2.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG NGUỒN THU NGÂN SÁCH
2.3.1. Mơ hình nghiên cứu
Kế thừa những nghiên cứu có trước, tơi chọn mơ hình nghiên cứu của Tait, Gratz và Eichengreen cho phù hợp với cơ sở dữ liệu và mục đích nghiên cứu. Trong
đó, các biến số quốc gia sẽ được thay thế bởi các biến số phù hợp ở cấp địa phương.
Biến phụ thuộc là thu ngân sách địa phương được hưởng (gồm thu riêng và thu chia sẻ). Các biến số độc lập được trình bày ở mơ hình dưới đây. Ngoài ra, trong mơ
hình cịn sử dụng các biến giả D1 và D2 đo lường tác động của yếu tố thời gian và chính sách chia sẻ nguồn thu đến thu ngân sách được hưởng của các địa phương.
Mơ hình ước lượng các yếu tố tác động đến thu ngân sách được hưởng của
chính quyền cấp tỉnh:
RETOTALit = β1 + β2GDP_POit + β3igit + β4ENTERit + β5I_EXPit + β6PCIit +
β7ARGit + β8EXP_GDPit + β9D1 + β10D2 +β11D1*D2 + εi
Trong đó :
RETOTALit : Tổng thu ngân sách được hưởng của tỉnh i năm t
GDP_POit : Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tính trên dân số
g : tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh i trong năm t.
ENTERit: % tổng số doanh nghiệp trong cả nước hoạt động trên địa bàn tỉnh
I_EXPit : Tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi địa phương
PCIit : Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
EXP_GDPit : Tỷ trọng tổng chi tiêu trong GDP địa phương
D1: Biến giả thời gian phân biệt giữa Luật Ngân sách 1996 và Luật Ngân sách 2002. D1 = 0 nếu t =< 2003, D1 = 1 nếu t >2003
D2: Biến giả phân biệt giữa tỉnh có chia sẻ và tỉnh khơng có chia sẻ nguồn thu cho ngân sách trung ương. D2 = 0 nếu tỷ lệ chia sẻ = 0, D2 = 1 nếu tỷ lệ chia sẻ > 0.
D1*D2 : Biến tương tác đo lường tác động của chính sách chia sẻ nguồn thu theo thời gian.