 2004 thu từ khu vực kinh tế tư nhân, thu từ đất và phí xăng
dầu chiếm 75% tổng nguồn thu địa phương được hưởng. Thu từ đất năm 2004 tăng 14% so với năm 2003, thu từ khu vực kinh tế tư nhân giảm 8%, thu phí xăng dầu
Tóm lại, kết quả nghiên cứu của mục 2.1 cho thấy:
Việc có thêm 10 tỉnh thu nhập trung bình tự cân đối ngân sách và chia sẻ nguồn thu về ngân sách trung ương trước tiên là do Luật Ngân sách 2002 quy định lại tỷ lệ chia sẻ nguồn thu của 10 tỉnh này. Tuy nhiên, tỷ lệ chia sẻ nguồn thu chưa phải là biến giải thích duy nhất khả năng thặng dư ngân sách địa phương và chưa
được tính tốn cơng bằng giữa các tỉnh. Một số tỉnh có tỷ lệ chia sẻ nguồn thu về ngân sách trung ương lớn hơn 50% nhưng một số tỉnh chỉ là tỷ lệ tượng trưng 1%.
Việc so sánh các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu giữa các nhóm tỉnh cho thấy nhóm 10 tỉnh thu nhập trung bình đã có khả năng tự cân đối ngân sách từ trước khi thực hiện Luật Ngân sách 2002. Đó là: Thu ngân sách/đầu người cao hơn mức bình quân chung cả nước; GDP/đầu người đã tăng từ 6,4% lên 11,2%, gần gấp đôi so với giai
đoạn trước, bắt kịp với mức tăng GDP/đầu người của nhóm tỉnh thu nhập cao. Mức độ huy động ngân sách của nhóm tỉnh này bình quân là 24,8%, xấp xỉ mức huy
động của nhóm tỉnh thu nhập cao. Khả năng tài trợ chi tiêu từ các nguồn thu được hưởng của nhóm này đã tăng vọt từ 47,3% đến 73,7% trong giai đoạn 2002 – 2006, vượt qua mức thấp nhất của nhóm tỉnh thu nhập cao.
Nguồn thu chính của các tỉnh thặng dư ngân sách phụ thuộc rất lớn vào lợi thế đặc thù vốn có của từng tỉnh. Điểm chung của nhiều tỉnh là lạm dụng nguồn thu từ giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, với mức đóng góp tăng mạnh từ 32,79%
lên 39,68% trong tổng thu giai đoạn 2003 – 2006. Nguồn thu từ thuế nhà chưa có cơ sở pháp lý đầy đủ để khai thác. Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế VAT tăng
mạnh cùng với sự gia tăng số lượng doanh nghiệp tư nhân, đóng góp từ 14,2% lên 26,9% trong tổng thu. Phí và lệ phí trước bạ đóng góp từ 6 – 10% tổng số thu và ngày càng trở thành nguồn thu quan trọng. Nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân chưa
được khai thác tốt và chỉ đóng góp từ 2% - 3% trong tổng thu. Thuế tiêu thụ đặc biệt, phí xăng dầu mới được bổ sung vào nguồn thu chia sẻ cho ngân sách tỉnh
nhưng đóng góp chưa nhiều trong tổng thu. Cơ cấu nguồn thu có thay đổi nhưng chưa duy trì ổn định các nguồn thu bền vững.