2.2. DIỄN BIẾN ĐỘNG CƠ THU NGÂN SÁCH CỦA NHÓM TỈNH THU NHẬP
2.2.3 Chính sách thu, chi đặt gánh nặng nhiều hơn cho các tỉnh có thặng dư ngân sách
ngân sách
Bảng 2.7: Thu chi ngân sách Việt Nam giai đoạn 2002 - 2007
Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007
1. Thu ngân sách (tỷ VND) 121.716 122.115 139.223 176.619 222.238 269.117
Thu địa phương (tỷ VND) 30.545 42.744 65.491 75.204 88.508 114.520 % ngân sách quốc gia 25.1 35.0 47.0 42.6 39.8 42.6
Tốc độ tăng trưởng (%)
1. Thu ngân sách 17.3 0.3 14.0 26.9 25.8 21.1
Thu địa phương 20.0 39.9 53.2 14.8 17.7 29.4
2. Chi ngân sách (tỷ VND) 83.706 95.189 110.955 136.056 161.353 203.344
Chi địa phương (tỷ VND) 64.572 88.662 114.246 145.103 172.315 214.884 % Chi tiêuquốc gia 47.7 47.3 48.3 48.2 47.6 46.6
Tốc độ tăng trưởng (%)
Chi ngân sách quốc gia 14.2 34.2 17.8 22.7 17.3 23.6
Chi địa phương 15.2 33.2 20.4 22.3 15.8 21.0
3. Chuyển nhượng từ ngân
sách trung ương (tỷ VND) 35.278 43.141 39.548 48.989 57.669 78.942 Tốc độ tăng trưởng (%) 49.8 22.3 49.8 23.9 49.8 36.9 % tổng chi tiêu địa phương 54.6 50.2 54.6 38.7 54.6 44.5
(Nguồn: Tính tốn từ số liệu của Bộ Tài chính)
Bảng 2.7 cho thấy từ năm 2002 đến năm 2007, trong khi thu ngân sách cả
nước tăng từ 17,3% lên 21,1% thì thu ngân sách địa phương tăng trưởng từ 20% lên
29,4% và mức độ đóng góp vào ngân sách quốc gia đã tăng từ 25,1% lên 42,6%, xấp xỉ 1,7 lần. Tỷ trọng chi địa phương trong tổng chi ngân sách quốc gia đã tăng gấp đôi (từ 47,7% lên 105,7%). Chi chuyển nhượng cho các tỉnh nghèo chiếm bình
quân 47% tổng chi địa phương. Điều này có nghĩa là những tỉnh giàu vừa phải nỗ lực cải thiện cân bằng ngân sách địa phương mình vừa phải có trách nhiệm cân bằng ngân sách cho các tỉnh nghèo. Các tỉnh giàu hơn đang phải trợ cấp rất lớn để
cân đối ngân sách cho các tỉnh nghèo hơn (Ninh Ngọc Bảo Kim và Vũ Thành Tự
Anh, 2008). Hệ thống chia sẻ thuế để lại cho các tỉnh giàu nguồn thu không tương
xứng với nỗ lực thu thuế, dẫn đến tình trạng là các tỉnh giàu không đủ nguồn lực để duy trì tốc độ tăng trưởng của mình (Báo cáo phát triển Việt Nam 2010, trang 30).
Tóm lại, kết quả nghiên cứu của mục 2.2 cho thấy:
Những thay đổi trong chính sách của Luật Ngân sách 2002 so với Luật Ngân
sách 1996 đã tạo ra động cơ trong thu ngân sách của chính quyền cấp tỉnh. Dù với
tỷ lệ chia sẻ cao hay rất thấp, số liệu phân tích đều cho thầy các tỉnh được giao nhiệm vụ đóng góp về ngân sách trung ương đã chủ động khai thác tăng nguồn thu ngày từ năm đầu chu kỳ ngân sách. Số tăng thu ngân sách một phần nhờ vào lợi thế vốn có của từng tỉnh như nói trên, một phần hầu như phụ thuộc vào nỗ lực tận thu các nguồn thuế đã có. Ít có bằng chứng cho thấy gia tăng nguồn thu nhờ nỗ lực mở rộng cơ sở thuế. Các nguồn thu riêng tăng trưởng khơng ổn định vì các địa phương
chưa vượt qua các rào cản về thuế suất biên và trách nhiệm giải trình. Các nguồn
thu chia sẻ tăng trưởng rõ ràng hơn nhờ kích thích của cơ chế thưởng nguồn thu
vượt dự tốn và nhờ vào ưu thế về tính phụ thuộc kép của hệ thống thu thuế.
Nỗ lực tăng thu của tỉnh thặng dư ngân sách và tỉnh nhận trợ cấp từ ngân
sách trung ương đều có xu hướng giảm dần đến cuối chu kỳ ngân sách. Dường như
một khi chưa mở rộng được cơ sở thuế, chưa dự đoán được khả năng nguồn thu và
chưa có quyền quyết định thuế suất biên thì động cơ của các tỉnh là duy trì một ngưỡng huy động số thu hợp lý ở năm cuối chu kỳ ngân sách để tránh phải điều chỉnh lại mức thu hoặc phải tăng tỷ lệ đóng góp về ngân sách trung ương trong chu kỳ kế tiếp. Tính kém minh bạch của ngân sách địa phương dường như cũng bộc lộ một sự “giằng co ngầm” trong trách nhiệm chia sẻ nguồn thu giữa các tỉnh giàu hơn với các tỉnh nghèo hơn.