Các giả định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phân cấp ngân sách đến nổ lực thu ngân sách của chính quyền cấp tỉnh ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 36 - 37)

2.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG NGUỒN THU NGÂN SÁCH

2.3.2. Các giả định

GDP/đầu người : Khả năng đóng thuế của người dân phụ thuộc chủ yếu vào

thu nhập bình quân đầu người hoặc phần vượt trội của thu nhập bình quân đầu người so với mức sống tối thiểu (Richard Goode, 1976).Tuy nhiên khả năng thu

thuế phụ thuộc phần lớn vào năng lực hệ thống thu và sự hơp tác của người đóng thuế dưới ảnh hưởng của các quan điểm xã hội và chính trị. Trong điều kiện chính quyền ngày càng phải chịu trách nhiệm nhiều hơn cho chất lượng điều kiện sống ở

địa phương thì áp lực tăng thu thuế là khó tránh khỏi. Vì vậy kỳ vọng khi GDP/đầu người càng cao thì nổ lực thu thuế càng tăng.

g: Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ảnh sự gia tăng các nguồn lực của nền

kinh tế sau mỗi thời kỳ. Tuy nhiên, do phương pháp tính tốc độ tăng trưởng kinh tế

ở cấp địa phương của ngành thống kê chưa có sự nhất quán theo cách tính quốc tế,

nhiều chỉ tiêu kinh tế có thể bị tính trùng giữa trung ương và địa phương. Kỳ vọng tốc độ tăng trưởng kinh tế càng cao thì khả năng thu thuế càng tăng nhưng tương quan sẽ không mạnh.

%ENTER : Địa phương càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn thì cơ sở thuế càng lớn. Việc cải cách chính sách kê khai thuế và nộp

thuế đang giúp hệ thống quản lý thuế nắm chắc tay cầm thuế. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ với những giao dịch phi chính thức sẽ tạo khó khăn cho

cơng tác kiểm sốt thu thuế. Giả định chia đều ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp cho tất cả các tỉnh. Kỳ vọng số phần trăm trong tổng số doanh nghiệp trong nước hoạt động trên địa bàn tỉnh càng cao thì số thu ngân sách càng tăng.

ARG : Tỷ trọng nơng nghiệp trong GDP càng cao thì số người có năng lực

đóng thuế càng giảm. Khu vực nơng nghiệp nổi tiếng khó đánh thuế vì những lý do

quản lý và kỹ thuật. Trong hầu hết các nghiên cứu trước, nơng nghiệp có quan hệ nghịch biến với tổng số thu thuế, nhưng hệ số khơng ln có ý nghĩa thống kê (Tait, Gratz và Eichengreen, 1979).

PCI : Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh phản ảnh mức độ hài lịng của doanh nghiệp đối với mơi trường kinh doanh của địa phương. PCI càng cao thì càng

thu hút quan tâm đầu tư của doanh nghiệp và làm tăng cơ sở thuế địa phương. Kỳ

vọng chỉ số PCI của tỉnh quan hệ đồng biến với tổng số thu thuế.

I_EXP : Chi tiêu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện, môi

trường kinh doanh sẽ có tác động đến tăng trưởng kinh tế và cải thiện cơ sở thuế

trong dài hạn. Tuy nhiên trong đặc thù nền kinh tế đang nhu cầu vốn đầu tư lớn, chi

đầu tư chưa thể hiện tính hiệu quả và có độ trễ. Kỳ vọng chi đầu tư quan hệ nghịch

biến với tăng thu ngân sách địa phương.

EXP_GDP : Tỷ trọng tổng chi tiêu trong GDP thể hiện nhu cầu chi tiêu của chính quyền địa phương. Nhu cầu chi tiêu càng lớn thì độ sẵn lịng huy động các

nguồn tài chính sẵn có, kể cả thuế và phi thuế càng lớn (Richard Goode, 1976). Kỳ vọng tỷ trọng chi tiêu trong GDP càng cao thì thu ngân sách địa phương càng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phân cấp ngân sách đến nổ lực thu ngân sách của chính quyền cấp tỉnh ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 36 - 37)